Friday, March 29, 2024

Tâm bệnh của người Mỹ. Bài 2: Tệ trạng lan rộng toàn quốc


 

 

 

 

Tác giả: Bác sỹ E. Fuller Torrey

Phỏng dịch: GS. Alexander Lê Trung Cang



Tình trạng gia tăng những người mắc tâm bệnh nặng, sống trong các khu dân cư tại California vào khoảng giữa năm 1970, đã làm gia tăng đáng kể lực lượng chuyên viên cảnh sát. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên.



Cuộc khảm nghiệm theo dõi 301 bệnh nhân xuất viện từ bệnh viện tiểu bang Napa State Hospital trong giữa năm 1972 và 1975, cho thấy 41% số người này đã bị bắt giam. Theo   tài liệu thu được, “số bệnh nhân nhập viện chưa có lịch sử tội phạm bị bắt giam nhiều hơn gấp ba lần so với những thường dân.”  Đáng chú ý hơn, đa số những bệnh nhân này không còn được tiếp tục chăm sóc sau khi rời bệnh viện.  Đến thời điểm này, chuyên viên cảnh sát tại các tiểu bang khác cũng bắt đầu đương đầu với những người chưa được điều trị xứng đáng, nhưng đã cho xuất viện từ những nhà thương tâm thần. Thí dụ, như trong khu ngoại ô của Philadelphia, “từ 1975 đến 1979, đã gia tăng 227.6% những vụ có liên quan đến tâm bệnh; trong khi nạn phạm pháp chỉ tăng 5.6%.”






Napa State Hospital. Nguồn: trutv.com



Dữ kiện về “tai họa” trong năm 1970 của tiểu bang California nói lên sự thất bại của việc “giải tán” bệnh nhân tâm thần, trong đó đáng kể nhất là những vụ tự sự sát và hung thủ có tiền sử mắc bệnh tâm thần mà không được điều trị. Có thể kể ra những vụ việc sau:



1970: John Frazier, “tuân lệnh theo lời phán dạy của thượng đế”, đã ám sát một vị bác sĩ nổi tiếng, bà vợ của ông, hai người con trai trẻ, và cô thư ký.  Người mẹ và vợ của ông Frazier đã cố gắng tìm bệnh viện điều trị cho ông nhưng đã thất bại. 



1972: Herbert Mullin, “nghe theo lệnh tiếng nói ảo tưởng”, đã sát hại 13 người trong vòng 3 tháng. Hắn được đưa vào bệnh viện ba lần nhưng lại được xuất viện mà không được tiếp tục theo dõi và điều trị.



1973: Charles Soper giết người vợ của hắn, 3 người con trẻ, và tự sát sau hai tuần xuất viện từ một bệnh viện tiểu bang.



1973: Edmund Kemper, lúc 21 tuổi đã giết mẹ, và người bạn của bà, và bị kết án đã giết thêm sáu người khác.  Tám tuần trước đó, hắn đã giết ông bà ngoại của hắn vì “hắn chán ngán tư cách của họ”. Kẻ sát nhân này cũng xuất viện từ một bệnh viện tiểu bang mà không có sự tiếp tục điều trị.



1977: Edward Allaway, “tin rằng có người đang tìm cách hại mình”, nên đã giết bảy người tại đại học Cal State Fullerton. 5 năm trước đó, hắn được nhập viện trong tình trạng “nghi kỵ ảo tưởng”, nhưng lại được cho xuất viện mà không có sự tiếp tục điều trị.



Những vụ sát nhân như vậy đã lan rộng.  Đã có nhiều người nhận ra được đó là hệ qủa của việc đóng cửa các bệnh viện tâm thần tiểu bang và định luật LPS. 



Tại phiên toà kết án Herbert Mullin tội sát nhân, bồi thẩm đoàn của toà án lên tiếng:”Tôi xác định rằng ban thi hành và ban thẩm pháp quyền hành của tiểu bang phải nhận lãnh trách nhiệm cho mười mạng người này cũng như chính thủ phạm. Những năm vừa qua, các bệnh viện tâm thần trong tiểu bang đã bị đóng cửa dưới sự quản lý kinh tế của ban điều hành thời Tổng thống Reagan. Quý vị nghĩ rằng những bệnh nhân này sẽ đi đâu khi phải xuất viện? Sự đóng cửa các bệnh viện tâm thần, theo tôi, chính là một chính sách điên rồ.”



Nhằm giải đáp những thắc mắc về các vụ sát nhân, ban hội đồng tâm thần (California Department of Mental Health) để ngài trưởng ban điều hành, Bác sĩ Andrew Robertson, trả lời phân giải trước tòa hiến pháp California trong năm 1973.  Những lời phân giải biện luận của ông được cho là một trong những lời trấn an quần chúng “kém thành công nhất trong lịch sử”, như sau đây:



“Định luật LPS đã lộ diện chúng ta là một tập thể yếu thế đối với một số người nguy hiểm; không cần phải bàn cãi về nó. Những người mà chúng tôi thả ra, đã giết hại những kẻ khác, làm tàn phế kẻ khác, hủy diệt tài sản; họ đã hành động như ác quỷ mà không có khả năng để ngưng lại, những người này ngay sau đó đã tự sát. Thật là tệ hại, nhưng hãy thẩm định mà xem, phần thắng vẫn nằm ở phía tập thể xã hội, ngay cả nếu nó không biến bệnh nhân thành vô tội, hoặc những người bị tổn thương cảm thấy khá hơn.”



Cho đến năm 1980, đa số người dân sống trong nước Mỹ cũng chưa nghĩ rằng việc giải tán bệnh nhân từ bệnh viện tâm thần gây ra tai hại trầm trọng như thế nào. Họ dè dặt nghĩ rằng tình trạng giết người và những sự kiện không may mắn chỉ xảy ra trong California. Dù sao đi nữa, đó cũng chỉ là cái nhìn của người California. 

 

Năm 1978, Ban đề quyết của cựu tổng thống Carter đã quyết định thi hành chương trình báo cáo về Sức Khỏe Nội Tâm (Counseling and Mental Health Center  – CMHC) và đề nghị tiếp tục không thay đổi, cho gia tăng CMHC, gia tăng phòng ngừa tâm bệnh, và gia tăng ngân quỹ liên bang.






Cựu Tổng thống J. Carter. Nguồn: britannica.com



Bản báo cáo không đề cập trở ngại hoặc khó khăn nào sẽ xảy ra.  Đa số những bệnh nhân được cấp lệnh xuất viện từ bệnh viện trong thập niên 1960-1970 vào trại dưỡng lão, hoặc được chăm sóc tại tư gia.  



Trong những năm 1980, có một sự thay đổi hoàn toàn. Giải tán bệnh nhân và đóng cửa bệnh viện (Deinstitutionalization) là đề tài mới và quan tâm của mọi người trên toàn quốc.  Cuộc bàn luận khởi sự được đăng tải trong phần bình luận của báo NewYork Times, tên của sự kiện này là “một chương trình cải cách sai lầm nghiêm trọng.”



Ba năm sau, tờ báo viết thêm:“Quy luật dẫn đến sự giải tán đa số bệnh nhân tâm thần trong toàn quốc, từ bệnh viện vào trong cộng đồng thường dân, được nhìn nhận là một thất bại ê chề.”  Thời gian sau đó, số người mắc bệnh tâm thần tại những trại dưỡng lão, chăm sóc tại gia cư, nhà tù nhỏ, và trại tù lớn ngày càng gia tăng.  Thỉnh thoảng cũng có các bản tin về những án mạng nghiêm trọng mà kẻ sát nhân là những người bị rối loạn tâm thần.  Nhưng một bài với chủ đề “Giải tán bệnh nhân” đã gây được sự chú ý nhiều nhất là vào năm 1980, do nói lên được những tệ trạng khó khăn gây ra bởi những người bệnh tâm thần vô gia cư.  



Trong năm 1980, có thêm 40,000 giường bệnh không bệnh nhân vì các bệnh viện đóng cửa.  Bệnh nhân được gởi đến những khu nhà trong cộng đồng không chỉ là những người bệnh nhẹ hoặc cao niên; mà có những thành phần khó khăn hơn, bệnh tình trầm trọng, phức tạp hơn. Đa số là những bệnh nhân còn trẻ tuổi so với nhóm bị giải tán trước đó; là những người bệnh nhưng không thích tham gia chương trình trị liệu bằng thuốc, và không biết về tầm quan trọng và cần thiết của thuốc trị liệu. 






Bệnh nhân rối loạn tâm thần đa số còn trẻ. Hình minh hoạ. Nguồn: creepypasta.wikia.com



Trong năm 1988, trung tâm trị liệu tâm thần toàn quốc (National Institute of Mental Health – NIMH) cung cấp tài liệu về những nơi có bệnh nhân tâm thần dài hạn.  Theo đó, có khoảng 120,000 người vẫn còn trong bệnh viện; 381,000 người đang ở trong trại dưỡng lão; từ 175,000 đến 300,000 người đang cư trú tại các tư gia chăm sóc; và có khoảng từ 125,000 đến 300,000 người được cho là vô gia cư.  Con số phỏng đoán về thành phần tại các gia cư chăm sóc và vô gia cư có một khoảng cách lớn, vì ngay cả NIMH hoặc bất cứ ai đi chăng nữa, cũng khó mà biết được con số chính xác.



Kỳ cuối: Hậu quả của một kế hoạch sai lầm.

MỚI CẬP NHẬT