Saturday, May 18, 2024

Hai lần một ngày – Má hồng da trắng với StammZelle tế bào da

 

LTS: Khỏe và Ðẹp là ước vọng tự nhiên của con người. Phóng viên Người Việt (NV) gửi đến quí độc giả bài phỏng vấn sau đây với cô Rachel Nguyễn, đại diện công ty StammZelle, một công ty đã được người tiêu thụ biết và nhớ đến tên gọi “StammZelle tế bào gốc sản xuất từ Ðức quốc,” “Mỗi ngày một viên bệnh tật tiêu liền,” “Ngược dòng thời gian tìm lại tuổi xuân,” “StammZelle tế bào da hai lần một ngày – Má hồng da trắng”…











NV: Trước lúc phỏng vấn, cô có ý muốn giới thiệu Serum StammZelle tế bào da đến độc giả. Xin cho biết qua về sản phẩm này?


Rachel: Vì là một công ty có 80 năm nghiên cứu sinh học (biology) và sản xuất sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người, cho nên nếu trước đây đã có StammZelle tế bào gốc tái tạo tế bào mới thay thế tế bào già nua cằn cỗi, hồi phục hệ miễn nhiễm, tăng cường sự chuyển hóa dinh dưỡng…. thì giờ đây công ty muốn giới thiệu StammZelle tế bào da, sản phẩm làm đẹp da cũng được hình thành dựa trên tế bào gốc thực vật.


NV: Tại sao sản phẩm StammZelle tế bào gốc có nguyên liệu chiết xuất từ tế bào gốc động vật (nhau cừu non) trong khi đó StammZelle tế bào da lại mang chiết xuất tế bào gốc thực vật? Có sự khác biệt nào không?


Rachel: Thưa hoàn toàn khác biệt. Tế bào gốc động vật đi sâu vào nội tạng và các tuyến nội tiết, còn tế bào gốc thực vật tác động trên biểu bì của da. Serum tế bào da là sự kết hợp hoạt động tế bào gốc thực vật Táo-Nho-Cam 3 gộp một (3 IN 1, Fruit Essentials).


NV: Chị nói tới Táo-Nho-Cam bán ngoài siêu thị?


Rachel:… (cười) Tất nhiên là không phải rồi. Rachel xin phép được đi vào chi tiết kỹ thuật một chút. Nó có phần khô khan nhưng hy vọng ngòi bút tài tình của nhà báo, lời Rachel trình bày sẽ sinh động, đỡ nhàm chán hơn khi xuất hiện trên mặt báo.


Ngày còn bé Rachel đã thấy người lớn đắp những khoanh dưa leo lên mặt khi đi ngủ hoặc lấy nước vo gạo rửa mặt. Lớn lên, lấy được bằng Medical Esthetician và hành nghề này đã hàng chục năm nên có dịp tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến công việc chăm sóc và làm đẹp da. Chẳng hạn nữ hoàng Cleopatra ngâm mình vào sữa tươi để giữ làn da tươi mát. Phụ nữ Nhật rửa mặt bằng rượu gạo pha với nước ấm để diệt khuẩn, để cho làn da thông thoáng và săn chắc…


NV: Tôi xin phép ngắt lời chị một chút vì thấy việc săn sóc da của phụ nữ coi bộ “vất vả” quá. Có cách nào giản dị nhưng hiệu quả hơn không?


Rachel: Ðấy chính là lý do ra đời Serum tế bào da “3 Gộp 1.” Trước hết, serum giúp tiết kiệm thời gian vì phụ nữ ngày nay vốn không có nhiều rảnh rỗi. Chỉ mất vài phút thoa serum vào da 2 lần một ngày. Sáng trước khi đi làm và tối trước khi đi ngủ là xong. Kết quả rất nhanh, da sẽ tươi trẻ, mịn màng, sáng hồng. Không gây dị ứng và nhất là thích hợp mọi lứa tuổi, mọi loại da. Vì vậy, Rachel có thể tóm gọn hiệu quả sản phẩm này như sau “2 lần một ngày – Má hồng da trắng.”


NV: StammZelle tế bào da hoạt động ra sao để làm đẹp làn da?


Rachel: Trước hết, tế bào gốc với những thuộc tính quan trọng được xử dụng như một hệ thống sửa chữa cơ thể chúng ta. Các nhà nghiên cứu StammZelle tế bào da khám phá tế bào gốc thực vật có chứa những yếu tố tương tự như tế bào mầm trưởng thành của con người. Nó sẽ tác động mạnh mẽ vào sự sống và hoạt động của tế bào gốc da già nua cằn cỗi đồng thời trẻ hóa các tế bào này. Có hai nét khác biệt đặc trưng giữa tế bào gốc và tế bào thường. Thứ nhất chúng có thể biến đổi thành những tế bào chuyên biệt trong nhiều lãnh vực khác nhau ở cùng một mô. Thứ hai, chúng có khả năng làm mới và tự tái sinh qua việc phân chia tế bào trong suốt đời sống con người.


Tế Bào Gốc một khi thẩm thấu qua lớp da (biểu bì) nó sẽ làm mới (renew) và trẻ hóa (rejuvenate) biểu bì bằng cách tạo ra những tế bào sừng (keratinocytes) rồi sau đó tái tạo mô bị hư hại. Làn da người trẻ, biểu bì được làm mới nhanh hơn trong khoảng 4 tuần lễ. Tuy nhiên, nơi người lớn tuổi tiến trình làm mới biểu bì sẽ chậm lại vì rằng số lượng tế bào gốc da giảm, sức hoạt động tế bào gốc đã bị yếu hay suy thoái. Và, nếu da phải tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại hoặc phải sống chung với môi trường không lành mạnh như khói, rượu, ma túy, thực phẩm độc hại, lột da mặt không đúng cách… làn da sẽ bị mỏng hơn, nếp nhăn sâu hơn bên cạnh đó da mau bị khô, lớp hydrolipid giảm dần khiến khả năng tự bảo vệ sa sút. Do vậy phải cần phải chọn đúng sản phẩm có những sinh chất bổ dưỡng để kéo dài sự sống da. Các nhà nghiên cứu StammZelle tế bào da còn khám phá tế bào gốc thực vật (Táo-Nho-Cam) có chứa những yếu tố tương tự như tế bào mầm trưởng thành của con người, nó sẽ tác động mạnh mẽ vào sự sống và hoạt động của tế bào gốc già nua cằn cỗi, giúp trẻ hóa tế bào gốc này để nó tiếp tục làm nhiệm vụ phân chia và tái tạo tế bào như khi còn trẻ để có thể điền thế tế bào già nua.


Serum StammZelle tế bào da bao gồm 3 thành phần chính: Táo cổ Thụy Sĩ Uttwiler Spabauer tế bào gốc của loại táo này có đời sống bền bỉ. Nhiệm vụ của nó là kích hoạt, đánh thức tế bào gốc bị lão hóa kiệt sức. Nho Gamay Teinturier Freaux vùng Burgundy ở Pháp chứa nhiều chất Polyphenols giúp tế bào mầm biểu bì chống lại ảnh hương tia tử ngoại, tránh cho da bị nhăn, bị lão hóa sớm. Cam Morocco đóng vai trò tái tổ chức hệ thống sợi collagen (collagen fiber network). Cam chứa nhiều loại đường Amino acids, Peptides và Protein giúp cho sinh chất Tế Bào Gốc thực vật của nó thẩm thấu nhanh vào da.


Rachel hãnh diện nói với độc giả rằng Serum StammZelle tế bào da chính là sản phẩm dành cho mọi lứa tuổi, mọi làn da, mọi giới tính và nó thực sự đáp ứng sự khao khát, trông đợi của làn da.


Rachel cũng tự tin về kết quả nhanh chóng “Hai lần một ngày – Má hồng da trắng” của sản phẩm này, thưa anh.


NV: Trình bày vừa rồi nghe rất “hi-tech,” nhưng khi nói về Táo-Nho-Cam thì người nghe hình tượng ngay ra sự tươi mát, hình dáng Serum StammZelle tế bào da trông có “hi-tech” và “tươi mát” như thế không? Xin Rachel cụ thể lợi ích sản phẩm.


Rachel: Thưa anh, “Tốt trong – Ðẹp ngoài” luôn được xem là nguyên tắc bất di bất dịch áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào của công ty khi nó đến tay người tiêu thụ vì vậy StammZelle tế bào gốc và StammZelle tế bào da sẽ có cả hai điều anh vừa hỏi. StammZelle tế bào gốc trước đây đã chứng minh Tốt trong Ðẹp ngoài thì bây giờ StammZelle tế bào da cũng phải “Ðẹp ngoài – Tốt trong” chứ! Cũng có cái “look” tươi mát như anh hỏi vậy. Về lợi ích cụ thể StammZelle tế bào da


-giảm sắc tố đậm như tàn nhang vết nám đồi mồi.


-giảm vết nhăn, làm khít lỗ chân lông.


-chậm tiến trình lão hóa, da săn chắc, da bị khô.


-tái cấu trúc hệ thống sợi collagen.


-bảo vệ da chống tia tử ngoại.


-mang lại làn da hổng hào, tươi trẻ.


NV: Khi giới thiệu mặt hàng, hầu như ai cũng muốn nêu ra điều hay ý đẹp về sản phẩm mình. Sự hãnh diện và tự tin về StammZelle tế bào da như Rachel đề cập lúc nãy liệu có thuyết phục được độc giả NV nói riêng và người tiêu thụ nói chung tin tưởng?


Rachel: Rachel không có tính đại ngôn. Hãnh diện hay tự tin về sản phẩm StammZelle tế bào gốc hoặc StammZelle tế bào da thực ra Rachel căn cứ dựa vào những lời chứng từ khách hàng đã sử dụng. Tất cả những lời chứng này đang post trên trang nhà www.TimLaiTuoiXuan.com


Và nếu quí độc giả có thể thu xếp thời gian tham dự buổi hội thảo do công ty StammZelle tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 29 Tháng Sáu, từ 10AM đến 3PM tại hội trường báo Người Việt, sẽ được nghe giải thích cặn kẽ hơn về StammZelle tế bào gốc và StammZelle tế bào da. Vào ngày này, công ty cũng sẽ dành một số hàng mẫu Serum StammZelle tế bào da cho quí vị nào muốn thử nghiệm tại chỗ.




[Lưu ý]


* Hàng mẫu StammZelle tế bào da có giới hạn.


* Có 2 buổi hội thảo trong ngày 29 tháng 6, 2013:


-Buổi 1 bắt đầu đúng 10 giờ sáng


-Buổi 2 bắt đầu đúng 12 giờ trưa


Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc: (714) 617-4074

Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP/VNCH

Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP/VNCH
(Disabled Veterans and Widows Relief Association)
A Non-Profit Corporation – No. 3141107 EIN: 26-4499492
P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799
Phone: (714) 539-3545, (714) 371-7967
Email:
[email protected]; [email protected]
Website: http://www.camonanhtb.com
Chi phiếu xin đề: Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QPVNCH



Hải ngoại không quên tình chiến sĩ
Ðồng hương nhớ mãi nghĩa thương binh


Danh sách ân nhân gửi tiền đến hội:
(Tính đến ngày 16 tháng 6, 2013)


Ðôn Cao, Pearland, TX $500
Thao Nguyễn, Anaheim, CA $100
Thanh Mai Ðỗ Trần, Salem, OR $100
Thuy Lê, Irvine, CA $200
Tương T. Nguyễn, Irvine, CA $100
Kristen Giang Nguyễn, Mission Viejo, CA $100
Kim Hoa Nguyễn, Chula Vista, CA $50
BS Tiffany Thuan Hau Hồ, c/o Mary Nghĩa T. Vũ, San Jose, CA $50
An Hoa Lê, Jennings, LA $50
Don Nguyễn, San Gabriel, CA $20
Bà Ngụy Khả Khanh, Midway City, CA $100
Kim Cindy Phạm, Fountain Valley, CA $30 (còn tiếp)


Danh sách mạnh thường quân ủng hộ ÐNH “Cám Ơn Anh” Kỳ 6:


Bà Hồ T. Lộc, Tacoma, WA $200
Nguyễn Mina, Honolulu, HI $200
Bà Nguyễn Thiện Trang (tưởng niệm Cố TrT Nguyễn Hữu Thiện), Garland, TX $200
Bà Nguyễn An Ninh, Lawrenceville, GA $200
O. Phạm Văn Thuận, San Jose, CA $200
ÔB. Quán Hạnh, Albuquerque, NM $200
Hoàng’s Painting, San Diego, CA $200
ÔB. Nguyễn V. Vinh, San Jose, CA $200
Bà Nguyễn Thị Kim Yến, El Dorado, CA $1,000 (2 lần)
Ô. Nguyễn Văn An, Macon, GA $200
Trần Sanh Lục, San Jose, CA $150
ÔB. Nguyễn Công Thành, Lincoln, NE $150
ÔB. Trương Viên Anh, Garland, TX $150
ÔB. Trần Kim Phụng, Morgan Hill, CA $100
Ô Ðỗ Hữu Lâm, San Jose, CA $100
ÔB. Lương Văn Xin, San Jose, CA $100
Bà Quả phụ Nguyễn Văn Hiến, San Jose, CA $100
ÔB. Khưu Minh Thanh, Seattle, WA $100
Nguyễn Chi, Salt Lake City, UT $100
Ô. Tô Quốc Hùng, Charlotte, NC $100
Ô. Nguyễn Tom, San Jose, CA $100
Gia Ðình Họ Hoàng, San Jose, CA $100
ÔB. Nguyễn Ð. Long, Lawrenceville, GA $100
ÔB. Huỳnh P. David, Carmichael, CA $100
ÔB. Lê Kim Lưu, Anaheim, CA $100
Bà Nguyễn Thị Thái, Arlington, TX $100
Trần T. Minh, Burbank, CA $100
Singh Gondail, Chandler, AZ $100
Nguyễn P. Vinh Châu , Alpharetta, GA $100
ÔB. Bùi M. Hà, Fort Worth, TX $100
ÔB. Hà Văn Cho, Houston, TX $100
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chandler, AZ $100
Bà Hạnh Ðức, Santa Ana, CA $100
ÔB. Vũ Hữu Chính, Wichita, KS $100
ÔB. Lê M. Minh, Fort Worth, TX $150
Ô. Phạm B. Sang, Sugarland, TX $150
Ô. Nguyễn Khoa Phong, Thornton, CO $150
ÔB. Nguyễn Hiền Thu, Fremont, CA $150
Ô. Lê Mận, Portland, OR $100
ÔB. Bùi Mỹ Lan, Boyds, MD $100
Ô. Nguyễn Kim Thanh, Houston, TX $100
Bà Nguyễn Lành Nancy, Santa Ana, CA $100
Bà Phạm Thị Ðạm, Santa Ana, CA $100
Bà Bửu Thắng, Houston, TX $100
Bà Lê Nguyệt Ann, Annandale,VA $100
ÔB. Lê Văn Thía, Nashville, TN $100
ÔB. Trương Văn Dần, Broomfield, CO $100
ÔB. Sỹ A. Sang, Norcross, GA $100
Ô. Trần Văn Chương, Belchertown, MA $100
ÔB. Nguyễn Hữu Diên, Bayou La Batre, AL $100
Ô. Hồ Văn Quan, Richland, WA $100
ÔB. Trương Hồng, Longview, WA $100
ÔB. Nguyễn Hoàng Nhi, Sterling, VA $100
ÔB. Nguyễn Thanh Khiết, Salisbury, NC $100
Ô. Lâm Khánh, Kitchener, CAN $100
Ô. Nguyễn Văn Bay, Revere, MA $100
Gia Ðình Họ Ðào, San Francisco, CA $100
Mai Nguyệt Tuyến, Winnipeg, CAN $100
Ô. Trần Xuân Huy,Greenville, SC $100
ÔB. Ngô Văn Tấn, Saint Louis, MO $100
Bà Trần Thị Bich, North Augusta, SC $100
Bà Phạm Du Maria, Fort Worth, TX $100
ÔB. Nguyễn Phương, Portland, OR $100 (còn tiếp)


Danh sách TPB/VNCH đã được giúp đỡ:


Phạm Ðơn, Bà Rịa-Vũng Tàu, TS CLQ Sq:204.251. Bị thương ở bụng. Cụt chân phải.
Lê Văn Giải, Bà Rịa-V.Tàu, PTNT Sq:320.972. Cụt bàn chân trái. Bị thương nhiều chỗ.
Phạm Văn Quới, Bà Rịa-Vũng Tàu, B1 ÐPQ Sq:323.119. Cụt chân trái.
Võ Văn Hai, Tiền Giang, B2 CLQ Sq:803.725. Cụt bàn chân trái.
Huỳnh Văn Lợi, Saigon, HS ÐPQ Sq:623.341. Cụt chân trái.
Nguyễn Văn Năm, Ðồng Tháp, B2 ÐPQ Sq:797.002. Cụt chân trái.
Nguyễn Minh Mẫn, Bà Rịa-Vũng Tàu, B1 CLQ Sq:213.774. Cụt bàn chân trái.
Nguyễn Văn Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:531.247. Cụt chân phải.
Hoàng Quang Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:202.367. Mù mắt phải. Gãy vai trái.
Ngô Văn Hùng, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 BÐQ Sq:209.343. Cụt chân phải. Liệt tay trái.
Trần Bông, Bà Rịa-V.Tàu, TS1 CLQ Sq:210.651. Cụt Ệ bàn chân trái. Bị thương ở mặt.
Hồ Tiên, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS ÐPQ Sq:244.083. Cụt chân phải.
Lê Văn Tây, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS ÐPQ Sq:172.404. Mù mắt phải, mờ mắt trái.
Nguyễn Văn Hiếu, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:119.963. Cụt chân trái.
Nguyễn Ngọc Ánh, Bà Rịa-V.Tàu, HS1 Nhảy Dù Sq:102.213. Bị thương ở ngực, tay.
Kim Tòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, ChU ÐPQ Sq:156.376. Gãy xương chậu.
Trịnh Văn Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, NQ Sq:321.081. Cụt tay trái.
Nguyễn Văn On, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 ÐPQ Sq:323.068. Bị thương ở hàm.
Nguyễn Tường, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:632.540. Cụt chân trái.
Nguyễn Vỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:209.188. Liệt các ngón tay phải.
Hoàng Phương, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:101.946. Cụt chân phải.
Trương Hữu Bích, Bà Rịa-Vũng Tàu, TS CLQ Sq:202.739. Mù 1 mắt. Liệt 1 tay.
Bùi Văn Hai, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 ÐPQ Sq:276.111. Cụt chân phải.
Nguyễn Văn Trọng, Bà Rịa-Vũng Tàu, TS CLQ Sq:202.790. Cụt bàn chân phải.
Lại Văn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS TQLC Sq:120.099. Cụt chân phải.
Nguyễn Văn Thủy, Bà Rịa-V.Tàu, TS1 CLQ Sq:803.546. Cụt chân phải. Gãy chân trái.
Nguyễn Ðăng Mua, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:205.221. Cụt chân phải.
Nguyễn Văn Bút, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS ÐPQ Sq:772.441. Cụt chân trái.
Lê Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, NQ Sq:154.039. Mờ mắt phải 30%.
Nguyễn Văn Khuyên, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:156.034. Cụt tay trái.
Hà Văn Hai, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS ÐPQ Sq:328.743. Cụt chân trái.
Trịnh Văn Tranh, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS ÐPQ Sq:473.322. Cụt chân phải.
Nguyễn Tấn Thời, Bà Rịa-Vũng Tàu, CLQ Sq:205.844. Cụt chân trái.
Trần Thứ, Bà Rịa-Vũng Tàu, CLQ Sq:200.198. Cụt chân trái.
Nguyễn Văn Ngọc, Bà Rịa-Vũng Tàu, B1 TQLC Sq:120.653. Cụt chân phải.
Nguyễn Văn Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, TQLC Sq:120.653. Cụt chân phải.
Ðinh Văn Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:405.602. Cụt chân trái.
Trần Văn Hiếu, Bà Rịa-Vũng Tàu, CLQ Sq:137.909. Cụt chân phải.
Mai Văn Ngọc, Bà Rịa-Vũng Tàu, CBXDNT. Cụt chân trái.
Nguyễn Thanh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, B1 CLQ Sq:212.397. Mù mắt phải.
Ðinh Văn Ðàn, Bà Rịa-Vũng Tàu, CBXDNT. Mù mắt trái.
Võ Văn Bội, Bà Rịa-Vũng Tàu, NQ Sq:E04.070. Bị thương ở sọ.
Trần Văn Mừng, Bà Rịa-Vũng Tàu, ÐPQ Sq:328.984. Mù mắt trái.
Dương Văn Tường, Bà Rịa-Vũng Tàu, TU CLQ Sq:123.168. Cụt chân phải.
Trần Mùi, Bà Rịa-Vũng Tàu, ÐPQ Sq:807.482. Cụt chân phải.
Nguyễn Dạ, Bà Rịa-Vũng Tàu, NQ Sq:328.662. Cụt 4 ngón tay phải.
Lê Xuân Ái, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:200.774. MDVV 50%.
Trần Văn Chi, Bà Rịa-Vũng Tàu, HS CLQ Sq:109.932. Gãy 2 chân. Bị thương ở bụng.
Phan Văn Tài, Bà Rịa-Vũng Tàu, NQ Sq:327.932. Cụt chân phải.
Nguyễn Ngọc Hồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, B2 CLQ Sq:108.571. Cụt chân trái.
Nguyễn Văn Trí, Vũng Tàu, HS Sq:811.784. Cụt chân trái.
Trần Ðình Canh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TS Nhảy Dù Sq:107.913. Mù 2 mắt. (Còn tiếp)


Danh sách QP/VNCH đã được giúp đỡ:

Trương Thị Ngãi, Khánh Hòa, Quả phụ Cố HS Lê Tút. Mất tích năm 1972.
Trần Thế Mai, Quảng Ngãi, Tổ phụ Cố TS Trần Thế Cao. Tử trận năm 1971.
Nguyễn Thị Hồng, Quảng Ngãi, Quả phụ Cố ChU Lê Ngọc Lương. Tử trận năm 1965.
Nguyễn Thị Trang, Tây Ninh, Quả phụ Cố Tử sĩ Trần Văn Sử. ???
Lý Thị Anh, Tây Ninh, Quả phụ Cố Tử sĩ Huỳnh Văn Nhân. Tử trận năm 1965.
Phan Thị Sâm, Thừa Thiên, Tổ phụ Cố ThS Trần Mậu Chính. Tử trận năm 1972.
Trương Thị Huệ, Ðồng Nai, Quả phụ Cố TrU LLÐB Phạm Duy Quan. Mất tích năm 1972.
Chu Thị Khánh, Ðồng Nai, Quả phụ Cố TS1 La Vi Dương. Tử trận năm 1967.
Vy Thị Dương, Ðồng Nai, Quả phụ Cố TrU Trần Văn Lý. Tử trận năm 1974.
Vy Thị Quế, Ðồng Nai, Quả phụ Cố B1 Hà Vinh Trương. Tử trận năm 1965.
Ngô Thị Phát, Ðồng Nai, Quả phụ Cố B1 Tăng Vênh Khìn. Tử trận năm 1962.
Trần Thị Gái, Ðồng Nai, Quả phụ Cố TS Vũ Ðức Bào. Tử trận năm 1974.
Nguyễn Thị Ánh, Tây Ninh, Quả phụ Cố B2 BK Huỳnh Văn Thư. Tử trận năm 1964.
Huỳnh Thị Tốt, Bình Thuận, Quả phụ Cố TS Nguyễn Lợi. Tử trận năm 1966.
Phan Thị Ninh, Thừa Thiên, Quả phụ Cố B2 Nguyễn Trọng. Tử trận năm 1967.
Phan Thị Ðiểu, Quảng Trị, Tổ phụ Cố B2 Mai Văn Chương. Mất tích năm 1973.
Lê Thị Ánh, TS NQN, Bạc Liêu, Quả phụ Cố HS1 Lê Văn Tơ. Tử trận năm 1968.
Nguyễn Thị Cháu, Khánh Hòa, Quả phụ Cố HS Nguyễn Kế. Tử trận năm 1964.
Lương Thị Túy, Thừa Thiên, Quả phụ Cố HS1 Trần Dinh. Tử trận năm 1971.
Hồ Thị Sen, Ninh Thuận, Quả phụ Cố Dân Vệ Võ Văn Ri. ???
Ðinh Thị Phước, Saigon, Quả phụ Cố HS CLQ Huỳnh Văn Mum. Tử trận năm 1972.
Lê Thị Gia, Khánh Hòa, Quả phụ Cố NQ Nguyễn Văn Thìn. Tử trận năm 1972.
Nguyễn Thị Hòe, Khánh Hòa, Quả phụ Cố B2 Nguyễn Bình. Tử trận năm 1964.
Phan Thị Chính, Bình Thuận, Quả phụ Cố HS TPB Lê Hải. Mất năm 1975.
Nguyễn Thị Bên, Khánh Hòa, Quả phụ Cố TS Lê Ân. Tử trận năm 1972.
Lê Thị Tư, Saigon, Quả phụ Cố ThS1 Phan Ngộ. Tử trận năm 1966.
Lê Thị Năm, Saigon, Quả phụ Cố HS Nguyễn Ngọc Minh. Tử trận năm 1967.
Lê Thị Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quả phụ Cố HS1 Ðinh Văn Kế. Tử trận năm 1966.
Nguyễn Thị Tý, Ðồng Nai, Quả phụ Cố CSDC Vũ Ðức Thiện. Tử trận năm 1966.
Nguyễn Thị Lang, Saigon, Quả phụ Cố TS Nùng Hạt Nam. Tử trận năm 1968.
Ðỗ Thị Hường, Saigon, Quả phụ Cố B1 Nguyễn Văn Ngồng. Tử trận năm 1968.
Lê Kim Ba, Ðồng Nai, Quả phụ Cố TS1 Võ Văn Quang. Mất tích năm 1974.
Nguyễn Thị Ðức, Bà Rịa, Quả phụ Cố TU Ngô Văn Lương. Tử trận năm 1969. (Còn tiếp)

Quốc lộ 20, hành lang của tử thần

 


Thiết giáp tại mặt trận Tây Bắc Xuân Lộc, tháng 4.1975


Kỵ Binh Vũ Ðình Lưu
(Chi đoàn trưởng chi đoàn 2/5 Thiết Kỵ)


Sau khi chiếm Tây Nguyên, đại binh Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) gồm hàng chục sư đoàn bộ binh có chiến xa và trọng pháo yểm trợ đã lần lượt chiếm các tỉnh miền Trung và tiếp đến Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy, Lâm Ðồng cũng rơi vào tay chúng. Cuối tháng 3 năm 1975, quận Ðịnh Quán thuộc Tiểu Khu Long Khánh bị tràn ngập bởi Sư Ðoàn 341 CSBV. Lực Lượng Ðặc Nhiệm 52 (LLÐN 52) được thành lập, án ngữ tại xã Túc Trưng (trên Quốc lộ 20 cách Ngã ba Dầu Giây 25 km về hướng Bắc), để ngăn chận bước tiến của địch gồm các đơn vị trực thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh như sau:

Trung đoàn 52 Bộ binh (Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy, cũng là chiến đoàn trưởng), với 3 tiểu đoàn:
Tiểu Ðoàn 1/52 (Thiếu tá Cam Phú Tiểu đoàn trưởng)
Tiểu Ðoàn 2/52 (Ðại úy Huỳnh Văn Út Tiểu đoàn trưởng)
Tiểu đoàn 3/52 (Thiếu tá Phan Tấn Mỹ Tiểu đoàn trưởng)
Thiết đoàn 5 kỵ binh (Trung tá Trần Văn Nô Thiết đoàn trưởng)
Chiđoàn 1/5 chiến xa (Ðại úy Lê Ðức Việt Chi đoàn trưởng)
Chi đoàn 2/5 thiết kỵ (Ðại úy Vũ Ðình Lưu Chi đoàn trưởng)
Chi đoàn 3/5 thiết kỵ (Ðại úy Lê Sơn Chi đoàn trưởng)
Tiểu đoàn 182 Pháo binh
Lực lượng tăng phái: Công binh và đơn vị hỏa tiễn TOW
Ðịa phương quân: một tiểu đoàn và Nghĩa quân thuộc Tiểu Khu Long Khánh

Lực Lượng Ðặc Nhiệm 52 được thành lập nhằm ngăn chặn đại binh CSBV đang tiến công dữ dội về hướng Nam (Biên Hòa, Saigon). Chiến trường khốc liệt máu lửa chính của những ngày tháng 4 là địa danh Ngã ba Dầu Giây, cũng là giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc Lộ 20 cách thị xã Xuân Lộc 12 km về hướng Tây.

Vùng Túc Trưng, Kiệm Tân, Gia Kiệm là vùng đất đỏ miền Ðông trù phú, với vườn cao su bạt ngàn và ruộng rẫy xanh tươi. Cư dân phân nửa là công nhân cạo mủ cho đồn điền cao su và xen kẽ là nhữờng rẫy cà phê xanh tươi bát ngát, những vườn sầu riêng, chôm chôm, xoài và các loại trái cây khác của nông dân bản địa. Họ là những người miền Bắc di cư năm 1954. Sau bao năm dài thanh bình thịnh vượng của miền Nam tự do, nay lại phải tức tưởi gồng gánh lánh nạn cộng sản một lần nữa. Trước mắt tôi, dài theo QL 20 xuôi về hướng Biên Hòa Sài Gòn cả dòng người chạy giặc bằng mọi phương tiện từ thô sơ đến cơ giới. Chiếc xe gắn máy hai bánh phải chở đến 4, 5 người nheo nhóc trẻ con. Chiếc xe lam cong cả nhíp với bao người đu bám xung quanh. Xe bò, xe trâu, xe thồ tấp nập di chuyển về một chiều. Tất cả cùng một hướng xuôi Nam, nơi họ tin tưởng rằng còn là phần đất tự do được bảo vệ, che chở bởi người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trên tất cả mọi khuôn mặt từ những ông bà già đến đứa trẻ con đều lộ vẻ hốt hoảng, nặng trĩu lo âu không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho gia đình họ trong những ngày sắp tới.

Ðêm 3 tháng 4 năm 1975, trời vừa tối, một trung đoàn của Sư Ðoàn 341 CSBV tấn công vào đồn Ðịa Phương Quân ở cầu La Ngà thuộc Chi Khu Ðịnh Quán, tỉnh Long Khánh. Lực lượng trú phòng một tiểu đoàn trừ bị và một chi đội Thiết Vận Xa M113 (thuộc CÐ 2/5 TK) bảo vệ cầu La Ngà (cầu La Ngà nằm trên quốc lộ 20 cách ngã ba Dầu Giây 29km về hướng Bắc). Chúng pháo kích ác liệt suốt đêm và sau đó là tấn công biển người. Rạng sáng ngày 4 tháng 4 Thiếu úy Nho, chi đội trưởng M113 Thiết Kỵ báo cáo cho tôi (chi đoàn trưởng Chi Ðoàn 2/5 thiết kỵ): “2 xe M113 bị bắn cháy, đồn Ðịa Phương Quân bị tràn ngập, địch đang cận kề.” Tôi ra lệnh cho Th/úy Nho dùng hết hỏa lực chống trả và rút lui bằng đường rừng theo cánh rừng chồi xuôi về phía Túc Trưng nơi có quân bạn. Chi đội này có 4 xe 113 thì 2 xe bị bắn cháy, 2 xe bất khiển dụng vì bị bắn đứt xích. Th/úy Nho cũng đã dụ địch bằng hai M113 bất khiển dụng. Ông lệnh cho anh em binh sĩ dùng dây thun cột mỏ vịt 2 trái lựu đạn rồi rút chốt bỏ vào thùng xăng, một lúc sau hai chiếc M113 cháy nổ dữ dội. Hơn nửa giờ, Chi Ðoàn 2/5 thiết kỵ đã đến bắt tay với chi đội và một trung đội địa phương quân trở về Túc Trưng. Riêng phần Chi đội thiệt hại 4 xe M113 và 5 hy sinh và bị thương.

Ngày 5 tháng 4, 1975, địch bao vây thị xã Xuân Lộc. Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh được lịnh rút về Long Khánh để tăng cường phòng thủ Xuân Lộc. Chỉ còn Chi Ðoàn 2/5 thiết kỵ và 1 chi đội chiến xa M41 của Chi Ðoàn 1/5 CX ở lại tiếp tục tăng phái cho LLÐN 52.

Cầu La Ngà đã bị chiếm, áp lực của địch rất nặng nề với khoảng cách chỉ còn 9 km từ cầu La Ngà đến Túc Trưng nên ngày 8 tháng 4, 1975 Lực Lượng Ðặc Nhiệm 52 lui binh về hướng Nam lập căn cứ dã chiến tại Ấp Nguyễn Thái Học, nằm trên QL20 cách Ngã Ba Dầu Giây 4km về hướng Bắc. Ðây là một ấp nhỏ, chung quanh là vườn cao su bạt ngàn. Dân cư phần lớn là phu cạo mủ của đồn điền, một số nhỏ là nông dân làm các rẫy cây ăn trái ven lộ. Hầu hết dân chúng đã di tản khỏi ấp khi thấy chiến trận đã cận kề.

Ngày 9 tháng 4, 1975, Quân Ðoàn 4 của CSBV bắt đầu mở cuộc tấn công vào thị xã Xuân Lộc với cường độ khốc liệt tiền pháo hậu xung.

Ngày 11 tháng 4, 1975, Tiểu Ðoàn 2/52 tăng cường bảo vệ Xuân Lộc. Thời điểm này, LLÐN52 chỉ còn 2 tiểu đoàn Bộ Binh, Chi Ðoàn 2/5 Thiết Kỵ 1 Chi đội chiến xa M41, Ðại Ðội 52 trinh sát, tiểu đoàn Pháo Binh 182, Công binh và đơn vị hỏa tiễn TOW; đối diện với Sư Ðoàn 341 CSBV tăng cường chiến xa và pháo tầm xa.

Ngày 12 tháng 4, Chi Ðoàn 2/5 và 1 đại đội của Tiểu Ðoàn 1/52 (trừ) hành quân mở rộng phòng tuyến an ninh xuống ngã ba Dầu Giây. Chi đoàn băng qua vườn cao su di chuyển lên hướng Ðông (Long Khánh) dọc theo phía Nam quốc lộ 1 cạnh khu nhà Tây (ấp Trần Hưng Ðạo, dân địa phương còn gọi là ấp 97, cách Ngã ba Dầu Giây 4km). Bất ngờ đụng phải một lực lượng CSBV phòng thủ kiên cố, cuộc giao tranh cực kỳ quyết liệt. Sau hơn nửa giờ, một Thiết vận xa M113 của Thiếu úy Sơn bị bắn cháy, Thiếu úy Sơn thoát thân ra ngoài với thân thể bốc lửa. Phía Nam của đội hình chi đoàn xe của Thiếu úy Chiến cũng trúng đạn, Thiếu úy Chiến và Binh nhất Thành hy sinh. Tuy vậy, kỵ mã sắt vẫn còn khả năng tác chiến dưới sự điều động của Trung sỹ Hiếu, một hạ sỹ quan hành quân dày dạn kinh nghiệm mặc dù đã bị thương, vừa bắn trả vừa lui lại phía sau. Sau nhiều giờ giằng co, Chi đoàn lùi về hướng Ngã ba Dầu Giây và bố trí phòng thủ đêm trong rừng cao su tại đây. Một đêm không thể chợp mắt được vì phía xa, hàng trăm ánh đèn soi sáng chập chờn. Tôi bảo Thiếu úy tiền sát viên pháo binh xin pháo. Khi tiếng “depart” pháo thì ánh sáng đèn tắt ngấm, sau loạt pháo chúng lại tiếp tục soi đèn. Tôi bồn chồn đi vội lại xem tình hình anh em hy sinh và bị thương. Tổng kết ngày hôm đó, chi đoàn 3 hy sinh, 3 bị thương. Bên phía Bộ Binh, 2 hy sinh và 4 bị thương nằm rải rác trong các xe. Quỳ xuống gốc cây cao su, tôi làm dấu Thánh Giá và cầu nguyện cho linh hồn các anh sớm về chốn bình yên vĩnh hằng. Các anh đã trả nợ nước non, tôi cầu xin các anh che chở cho những người còn lại thoát khỏi cơn hiểm nguy còn chập chùng trước mặt. Vĩnh biệt các anh với đôi mắt ngấn lệ. Nhưng đêm đó địch không đánh,có thể vì chưa biết chính xác vị trí của chúng tôi.

Ngày 13 tháng 4, 1975, lực lượng chúng tôi lại lùi về hướng căn cứ Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn LLÐN ở ấp Nguyễn Thái Học và tái bố trí phòng thủ trong rừng cao su cách căn cứ 1,5 km. cạnh QL 20. Ðến trưa, chúng tôi lại hứng pháo, CSBV pháo từng chập, đạn nổ khắp nơi, xung quanh, trên đầu, những cành lá cao su và miểng đạn bay tung tóe. Hạ sĩ Thảo, hiệu thính viên truyền tin đã ngã gục trên người tôi, máu anh đã nhuộm đỏ bộ quân phục màu xanh của tôi. Sau tiền pháo là hậu xung, chúng ồ ạt tấn công. Với địa hình đã chuẩn bị sẵn sàng,Thiết giáp bố trí vòng tròn, Bộ Binh đào hầm sâu xen kẽ, chúng tôi sẵn sàng chờ địch tới. Cường độ trận đánh thật ác liệt, địch ẩn núp sau các gốc cây cao su to, hết lớp này đến lớp khác bò tới, thiết giáp bắn đỏ nòng các khẩu đại liên 50 và 30. Khói súng không thoát khỏi các tàng cao su dày đặc, mờ mờ như màn sương. Hơn 1 giờ giao tranh, với lòng quả cảm và kinh nghiệm chiến đấu Kỵ Binh và Bộ Binh đã đẩy lùi được địch. CSBV rút lui với tổn thất nặng nề. Xác địch nằm rải rác trong vườn cao su từ gần đến xa, đếm không xuể. Bộ Binh lao lên thu chiến lợi phẩm gom thành một đống cao đủ loại vũ khí. Tinh thần mọi binh sĩ cả Thiết Giáp và Bộ Binh lên cao, hăng hái sau nhiều ngày lui binh từ chết đến bị thương. Số vũ khí tịch thu được tôi cho 1 chiến xa M41 cán nát vì có giữ cũng vô ích, cần chỗ trong xe để chở thêm đạn dược, xăng dầu, lương khô sẵn sàng cho những ngày sắp tới.

Trinh sát báo về, địch quân chỉ còn cách căn cứ không đầy 2km. Tôi gọi 18 (danh hiệu truyền tin của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng) xin chi đoàn về bố trí phòng thủ ở Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn (LLÐN 52) để tải thương và tiếp tế. Chúng tôi về và bố trí các xe thành một vòng cung rìa Ấp Nguyễn Thái Học,giữa các xe là Bộ Binh của Ðại Ðội 52 Trinh Sát. Công việc xong lúc 6 giờ tối.

Ðêm đó, 13 tháng 4, Ngã ba Dầu Giây được phòng thủ bởi Tiểu Ðoàn 1/52 trừ bị Sư Ðoàn 6 CSBV tràn ngập. Mất ngã ba Dầu Giây, toàn bộ lực lượng Ðặc Nhiệm 52 còn lại như cá nằm trên thớt, tứ bề thọ địch. Trên QL20 địch đã tiếp cận đơn vị chúng tôi. Phía Nam trên QL1, địch đã chiếm Ấp Trần Hưng Ðạo và giao tranh với chúng tôi trọn ngày hôm qua. Ðêm nay lại mất Dầu Giây nữa.Tình hình mặt trận chắc còn tệ hơn lực lượng Pháp đóng tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954.

Ngày 14 tháng 4, 1975, một ngày yên bình hiếm hoi, sáng dậy tôi mới biết là mình còn sống. Tôi xin trực thăng tản thương, tiếp tế xăng dầu, đạn dược lương khô được chở theo bằng xe M548 (một loại xe tải chạy bằng xích) và GMC. Tôi cho anh em kiểm tra bảo trì xe, vũ khí sau 2 ngày liên tục quần thảo với CSBV, sẵn sàng cho một cuộc giao tranh mới.

Tôi cùng các đơn vị trưởng trực thuộc có cuộc họp khẩn cấp tại trung tâm hành quân của LLÐN 52. Nơi họp là một căn hầm kiên cố do Công Binh xây dựng vách dày 1 mét, nóc với hàng chục lớp bao cát. Sau cuộc họp tôi được biết tính hình vô cùng nguy ngập Trên tấm bản đồ Hành quân nhiều ký hiệu màu đỏ chỉ LLCSBV đang bao vây và tiếp cận chúng tôi gồm Sư Ðoàn 341, Sư Ðoàn 6, Trung Ðoàn 95 thuộc Sư Ðoàn 325, 2 Trung Ðoàn Ðịa Phương 33 và 274.

Trong khi đó LLÐN52 thì có Tiểu Ðoàn 1/52 kiệt sức và thiệt hại nặng (200 hy sinh và bị thương). Tiểu Ðoàn 3/52 trấn giữ đồi Móng Ngựa (hướng Tây Bắc cách Xuân Lộc 12km) để yểm trợ Bộ chỉ huy LLÐN52. Một trung đội hỏa tiễn TOW. Chi Ðoàn 2/5 Thiết Kỵ, Ðại Ðội 52 Trinh Sát, Pháo Binh, Công Binh.

So sánh lực lượng thì quân số CSBV 20 còn quân ta chỉ có 1. Ðịch dùng lực lượng áp đảo nầy để mong xóa sổ toàn bộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở đây, để mở đường cho đại binh CSBV tiến chiếm Saigon.

Trong những ngày kịch chiến vừa qua, chỉ có pháo binh yểm trợ cầm chừng vì mặt trận Xuân Lộc đang hồi quyết liệt, nên tất cả các phi tuần oanh tạc đều tập trung vào đó. Ðơn vị tiếp ứng là Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh thì bị chận đứng tại ấp Hưng Nghĩa hai ngày không tiến lên hướng Dầu Giây nổi. Trên QL1, địch quân bao vây thị xã Xuân Lộc và khống chế một đoạn đường dài 20km từ Ngã 3 Cua Heo ven thị xã Xuân Lộc đến Ấp Hưng Nghĩa thuộc xã Hưng Lộc. Phía QL20, Ðịch quân chiếm toàn bộ tỉnh Lâm Ðồng, Chi Khu Ðịnh Quán, Túc Trưng,Gia Kiệm. Lực lượng ta như một ốc đảo trên sa mạc, bốn bề là địch quân.

Ra khỏi phòng họp hành quân, tôi không về xe vội, ngồi xuống 1 thân cây ngã, lấy thuốc ra hút. Miệng cay xè, râu ria tua tủa vì mấy đêm không ngủ. Nhìn về hướng chi đoàn các binh sĩ đang tất bật lau chùi vũ khí chuẩn bị cho trận kịch chiến sắp tới, biết chắc là sẽ xảy ra, bất cứ lúc nào, hôm nay, ngày mai. Cường độ đánh sắp tới chắc sẽ vô cùng khốc liệt, ai còn, ai mất? Ðem thân làm lính Kỵ Binh thì ngày xưa lấy da ngựa bọc thây, ngày nay nguyện chết trong lòng xe bọc thép. Bất giác tôi nhớ đến 4 câu thơ cổ của Tàu mà bây giờ không còn nhớ tên tác giả:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mặc tiếu?
Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi
(Bồ đào chén ngọc khuyên mời
Tiếng tì trên ngựa dục người ra đi
Sa trường nghiêng ngả – cười chi?
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về)


Dòng suy nghĩ miên man, thân nhân của đồng đội tôi sẽ đau khổ như thế nào khi biết chồng con họ không bao giờ trở lại sau tấm thảm kịch này? Nghĩ đến H. người vợ hiền thục, thủy chung tháng nào cũng lặn lội thăm chồng trong vùng hành quân xa xôi: Tây Ninh, Rạch Bắp, Dầu Tiếng, Bình Giã, Căn cứ 4… Thằng bé D. mới vừa 3 tuổi và con bé L. 2 tuổi, cứ thấy cha cười toe toét đòi bồng. H. ơi! Liệu anh có về được để gặp em và 2 con không?

Về lại xe tôi gọi các sĩ quan chi đội trưởng phổ biến tình hình. Gương mặt mọi người nặng trĩu nhưng không ai lộ vẻ hốt hoảng, hoang mang. Chấp nhận đối mặt với mọi tình huống xấu nhất! Ðêm đó toàn thể quân nhân từ Kỵ Binh đến Bộ Binh, Pháo Binh. Từ cấp chỉ huy cao nhất đến anh tân binh vừa bổ sung đơn vị tuần qua đều không ai ngủ được, căng mắt nhìn bóng đêm. Bóng dáng tử thần lảng vảng mọi nơi, trên không trung, từ hàng trăm gốc cao su già mập mờ trong màn sương, từ những tàng cây rậm rạp ven suối… Nhưng đêm đó Cộng quân không tấn công. Ðịnh chơi trò hú tim sao đây?

Con suối Gia Nhan rộng chừng 10 mét, chảy vòng cung ôm trọn hướng Nam và Tây Bắc Ấp Nguyễn Thái Học, bọc lấy Ðồi Móng Ngựa; mùa này khô cạn, nước chảy róc rách. Hai bên bờ là cây cối rậm rạp, chằng chịt dây leo, rất dễ cho địch quân len lỏi tiếp cận đơn vị chúng tôi.

Ngày 15 tháng 4, 1975, ngày dài nhất đã đến. Rạng sáng, đồi Móng Ngựa nơi đóng quân dã chiến của Tiểu Ðoàn 3/52 hứng pháo, lúc càng dồn dập. Pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, cối 82 ly từ nhiều hướng nổ chụp lên đồi Móng Ngựa. Cả ngàn trái trên vị trí diện tích chưa đầy 5km vuông. Sau chừng 1 giờ mưa pháo, Trung Ðoàn 95 của Sư Ðoàn 325 CSBV tấn công biển người vào vị trí phòng thủ của Tiểu Ðoàn 3/52 từ ven suối Gia Nhan. Các pháo đội của Tiểu Ðoàn Pháo Binh 182 bắn yểm trợ tối đa từ căn cứ ấp Nguyễn Thái Học. Nhưng không bao lâu chính vị trí Pháo Binh của TÐ 182 PB cũng bị đè bẹp bởi mưa pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 của CSBV,hết phương yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 3/52 . Tới trưa sau hơn 4 giờ giằng co từng mét đất, đồi Móng Ngựa bị tràn ngập. Những lời yêu cầu tuyệt vọng của các đại đội trưởng của TÐ 3/52: Trung úy Nguyễn Thanh Trường, Trung úy Mai Mạnh Liêu mà tôi nghe được qua hệ thống truyền tin của LLÐN52, xin phi pháo dội nát đồi Móng Ngựa, Pháo Binh cứ bắn lên đầu họ, họ đã bị tràn ngập. Lời yêu cầu lặp đi lặp lại vài lần rồi tắt hẳn. Tôi ứa nước mắt khi nghe những lời yêu cầu này. Thật là bi hùng, mã thượng. Các cao điểm bảo vệ Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn đã hoàn toàn bị địch khống chế. Tới 4 giờ chiều, Ban Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 3/52 len lỏi địa thế rậm rạp rút được về bố trí tại phía Tây Quốc lộ 20, gần ấp Nguyễn Thái Học.

Mất Ðồi Móng Ngựa, căn cứ chiến đoàn bị pháo liên tục. Mặt khác, Sư Ðoàn 6 CSBV được bổ sung thêm 2 trung đoàn địa phương là Trung Ðoàn 33 và 274 bắt đầu tấn công căn cứ Chiến đoàn từ hướng Nam, Ðông và hướng Bắc là hướng Ðồi Móng Nhựa vừa chiếm được. Bắt đầu 1 giờ chiều, căn cứ nằm trong biển lửa, hàng ngàn quả pháo đủ loại dội lên đầu chúng tôi. Khoảng 2 giờ trưa, hầm của Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn hứng hàng chục quả đạn pháo 130 ly chính xác nên sụp đổ. Như một trận đại hồng thủy đổ ập xuống Bộ chỉ huy Căn cứ, Tôi đứng trong xe, nhìn thấy toàn bộ Bộ Chỉ Huy chạy băng qua bên kia Quốc lộ 20 vào vườn cao su.

Và tiếp theo, địch bắt đầu tấn công chúng tôi, dưới ánh nắng gay gắt. Bò sau hàng trăm gốc cao su già tiến tới, len lỏi bờ suối chạy lên. Sau hàng chục quả mìn định hướng (mìn Claymore) được kích hỏa nổ vang trời,và tiếp theo, 4 khẩu đại bác76 ly của chi đội chiến xa M41, 20 khẩu đại liên 50, 40 khẩu đại liên 30, 3 khẩu cối 81 ly, 3 khẩu 106 ly không giật và hàng trăm vũ khí cá nhân, M16, M79 của Bộ Binh đồng loạt khai hỏa vang cả một góc trời chiến địa. Bên kia, từng lớp từng lớp người như những con thiêu thân, lao lên và ngã gục. Cơn cuồng phong dữ dội không quật nổi tinh thần quyết chiến của con cháu Thánh Gióng. Giữa hỗn độn âm thanh súng đạn của ta của địch, tôi nhận được báo cáo một chiến xa M41 và một M113 bị bắn cháy, một M113 bị đứt xích vì B40. Tuyến một của Ðại Ðội 52 Trinh sát đã bị cày nát. Phía sau xe chỉ huy của tôi, chiếc M548 và chiếc GMC chở đạn cũng bị pháo trúng và bốc cháy. Rất may ngày hôm trước các xe này đã tiếp tế nhiên liệu và đạn cho tất cả xe trong Chi đoàn, nếu bằng không trên 5000 lít xăng dầu, cả tấn đạn các loại chắc chắn xe chỉ huy của tôi và vài chiếc M113 gần đó sẽ bị hỏa thiêu. Trong lúc vạn tử nhất sinh, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Trước Tiểu Ðoàn 182 Pháo Binh mặt mày đen sạm vì khói súng, cố gắng kéo hai khẩu 105 ly còn lại ra sát phòng tuyến trực xạ vào địch quân.

Tình thế cực kỳ hiểm nghèo, tôi buộc lòng phải liên lạc với Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng chiến đoàn trưởng để xin lệnh rút lui, nguy ngập quá, trước sau gì cũng bể tuyến vì lực lượng địch quá đông và hung hãn. Lúc đó, Ðại úy Mừng, đại đội trưởng 52 Trinh Sát, leo lên xe tôi và bảo: “Lưu ơi! Rút lui mày ơi”. Tôi với tay bịt miệng anh ta và nói: “Tao đang liên lạc với 18 (danh hiệu truyền tin của Ðại Tá Dũng) im chút coi.”

Hôm nay, Ðại úy Mừng khác chi lạ. Cách đây hơn năm, ở Bến Cát, An Ðiền, Rạch Bắp, đại úy Mừng ngày đó tự tin, giọng nói oang oang, tiếng cười sảng khoái. Nhìn ông bụi đất đầy người, bộ quân phục tác chiến lấm lem, nhàu nát, mặt mày như được vẽ màu ngụy trang trông te tua quá!

Tôi bảo Ðại úy Mừng cho anh em lên xe gấp, kể cả bị thương và tử thương đều được đưa lên xe càng nhanh càng tốt rồi ra lệnh rút lui qua bên kia QL20,vào vườn cao su. Ðoạn hậu là 3 xe M41 và 2 Chi đội Thiết kỵ dưới sự điều động của Chi đoàn phó là Ðại úy Hồ Thúc Hạ, và phá hủy chiếc M113 bất khiển dụng còn lại.

Xe chỉ huy của tôi vừa trờ qua chiếc xe Jeep bể bánh tôi nhìn thấy chú chó cưng Lucky nằm bẹp dưới gầm xe. Lòng tôi lại chợt nhói lên. Con chó cưng trung thành, hằng sáng thường cắn mùng đánh thức tôi dậy để khi tôi uống cà phê, rót cho nó 1 dĩa nhỏ cà phê bốc khói. Chó mà ghiền cà phê! Tôi nhờ anh xạ thủ đại liên xoay nòng qua, một loạt đạn bắn tung chiếc xe Jeep… Lúc đó, Ðại úy Hạ cũng cho bắn cháy chiếc M113 và hai khẩu pháo 105 ly anh hùng.

May mắn làm sao, chi đoàn và đại đội trinh sát đã rút lui an toàn dưới làn mưa pháo của địch. Vừa vào sâu được trong vườn cao su phía Tây bên kia QL20 và bố trí xong, tôi liên lạc với Ðại Tá Dũng. Ông đến và lên xe tôi. Nếu không nhờ cặp lon Ðại tá trên bâu áo, tôi đã không nhận ra ông. Trước đây 24 giờ, Ông oai phong,với giọng miền Nam ấm áp, rộn ràng, mệnh lệnh chắc nịch có phần cộc cằn. Ngay trước mắt tôi lúc đó, cả thân thể quần áo ông nhuộm đỏ màu đất và đen màu thuốc súng, lượm thượm chỉ có đôi mắt là sáng quắc đầy nghị lực. Ngay lập tức tôi cũng nhận ra mình hình dáng cũng không khác ông và Ðại úy Mừng. Màu xanh olive của chiến bào nay đã thành màu loang lổ nâu đen đỏ lem luốt tả tơi. Chúng tôi trao đổi chừng 10 phút thì ngoài đường dầu, người dân chạy loạn báo là hàng đoàn chiến xa CSBV đang chạy xuống từ Gia Kiệm. Tiếp liền đó, một xe M113 lại bị bắn bởi 75 ly không giật. Ðến nay tôi nhớ mãi hình ảnh anh lính lái xe Nghiêm khôn ngoan và dũng cảm, đã lái chiếc xe ra khỏi đội hình phòng thủ chạy lẹ ra hướng Quốc lộ 20, một khoảng xa. Tới đó anh liền nhảy ra khỏi xe thoát thân bằng cửa tài xế. Vừa chạy được khoảng 100 mét, chiếc M113 bật cháy ngùn ngụt.

Chưa bao giờ tôi có cái cảm giác vừa buồn vừa đau khổ như lúc nầy, miệng thì khô đắng, mắt cay xè. Chỉ trong 12 ngày chi đoàn mất 8 xe M113 và 1 xe M41, chỉ còn lại 15 xe. Ðịch quân nhất quyết xóa sổ chúng tôi. Hướng Ðông, nơi chúng tôi vừa lui quân, địch đã xuất hiện. Hướng Tây vườn cao su tức hướng ấp Bàu Hàm nhìn bằng mắt cũng thấy địch quân lố nhố. Hướng Bắc, tức hướng Gia Kiệm địch bắt đầu tấn công mạnh. Hướng Nam tức hướng Ngã Ba Dầu Giây súng nổ như bắp rang. Tứ bề thọ địch nếu còn chần chờ không quyết định nhanh, chúng tôi, LLÐN52 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Ðịch quân đã bịt kín tất cả mọi nẻo đường. Tôi liền nghĩ ngay phải mở đường máu xuyên qua vòng vây. Nhìn qua Ðại Tá Dũng, tôi đọc được trong ánh mắt của ông. Chúng tôi gần như cùng nói một lúc:

“Mở đường máu.” Tôi vội vã cho lệnh Bộ Binh lên xe, gần xe nào lên xe ấy… Chúng tôi quyết định mở đường máu về phía Tây vườn cao xu hướng về ấp Bàu Hàm (một ấp nhỏ của người Nùng chuyên sống về nghề rẩy hoa màu phụ cách Ngã Ba Dầu Giây 7 km về hướng Tây Bắc).

Dựa vào hỏa lực mạnh, di chuyển nhanh của Thiết Giáp,và yếu tố bất ngờ, chúng tôi xuyên phá vòng vây. Ba chiến xa M41 dẫn đầu, các xe M113 bố trí trái, phải rồi cùng tiến về phía trước với đội hình quả trám. Cũng may vườn cao su non nên chiến xa dễ dàng cán rạp đè bẹp hầm hố địch. Tất cả các súng liên tiếp nhả đạn. Ðại bác 76 ly của chiến xa M41 hạ thấp nòng bắn trước đầu xe bằng đạn nổ,xới tung từng hầm hố. Hàng chục khẩu đại liên 50 và đại liên 30,hàng trăm cây M79 và M16 thi nhau bắn xối xả trước, bên hông xe để địch không ngóc đầu lên bắn B40 và đại bác 75 ly. Ðịch quân chống trả mãnh liệt nhưng thiết giáp càn qua đầu mà tiến chúng bung ra khỏi chốt chạy tán loạn và bị bắn hạ. May mắn thay, Chi đoàn có 2 hạ sĩ quan trưởng xa và 2 anh tài xế là người địa phương trước làm rẫy ở ấp Bàu Hàm. Họ đóng góp quan trọng vào việc dẫn đoàn quân thoát nhanh và chính xác ra khỏi vòng vây địch quân. Vừa di chuyển vừa bắn. Không biết bao nhiêu trở ngại gặp phải: suối sâu, đá lớn, gốc cao su lớn vừa cưa chưa mục, lởm chởm dễ dàng làm trật xích chiến xa. Hỏa lực địch chống trả nặng nề nhất trong bề dày 500 mét đầu,tới gần bờ suối Bàu Hàm, áp lực nhẹ dần.

Hơn một giờ hành quân vượt thoát, lực lượng chúng tôi bắt tay được với Chi Ðoàn 1/18 Thiết Kỵ do Ðại úy Hà Trung Hiếu bạn cùng khóa với tôi làm chi đoàn trưởng thuộc Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh. Ðến gần ấp Bàu Hàm, chúng tôi bố trí phòng thủ trong một khu rừng chồi thưa thớt. Xa xa, về hướng Ấp Nguyễn Thái Học lửa còn cháy đỏ cả vòm trời. Lúc đó là 8 giờ tối ngày 15 tháng 4, 1975, một ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tôi. Trên bầu trời hàng chục ánh hỏa châu treo lơ lửng cộng với khói,và những áng mây trôi lững lờ, tất cả quyện vào nhau tạo thành một thứ ánh sáng vàng vọt buồn phiền. Nơi đóng quân cây cối, xe cộ, bóng người lúc ẩn lúc hiện chập chờn ma quái.

Tôi mời Ðại Tá Dũng ở lại xe, ăn cơm và nghỉ ngơi qua đêm. Ăn cơm gạo sấy nóng và cá Tuna. Thiết giáp lúc nào cũng được ăn cơm nóng, chỉ cần đổ nước vào bịch gạo sấy, treo ở nắp bô xe là có cơm nóng ăn khi tới chỗ dừng quân…

Người lính của tôi bưng ra một nón sắt đầy nước mời Ðại Tá Dũng và tôi rửa mặt. Hai người vội vàng bốc nước vào mặt để xóa bớt những bụi, khói mồ hôi bám dầy từ sáng đến giờ rồi ra tuyến phòng thủ. Ông và tôi đến từng chi đội để kiểm tra đôn đốc và quan trọng là khen ngợi để củng cố tinh thần anh em binh sĩ; Ở đó tất cả các y tá làm việc hết sức mình. Cả hai dừng lại từng xa đội để thăm hỏi. Những cảnh tượng quá đau thương. Tim tôi nhói lên mỗi khi những người lính Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh rên rỉ. Họ cố gắng chịu đựng những cơn đau nhức. Vết thương đã được băng bó tạm thời nhưng cũng làm cho họ vô cùng đau đớn. Lòng tôi quặn thắt trước những chiến hữu đã hy sinh vì tổ quốc nằm gọn trong chiếc poncho buồn thảm. Trong các xe M113 nhiều thương binh, nhưng đã tối và tình hình còn nguy hiểm nên không thể tản thương được. Tôi ngậm ngùi trở về xe chỉ huy với Ðại Tá Dũng.

Hai người, Ðại Tá Dũng và tôi nhìn nhau rồi cúi mặt, cơm nuốt không vô mặc dù từ sáng sớm đến giờ không có gì bỏ bụng ngoài một ly cà phê nóng. Trong lòng dâng tràn nỗi nghẹn ngào. LLÐN52 đã gánh vác một công việc quá lớn, quá tầm tay. Không được yểm trợ phi pháo, không được các đơn vị bạn tiếp cứu. Cơ sự đã thế àảy biết tỏ cùng ai! Tổng kết tình hình nhân lực vô cùng đau đớn, 3 phần 4 quân số bị thương hoặc hy sinh của Trung Ðoàn 52 Bộ Binh. Về Thiết Giáp 9 chiến xa và M113 bị tiêu hủy, hơn 1/4 quân số bị loại ra khỏi vòng chiến đấu chỉ trong 12 ngày đêm. Canh bạc thua gần trắng tay. Ôi! phải chăng đây là đỉnh tột cùng của đau thương và nghiệt ngã đời lính?

Chúng tôi không thể hình dung nổi ngày mai của cuộc chiến sẽ như thế nào,cho tôi và đồng đội thân yêu của tôi.
Ngày 16 tháng 4, 1975: Sáng sớm toàn bộ Chiến Ðoàn 52 còn lại di chuyển ra Hương lộ đất đỏ nối liền QL1 và ấp Bàu Hàm. Chúng tôi vừa đến cùng một lúc với đoàn xe GMC và Hồng thập tự để tản thương và đưa Trung Ðoàn 52 Bộ Binh về Long Bình.

Tôi tiễn Ðại Tá Dũng đến tận xe jeep của ông, chào tạm biệt và bắt tay từ giã, ông bắt tay tôi thật chặt, thật lâu và nói hy vọng chúng ta còn gặp nhau trên cùng một chiến trường và cảm ơn với giọng trầm buồn. Nhưng vận nước nổi trôi, từ đó đến giờ tôi và ông chưa một lần gặp mặt. Tôi trở lại và đứng nghiêm trên xe, và hầu hết kỵ binh của chi đoàn đều đứng nghiêm đưa tay chào khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Chào vĩnh biệt các anh đã anh dũng hy sinh vì nước non, bây giờ các anh đang được vui sống muôn đời; “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (Kinh Hòa Bình). Chào tạm biệt các anh đã hiên ngang chiến đấu, can trường xả thân vì dân tộc trong suốt thời gian 12 ngày đêm vừa qua cùng với Chi Ðoàn 2/5 Thiết Kỵ. Nguyện cầu cho các anh gặp nhiều may mắn trong thời gian tới. Tất cả đều đứng nghiêm chào cho đến khi đoàn xe khuất hẳn sau đám bụi đỏ mịt mù.

Chú chó xấu nhất thế giới ở Nam California

PETALUMA, California (AP) – Một chú chó đầu to với chân bè ra như chân vịt và lai ba chủng loại khác nhau, vừa được bầu là chú chó xấu nhất thế giới vào hôm Thứ Sáu, trong cuộc thi hằng năm lần thứ 25 ở Bắc California.









Chú chó Walle, 4 tuổi, từ Chico, Nam California, được bầu làm chú chó xấu nhất thế giới trong cuộc thi tổ chức lần thứ 25 ở Sonoma-Marin Fairgrounds hôm Thứ Sáu. (Hình: AP video)


Chú chó lai Walle, 4 tuổi, từ Chino, Nam California, dự tranh với 30 chú chó xấu xí khác và đoạt giải nhất vào phút sau cùng.


Giám khảo Brian Sobel nói: “Chú chó này trông như ghép bằng photoshop từ nhiều loại chó khác nhau, ngay cả từ nhiều loại thú khác nhau.”


Tammie Barbee, đem Walle về nuôi từ khi chú mới được ba tháng tuổi. Bà kể rằng thiên hạ ai cũng nói con chó này rất khác thường “nhưng tôi vẫn ưa nó.”


Các giám khảo đều cảm kích về lối đi như vịt bầu của chú.


Ngoài danh hiệu đứng nhất, chú Walle còn được thưởng $1,500 và sẽ được lên TV trong nhiều chương trình khác nhau vào tuần tới như “Today” show của NBC và “Jimmy Kimmel Live” của ABC.


Được biết cuộc thi được diễn ra tại hội chợ Sonoma-Marin Fairgrounds, cách San Francisco 40 dặm về hướng Bắc, và thu hút được sự chú ý của toàn thế giới với sự tham dự của truyền thông từ nhiều nước.


Theo ban tổ chức, chú Walle được chấm điểm dựa theo vẻ “xấu xí tự nhiên của chú.” (TP)

Thương quá Người Phế Binh Việt Nam

 


Mường Giang


Tất cả hình như chỉ còn có kỷ niệm sau cuộc đổi đời. Là định mệnh mà chúng ta, những kiếp trai thời loạn phải gánh chịu, theo vòng đời nổi trôi của dòng sông lịch sử, dù vô lý, dù hờn căm, dù bất công thương hận.

Mất nước nhà tan, nguời lính sống sót sau cuộc chiến, rã ngũ tan hàng đầu sông cuối bể, tha phương thì dần chết trong men đời cay đắng, còn tù ngục chịu cảnh nhục hờn. Nhưng tất cả giờ cũng đã đi hết rồi, chỉ còn ở đây là những thương phế binh xa cũ, những hồn ma cô quạnh, sống với quá khứ liệt oanh, qua những vết thương đời không hề hối hận:


“Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc
trong vết thương người bạn nín rên
người chết mấy ngày không lấy xác
thây sình mặt nát, lạch mương tanh…”
(Tô Thuỳ Yên)


Ta thán phục, ta hãnh diện biết bao, khi đọc được những trang sử cũ. Sẽ vui cười hớn hở cùng với tiền nhân qua những lần bình Chiêm, phá Bắc, đuổi giặc Mông trên sông Bạch Ðằng, đốt tàu Pháp tại Vàm Nhật Tảo. Không biết những trang quân vương dũng tướng thời xưa, hành xử thế nào mà muôn người như một, khiến cho người trong nước, gia trẻ lớn bé, đều nguyện một lòng giết giặc cứu nước tại Hội Nghị Diên Hồng. Sau này mới vỡ lẽ, thì ra đó là tinh thần trách nhiệm, cũng như bổn phận của kẻ sĩ thời tao loạn. Hay đúng hơn, đó là đức tính cao quí của thanh niên-sĩ phu, dù họ chỉ là những người bình dân ít học.


“Tôi không là tôi nữa,
từ khi được xuất ngũ
có quạ đen đậu trên đầu
có bao nhiêu đợi chờ đau khổ…”


Thanh niên VN thời nào cũng vậy, tất cả đều đặt trách nhiệm làm trai trên hết, nên chúng ta ngày nay mới còn có đất nước, để mà vui sướng, đau khổ. Hỡi ơi, có làm lính mới hiểu phận bèo của lính, có là thương phế binh sau khi được xuất ngũ, mới thấm thía được nỗi buồn của một kẻ tàn tật, mất tất cả, ngoài người mẹ già từ quê xa, đang đợi con trở về. Thê thiết quá cũng như đau đớn tột cùng, kiếp lính chiều tàn là thế. Sự thật là vậy, có khi còn đau đớn trăm chiều. Ai đã tùng thấy chưa, cảnh vợ lính hay người yêu, chỉ một lần vào thăm người thân nơi quân y viện, rồi chẳng bao giờ quay lại, ngoài những giọt lệ cá sấu, vô tình còn vương vãi đó đây. Ai có một lần ngược xuôi trên các nẻo đường thiên lý, tình cờ hội ngộ những chàng trai tàn tật còn rất trẻ, những người mù, què, mặt mày in đầy thương-sẹo bởi đạn bom, đang lần mò ngửa tay chờ bố thí của mọi người. Họ là lính chiến của một thời oanh liệt, là thương phế binh QLVNCH đó, họ đau khổ mang thương tật không phải do bẩm sinh, mà vì đời, vì người gánh chịu:

Làm người bình thường, sống trong thời loạn, đã phải khốn khổ vì miếng cơm manh áo, huống chi phận lính nghèo, lãnh đồng lương chết đói, vậy mà còn bị trí thức nguyền rủa, là lính đánh thuê cho Mỹ…


“Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà
thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ
tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ…”
(Phạm Duy)


Nhưng chiến tranh chưa dứt và vẫn còn khốc liệt, nhưng người xưa nay đã thành tàn phế, vô dụng, lê lết đời tan xuân héo, lần mò trở về làng xưa, với những kẻ thân yêu, mong chút tình thân đùm bọc.

Ai có cảm thông chăng người lính mù trẻ tuổi vì đạn B40, lần mò trên chiếc xe lăn, quanh bến phà, bến xe, miệng hát tay đờn kiếm sống? Có thương không những người lính trận, bán thân bất toại, lê lết khắp các nẻo đường phố thị, để bán vé số, sách báo, đắp đổi qua ngày. Và còn nữa, còn trăm ngàn thảm kịch của tuổi thanh niên thời loạn, chân gỗ tay nạng, mắt mũi vàng khè, khô nám, luôn đau đớn bởi những hậu chứng, sau khi giải phẫu. Nhưng họ vẫn lao động để sinh tồn, đi biển, làm nông, lết lê trên ruộng trên sóng, đội nắng tấm mưa. Kiếp sống phận bèo của người phế binh là thế đó, nên phải chiếm đất cắm dùi, cũng là chuyện bình thường.

Hai mươi năm chinh chiến, dù có gọi bằng một thứ danh từ gì chăng nữa, thì xác của nam nữ thanh niên hai miền đất nước, cũng đã chất cao như núi, máu chảy thành sông. Rốt cục chỉ có cái vỏ độc lập, hòa bình, tự do, thống nhất. Người cả nước đói vẫn đói và đời sống càng bị tù hãm tứ phiá, bởi cổ được mang nhiều thứ gông, cả tư bản và đảng CS cầm quyền.

Nhưng thê thiết nhất vẫn là những người phế binh VNCH. Ngày xưa lúc chế độ cũ còn, được nói, được hưởng đủ thứ quyền lợi… thế nhưng họ vẫn sống bèo bọt, cực nghèo. 30 tháng 4, 1975, VC vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cày mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.

19 tháng 4, 1975 tại Quân Y Viện Ðoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.

30 tháng 4, 1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.

Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi giặc về? Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu ra cổng. Người sáng dắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Ðời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã Ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống tiếp kiếp lính bèo.

Cuộc đổi đời nay đã xa lắc nhưng mỗi lần nhớ cứ tưởng mới hôm qua hôm nay. Ba mươi bảy năm rồi ta còn sống được, để nói chuyện văn chương chữ nghĩa trên đất người, đã là điều đại phúc. Trong lúc đó nơi quê nhà ngàn trùng xa cách, những người phế binh năm nào, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng chắc chắn một điều, dù họ có sống hay đã chết, thì hận nhục, thương đau cũng đâu có khác gì. bóng ma trơi, những mảng đời nghèo hèn tăm tối. Ðâu có ai muốn nhắc tới những thân phận hẩm hiu trong vòng đời tục lụy, kể cả những cấp chỉ huy cũ, hiện đổi đời giàu sang, mồm to miệng thét ở hải ngoại.

– Xin hãy thương lấy họ, hãy cứu vớt họ đang trôi nổi trong ngục tù nghiệt ngã.

– Phế binh cũng là một phần của tập thể cựu quân nhân hải ngoại.

– Hãy rót một chút ân thừa cho những thây người còn sống sót trong bể hận trầm luân.

– Hãy cho họ một chút tình thương trong cơn hấp hối.

– Hãy dành cho họ một chút không gian nho nhỏ, trong căn nhà VN to lớn, đã được các cộng đồng tị nạn hoàn thành trên khắp nẻo đường viễn xứ, để họ an tâm chờ đợi luân hồi và một vòng hoa tặng người chiến sĩ ca khúc khải hoàn, mà chắc chắn phải có trong thời gian gần.

(Trích trong bài viết “Không thể nào quên được người Thương Binh VNCH” của Mường Giang)

TT Putin: Snowden không ở trong ‘lãnh thổ’ Nga


 


MOSCOW, Nga (Reuters)Sau hai ngày im lặng, Tổng Thống Vladimir Putin của Nga khẳng định ông Edward Snowden không ở trong “lãnh thổ” của Nga, mà chính xác đang ở khu “quá cảnh” ở phi trường quốc tế Sheremetyevo, bên ngoài thủ đô Moscow, và cho biết Nga sẽ không dẫn độ ông theo yêu cầu của Mỹ.









Người biểu tình mang biểu ngữ ủng hộ Edward Snowden trước Ðại Sứ Quán Mỹ ở Hồng Kông. (Hình: Philippe Lopez/AFP/Getty Images)


Tại một cuộc họp báo trong lúc công du tại Phần Lan hôm Thứ Ba, ông Putin nói: “Nga không dính dáng gì đến ông Edward Snowden. Ông không hề ở trong lãnh thổ của Nga. Ông đang ở một khu quá cảnh tại phi trường. Ông chưa hề vi phạm bất cứ điều gì trên đất Nga, và vẫn là một người tự do. Ông chưa hề bước chân sang khu vực mà ông phải trình sổ thông hành. Chúng tôi mong ông đi khỏi Nga càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng quan hệ giữa Nga và Mỹ.”

Ông Putin cũng nói thêm: “Nên nhớ, Nga và Mỹ cũng không có hiệp ước dẫn độ, và Nga sẽ không giao nộp ông Snowden cho phía Hoa Kỳ.”

Trước đó, Ngoại Trưởng Sergei Lavrov của Nga cũng khẳng định: “Ông Edward Snowden chưa hề bước vào lãnh thổ Nga.”

Hầu hết các phi trường quốc tế trên thế giới đều có khu vực quá cảnh. Ðây là nơi để khách đi máy bay chờ chuyến bay qua một quốc gia khác mà không phải đi qua quan thuế và trình sổ thông hành cho chính quyền quốc gia sở tại.

Ông Edward Snowden là cựu nhân viên CIA và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA) trước đây và là người tiết lộ thông tin rằng chính phủ Hoa Kỳ theo dõi dữ kiện điện thoại và email một số người dân Mỹ, Hồng Kông, và Trung Quốc, sau khi ông trốn sang Hồng Kông.










Tổng Thống Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo ở Phần Lan hôm Thứ Ba, khẳng định ông Edward Snowden không ở trong “lãnh thổ” Nga và Moscow sẽ không dẫn độ ông. (Hình: Kimmo Mantyla/AFP/Getty Images)


Hôm Thứ Sáu, Bộ Tư Pháp Mỹ chính thức truy tố ông Snowden tội gián điệp và ăn cắp tài sản quốc gia, đồng thời hủy giá trị sổ thông hành Mỹ của ông.

Phía Mỹ cũng yêu cầu Hồng Kông dẫn độ ông Snowden về Mỹ theo hiệp ước giữa hai nước có từ năm 1996.

Hồng Kông trước đây là thuộc địa của Anh, nhưng được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, và Trung Quốc chịu trách nhiệm đối ngoại của đặc khu tự trị này.

Hôm Chủ Nhật, chính quyền Hồng Kông cho rằng yêu cầu của Mỹ không phù hợp với luật của họ, và để cho ông Edward Snowden bay đi Moscow trên một chuyến máy bay của một hãng hàng không Nga.

Theo dự trù, ông Snowden sẽ bay từ Moscow đi Havana, Cuba, rồi từ đó bay vào Quito, Ecuador, để xin tị nạn chính trị, qua sự giúp đỡ của tổ chức WikiLeaks, theo lời ông Julian Assange, đồng sáng lập tổ chức này.

Tuy nhiên, chuyến bay đi Cuba hôm Thứ Hai không có ông Snowden trên đó, và cả chuyến trong ngày Thứ Ba cũng không.

Trong khi đó, giới chức chính quyền Mỹ, từ tổng thống, ngoại trưởng, các vị dân cử, cho đến phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, đều yêu cầu Nga dẫn độ ông Snowden và bày tỏ sự bực tức đối với hành động của Nga, Trung Quốc và Hồng Kông.

Ngoại Trưởng John Kerry cho rằng “quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia này không thể còn như trước nữa.”

Thậm chí, Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), từng là ứng cử viên tổng thống, nói: “Ðã đến lúc chúng ta phải cứng rắn hơn với ông Putin. Ðây là một thái độ giống như của KGB. Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng này. Chúng ta không thể chấp nhận một người ăn cắp nhẫn của người khác.”

Ông Putin trước đây là một nhân viên cơ quan an ninh KGB của Nga. Ông McCain cũng có ý nói vụ ông chủ đội bóng football New England Patriots mới đây tố cáo ông Putin “chôm” chiếc nhẫn vô địch Super Bowl của ông, nhưng sau đó một phát ngôn viên của ông Putin khẳng định đây là quà vị tổng thống nước Nga được tặng.

Trở lại chuyện tranh cãi ngoại giao, chính phủ Nga hôm Thứ Ba cho hay sẽ không chấp nhận bất cứ lời trách cứ nào liên quan đến ông Edward Snowden tìm cách tránh né không để bị dẫn độ, đồng thời bác bỏ các cáo buộc của Washington, cho hay đầy là những điều “vô căn cứ và không thể chấp nhận.”

“Ông Snowden tự chọn chương trình di chuyển của mình. Chúng tôi chỉ biết về việc này từ giới truyền thông,” theo lời Ngoại Trưởng Sergei Lavrov cho báo chí hay trong cuộc họp báo ở Moscow với ngoại trưởng Algeria.

“Chúng tôi xem mọi ý định cáo buộc Nga vi phạm luật Mỹ và có liên hệ đến âm mưu nào đó là điều hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận.”

Mặt khác, chính phủ Ecuador xác nhận đã nhận được đơn xin tị nạn của ông Snowden và đang xem xét, phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định, bảo đảm phù hợp với luật pháp Ecuador và quốc tế.

Ngoại Trưởng Ricardo Patino của Ecuador, đang có mặt tại Hà Nội, cho biết Mỹ có yêu cầu Ecuador dẫn độ ông Snowden. Tuy nhiên, ông Patino cho biết đó mới chỉ là yêu cầu bằng “miệng.”

“Nói bằng miệng có khi hiểu lầm nhau. Tôi muốn thấy có văn bản chính thức, và trong vai trò của mình, chỉ sau khi thấy văn bản đó, tôi mới có thể quyết định,” ông Patino nói.

Một bài báo trên tờ The New York Times nhận định rằng, nếu Tổng Thống Rafael Correa của Ecuador quyết định nhận ông Snowden, Quito có thể sẽ có vấn đề với Washington sau này, vì Hoa Kỳ là quốc gia nhập cảng hàng hóa của Ecuador nhiều nhất hiện nay. (Ð.D., V.Giang)

Nam California sắp có thêm 1,200 công dân Mỹ

ANAHEIM, CA (NV) – Chỉ một vài ngày nữa, Anaheim Convention Center, tại thành phố Anaheim, Nam California sẽ chào đón hơn 1,200 công dân mới nhập tịch vào hôm thứ Năm 27, tháng Sáu, 2013.










Những di dân Hoa Kỳ tuyên thệ nhập tịch trong tâm trạng bồi hồi cảm động tại Los Angeles, đầu tháng Sáu, 2013. (Hình: Getty Images)


Theo một thông cáo báo chí của Sở Di Trú, hơn 1,200 công dân Hoa Kỳ mới này đến từ hơn 80 quốc gia. Trong đó, có tám người hiện trong quân đội Mỹ, sẽ đứng trước thẩm phán để tuyên thệ trung thành với đất nước Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của họ.


Mười quốc gia có số người tuyên thệ đông hàng đầu hôm thứ Năm này gồm có: Mexico, Việt Nam, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Iran, Ấn Độ, Guatemala, El Salvador, Ai Cập và cuối cùng là Trung Quốc.


Trong tài khóa 2012, chỉ riêng trong vùng Nam California, gồm các quận hạt như Los Angeles, Orange, Riverside, San Bernadino và Santa Barbara đã có gần 100,000 người trở thành công dân Mỹ.


Giới phân tích cho rằng, khi luật cải tổ di trú được thông qua, với 11 triệu người di dân bất hợp pháp lần lượt được hợp thức hóa, số người trở thành công dân Mỹ sẽ tăng nhanh hơn. (H.G.)

Trang điểm tuổi trung niên








(Hình minh họa: Getty Images)


Chú ý kem dưỡng và kem lót


Ở tuổi trung niên, da của bạn trở nên khô và mỏng hơn. Do đó, nên sử dụng lớp kem dưỡng và kem lót thật tốt trước khi trang điểm. Các nếp nhăn nhỏ sẽ bị che lấp, ít nhìn thấy được.



Đừng đánh phấn quá dày


Nếu đánh phấn quá dày, lớp phấn này sẽ càng làm nổi rõ những vết nứt trên da mặt. Hãy dùng dưỡng ẩm, kem lót nhẹ và một lớp nền nhẹ dạng lỏng sẽ giúp bạn giữ độ ẩm cho da, che các vết nhăn tốt hơn.



Đừng vẽ mắt quá màu sắc


Trang điểm mắt đậm và nhiều màu sắc sẽ rất khó khi bạn không còn nhìn rõ hoặc không thể vẽ gọn gàng được. Hãy đánh các vùng mắt một cách đơn giản để đảm bảo sự cân đối cho đôi mắt.









(Hình minh họa: Getty Images)


Làm mắt trông cao và to hơn


Khi có tuổi, mí mắt có xu hướng khô và sụp, do đó, hãy hướng ánh nhìn của người khác vào đường kẻ mắt thay vì để họ tập trung vào mắt thật của bạn. Dùng bút kẻ mắt vẽ đường mỏng dọc theo đường lông mi cả trên và dưới. Đường kẻ sẽ giúp mắt bạn trông cao hơn và gây ra ảo giác lông mi dày hơn.



Kẻ lông mày dày


Lông mày rất quan trọng vì nó góp phần tạo khung cho khuôn mặt bạn. Thời gian làm lông mày của bạn mờ đi. Hãy kẻ đậm lại lông mày. Bạn nên dùng màu lông mày gần với màu tóc.









(Hình minh họa: Getty Images)


Làn môi đầy đặn


Đừng để son môi trôi vào những khe nứt khiến môi bạn giống như đang chảy máu. Đầu tiên, hãy dùng kem dưỡng ẩm và đánh một lớp nền lên môi. Tiếp đó, kẻ viền môi và tô nhẹ môi bằng chì. Cuối cùng, dùng cọ tô son đều lên môi. Nên chọn màu son làm sáng môi mà không quá chói sáng.


Lưu ý: Bạn có thể thường xuyên dưỡng môi để môi với vitamin E để môi không bị khô và bong tróc. Hãy chắc chắn môi bạn đã được dưỡng mềm trước khi dùng son màu.



Giảm quầng thâm mắt


Ngủ đủ giấc có thể giảm thiểu quầng thâm dưới mắt. Tuy nhiên, ở nhiều người, quầng thâm do sự thay đổi sắc tố da. Trong trường hợp này, các loại kem có chứa chất làm sáng da như retinol, hydroquinone, trà xanh hoặc vitamin C rất có ích cho bạn. Để che quầng thâm, bạn có thể dùng kem che khuyết điểm có màu sáng hơn so với màu da và phấn. (N.L)

Làm việc ở Mỹ


Phần 1: Không cần nịnh bợ, không cần quà cáp



Hằng Nguyễn (Ohio)




Sang Mỹ 15 năm là có đến 13 năm rưỡi tôi làm việc với người Mỹ.


Hồi mới sang thì ở nhà một thời gian vì con nhỏ. Sau đó xin vào làm một hãng nhựa của Rubbermaid, chuyên sản xuất những đồ đựng bằng nhựa. Công việc làm theo dây chuyền này hình như chẳng phải suy nghĩ gì, cứ hàng ra thì lượm, gắn chúng lại với nhau rồi gắn lables, đóng vô thùng, chuyển lên dây chuyền cho chạy vào xưởng. Chỉ đơn giản thế thôi. Vì đơn giản nên tiền lương cũng rất giản đơn. Hai vợ chồng cùng làm một hãng nhưng khác ngày nên những ngày vợ làm thì chồng nghỉ để chăm con.


Với tôi, công việc này so với những ngày một nắng hai sương ở ngoài Trung thì chẳng là gì cả. Ở hãng nhựa này, phần lớn lao động là dân Châu Á và Mexico. Đến từ những quốc gia nghèo khó nên ai cũng… ngoan và lao động chăm chỉ. Trong hãng có một vài người Việt nên cũng có người để tâm tình, cũng vơi đi nỗi nhớ nhà.









Công nhân làm việc tại tòa nhà One World Trade Center ở New York. (Hình minh họa: Getty Images)


Làm hãng nhựa một thời gian, nghe chị bạn nói là hãng làm đồ part cho xe tải tuyển người và trả giá rất cao, thế là tôi hỏi địa chỉ và tự đến xin việc. Cũng vì cái tội ham làm để có tiền gửi cho gia đình hai bên nên nghe nói trả giá cao là nhảy vào chứ không suy nghĩ gì nhiều. Vào hãng làm mới biết là công việc này không dành cho phụ nữ. Cả hãng có đến 150 công nhân, mà chỉ có 7 công nhân nữ. Công việc là cho những miếng nhựa (một loại nhựa đặc biệt) vào những cái khuôn rất lớn để đúc những bộ phận bằng nhựa của xe tải, ca nô. Những chiếc khuôn này, có nhiều chiếc to như những ngôi nhà, và cực kì nóng. Khi khuôn được máy nhấc lên, hơi nóng bốc quật vào mặt, vậy mà cũng phải lao vào đem bộ phận đã đúc ra, rồi bỏ nhựa mới vào để đúc cái mới vì nếu không alarm sẽ kêu và sếp sẽ rầy. Chủ nghĩa tư bản mà, làm việc là phải có năng suất. Tụi sếp nó đi lại và kiểm tra sản phẩm, kiểm tra số lượng. Nếu máy hư thì mình phải viết xuống thời gian máy nghỉ, nếu không sẽ bị phàn nàn sao không làm đủ số.


Cũng may là nữ nên tôi chỉ được phân công những máy nhỏ, những part nhỏ nên không phải khiêng nặng lắm. Nhưng tính chất công việc thì không an nhàn chút nào. Khi lấy part ra khỏi khuôn, mình chờ cho nguội một chút (khoảng thời gian này là thời gian mình bỏ nhựa vào để đúc cái mới), rồi dùng dao gọt sơ qua, sau đó dùng mài để mài cho đến khi nhẵn nhụi, bóng loáng… Có khi mài chưa xong thì cái mới đã sẵn sàng. Mùi nồng của nhựa, hơi nóng và bụi làm cho áo quần lấm lem. Bởi vậy, dù mùa hè nóng như lửa đốt, khuôn đúc nóng, hãng không có máy lạnh (bởi chẳng có máy lạnh nào chịu nỗi cái nóng của khuôn), ai làm trong này cũng phải mặc một lớp áo giấy phủ bên ngoài và mang khẩu trang kín mít để không phải hít bụi nhựa.


Cho đến giờ phút này, chồng tôi chỉ biết là thời gian đó tôi làm hãng này rất vất vả, nhưng có lẽ anh cũng không mường tượng cái vất vả đến mức đó.


Lí do tôi không bỏ hãng này dù vất vả, không phải chỉ vì lương cao, mà còn vì bảo hiểm sức khỏe của hãng này rất tuyệt vời. Mỗi tháng, công nhân chỉ trích ra có 16 đô, còn bao nhiêu hãng trả cho hết. Con gái tôi thì nay đi bệnh viện, mai đi bác sĩ nhưng hai vợ chồng chẳng phải trả tiền túi đồng nào. Vì là hãng lớn nên tất cả các quyền lợi đều cao chứ không riêng gì bảo hiểm. Cuối năm hãng cho công nhân nghỉ cả hai mươi ngày và trả lương đầy đủ. Mỗi khi công nhân bị cho nghỉ việc vì ít hàng, hãng vẫn trả bảo hiểm đến một năm sau, mỗi tháng mình chỉ đóng tượng trưng 16 đô.


Thời gian làm ở hãng này thì tôi chủ yếu làm việc với người Mỹ và một số ít người châu Á (phần lớn người Lào) và một vài người Việt nam. Đây là thời gian tôi học nói và nghe tiếng Anh. Vốn từ vựng thì không nghèo, vì đã học ở Việt Nam, chỉ là không được nói nhiều vì học ở Việt Nam thời đó chủ yếu là đọc và viết. Bấy giờ mới có cơ hội để thực tập.


Làm bạn với một số người Lào, tôi thấy họ rất dễ thương. Họ rất giữ uy tín và trung thực. Nói thiệt, thời gian tôi làm việc ở đây, tôi tin tưởng họ hơn là những người Việt làm chung. Là phụ nữ làm công việc nặng, có nhiều lúc mấy anh bạn Lào lùn dễ thương đỡ đần công việc cho tôi rất nhiều. Điều này làm cho người Việt làm chung tưởng là tôi cặp bồ với mấy anh này!


Với những người Mỹ làm ở hãng này thì khác. Họ đối xử với tôi cũng như những công nhân khác. Tuy nhiên, hễ tôi cần giúp thì họ sẵn sàng giúp. Tôi nhỏ con nhưng được cái là siêng năng và nhanh tay nên rất được lòng sếp. Vì vậy mà hễ yêu cầu gì của tôi, dù có hơi khó chấp nhận, sếp cũng mỉm cười cho qua trạm.


Vào làm việc nơi đây tôi mới nhận ra một điều: thì ra người Mỹ cũng làm biếng học hành ghê. Có mấy vị viết sai chính tả đến nỗi một đứa Á Châu với vốn tiếng Anh ít ỏi như tôi cũng nhận ra. Vì khi tôi mới qua đây, cứ tưởng người Mỹ siêng học hành, thông minh, đỗ đạc và không phải đi làm những công việc tay chân như những người tị nạn.


Thời gian làm việc ở hãng đồ part cho xe tải giúp tôi chiêm nghiệm được một điều: rõ ràng là chuyện kì thị vẫn tồn tại vì tôi có thể nhận ra trong ánh mắt của họ, nhưng họ không làm cho mình cảm thấy thấp hèn, họ chỉ làm cho mình cảm thấy là mình “khác” người ta mà thôi. Kế nữa là tuy rằng làm việc có trên có dưới, có sếp có lính, nhưng tuyệt đối không có chuyện nịnh bợ và đút lót như ở Việt Nam. Làm hết giờ thì ra về, hết tuần thì lãnh lương, chuyện ai nấy làm, mình làm tốt thì không bao giờ bị khiển trách. Lễ lộc, năm mới, sếp và lính chỉ nói với nhau “Happy New Year”, “Merry Christmas” là xong. Chẳng phải quà cáp hay nịnh bợ gì. Điều này là điều tôi rất thích.

Kết quả giáo dục Hoa Kỳ thua kém nhiều nước dù chi tiêu lớn nhất

 


WASHINGTON (Reuters) Hoa Kỳ là một tronng những quốc gia chi tiêu cho giáo dục nhiều nhất nhưng kết quả không cao, hầu hết chỉ cáo các sinh viên học sinh thuộc giới dân  giầu được thụ hưởng, theo sự đánh giá của OECD, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.










Ngày chấm dứt năm học tại Nga được đánh dấu bằng hội “Cánh Buồm Hồng” (tên cuốn sách trẻ em  của nhà văn Alexander Grin  viết năm 1922 kể chuyện ước mơ của một cô bé chăm học) trong khuôn khổ các cuộc vui tổ chức vào dịp “Đêm Trắng” đầu mùa hạ. Hình chụp trên sông Neva, thành phố St. Petersburg, hôm 24 tháng 6, 2013. (Hình: Olga Maltseva/AFP/Getty Images)


Hoa Kỳ chi dụng 7.3% tổng sản lượng quốc dân GDP về giáo dục, kể cả khu vực công và tư, cho các trường từ mẫu giáo đến đại học. Dù là mức cao nhất trên tế giới, OECD cho rằng không đạt được kết quả tương xứng.

Trước kia Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học. Hiện nay tụt xuống hạng thứ 14, kém nhiều nước trong đó có Nam Hàn, Nga, Ireland, Canada.

Ở cấp giáo dục tiểu học, Hoa Kỳ cũng thua sút. Chỉ có hơn 50% trẻ em 3 tuổi vào mẫu giáo năm 2011 so với trên 90% ở các nước Âu Châu như Pháp, Ý, Na Uy.

Từ mẫu giáo lên tới lớp 12 nhiều học sinh bỏ học vì gia đình nghéo, đồng thời lương giáo viên hầu như không tăng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2011.

Andreas Schleicher, cố vấn về chính sách giáo dục của OECD nói rằng trong những thập kỷ 1960 và 1970, Hoa Kỳ đứng đầu tất cả mọi nước về giáo dục nhưng đến nay nhiều nước đã lập được thành  quả tốt hơn nhiều.

Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại trong một báo cáo mới đây, cảnh cáo rằng khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa vì tình trạng giáo dục, hậu quả từ sự chênh lệch giầu nghèo gia tăng. Ở khu vực giáo dục cấp cao các trường tư, dành cho những sinh viên con nhà khá giả, có đủ ngân khoản cải tiến  cơ sở và chương trình, trong khi hệ thống trường đại học cộng đồng và đại học công lập liên tục bị cắt giảm ngân sách. (HC)

Chứng khoán lên do tin tức kinh tế tốt đẹp

 


NEW YORK (AP) – Chứng khoán Mỹ lên trong những giờ đầu của phiên giao dịch ngày Thứ Ba do những dữ kiện phấn khởi về thị trường địa ốc, đơn đặt hàng và chỉ số tin cậy của giới tiêu thụ.










Các chuyên viên làm việc ở Thị Trường Chứng Khoán New York.
(Hình: AP/Richard Drew)


Cho tới 11 giờ, Dow Jones Industrial tăng 100 điểm hay 0.7% lên tới 14,760. Chỉ số S&P 500 tăng 12 điểm hay 0.8% lên tới 1,585.

Bộ Thương Mại cho biết đơn đặt mua những sản phẩm lâu bền, kể cả máy bay dân sự,  của các xí nghiệp Mỹ tăng lên. Thị trường địa ốc  tiếp tục hồi phục, giá nhà tăng liền trong 4 tháng ở 20 thành phố chính được theo dõi bởi  Standard & Poor’s/Case-Shiiler, với trung bình 12.1% váo tháng 6.

Chỉ số tin cậy của giới tiêu thụ tiếp tục tăng trong tháng 6, tháng thứ ba liên tục, đạt tới 81.4 trong thước đo 100 điểm lập ra  năm 1985.

Jonathan Lewis trưởng ủy viên đầu tư của Samson Capital Advisors tuy nhiên cảnh giác rằng đứng nên quá vội vã căn cứ vào những dữ liệu kinh tế trong một ngày, theo kinh nghiệm các chuyển biến lên xuống đã thấy trong năm nay.

Trong mấy tuần lễ gần đây, thị trường không biến chuyển nhiều theo những yếu tố căn bản về kinh tế mà do sự chờ đợi khi nào Fed sẽ thay đổi chính sách mua lại trái phiếu trong đường lối kích cầu bằng cách giữ lãi suất rất thấp. (HC)

Mỹ- Ả Rập khẳng định lập trường chống Syria

JIDDAH, Saudi Arabia (AP)  – Ngoại trưởng John Kerry cùng Ngoại Trưởng Saudi Arabia, hôm 25 tháng Sáu, 2013, khẳng định lập trường chống lại Tổng thống Syria Bashar Assad, lên án Assad củng cố lực lượng của mình bằng phi cơ oanh tạc nước ngoài, và đòi hội nghị quốc tế bị đình trệ phải được triệu tập lại để tìm các giải pháp chính trị cho việc kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu.









Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái), được Ngoại trưởng Saudi Hoàng tử Saud al-Faisal chào đón tại phi trường khi đến Jeddah, Ả Rập Saudi, Thứ Ba 25 tháng Sáu, 2013. Ông Kerry ghé thăm Saudi Arabia một ngày, trước khi tiếp tục đến Kuwait, tiếp tục cuộc hành trình ở Trung Đông sau khi dừng chân ở Ấn Độ. (Hình: AP Photo / Jacquelyn Martin, Pool)


“Chúng tôi tin rằng giải pháp tốt nhất là một giải pháp chính trị”, Kerry nói.


Bộ trưởng Ngoại giao Saudi, Hoàng tử Saud al-Faisal, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, và là kẻ thù của Iran, cho biết việc Bashar Assad bổ sung quân số bằng người Iran và Hezbollah tại chiến trường là một chuyển biến quan trọng, không thể coi thường.


Cho rằng Syria giờ là một vùng đất bị chiếm đóng, một sự kiện đòi hỏi cộng đồng quốc tế  phải có phản ứng tức thời,  Ông Saud al-Faisal nói:

“Syria đang đối mặt với hai nguy cơ lớn: nạn diệt chủng tàn khốc chưa từng thấy và một cuộc xâm lược nước ngoài”.










Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái), tham gia một nghi lễ cà phê với Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Saud al-Faisal, như một cử chỉ chào đón khi ông Kerry đến eddah, Saudi Arabia hôm Thứ Ba 25 tháng Sáu, 2013. (Hình: AP Photo / Jacquelyn Martin, Pool)

Ngoại trưởng Kerry, trong chuyến đi viếng thăm vùng Trung Đông và châu Á, cho biết Hoa Kỳ vẫn tin rằng một hội nghị quốc tế là cơ hội tốt nhất để mang đến một giải pháp chính trị cho tình hình căng thẳng hiện giờ.


Ông Kerry tuyên bố:


“Chúng tôi không muốn cuộc chiến lan rộng hơn nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria và các liên minh trong thời gian chuyển tiếp. Vì chúng tôi không ủng hộ việc chế độ Assad đã mời máy bay oanh tạc Iran và Hezbollah vượt qua không phận quốc tế, và đem cho binh sĩ của họ tham dự cuộc chiến. Trong khi đó binh lính Hoa Kỳ, binh lính Saudi, binh lính Qatari hoàn toàn không có mặt.”(H.G.)


 

Hơn 100 tử tù ở Việt Nam sắp bị chích thuốc độc

HÀ NỘI (NV) – Sau nhiều tháng đình hoãn vì không có thuốc nhập cảng và nhà cầm quyền phải tự sản xuất lấy thuốc độc, 117 tử tù ở Việt Nam có thể bị đem chích thuốc từ ngày 27 tháng 6 tới đây.









Một căn phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc (Hình: Wikipedia)

Hiện có hơn 530 người bị kết án tử hình ở Việt Nam và nhiều người trong số đó chờ đợi hành quyết từ năm 2011 đến nay.

Trả lời phiên chất vấn tại Quốc hội hôm 14 tháng Sáu 6 vừa qua, Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an CSVN cho hay “Nghị định 47 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27-6 tới, sau đó sẽ cho tiến hành ngay việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc”.

Đó là số tử tù “đã hoàn tất các thủ tục” hành hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thay cho các xử bắn trước đây. Theo tin tức loan truyền, tử tù sẽ bị chích 3 loại thuốc gồm thuốc làm mất tri giác, thuốc liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Thuốc sẽ được “truyền thẳng vào tĩnh mạch của tử tù và thực hiện theo quy trình 3 bước gồm: Tiêm thuốc mất tri giác, trong trường hợp tử tù chưa bị mất tri giác thì tiếp tục tiêm cho đến khi mất tri giác. Tiếp đó, tử tù sẽ bị tiêm thuốc làm liệt hệ vận động và cuối cùng là tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim” theo tin báo Thanh Niên ngày 18 tháng Sáu.

Một trong những người bị hành quyết đầu tiên bằng thuốc độc là Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ đã giết rồi chặt xác bạn gái thành nhiều khúc. Một phần bị bỏ vào thùng rác, một phần thả trên sông hồi Tháng Năm , 2010, nhằm lấy điện thoại và xe gắn máy đem cầm bán, tiêu xài.

Tháng 9, 2011 nhà cầm quyền Việt Nam ra Nghị định hướng dẫn thực hiện quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thay cho xử bắn, áp dụng từ 1 tháng 11 năm này. Nhưng vì mua không được các loại thuốc cần thiết ở Âu châu, các vụ hành hình tử tù bị khựng lại cho đến nay.

Các quốc gia Âu châu đã bãi bỏ án tử hình vì cho là không nhân đạo nên không chịu bán các loại thuốc cho Việt Nam. Bô y tế và Bộ công an đã phải tìm cách tự sản xuất lấy thuốc để thi hành án. Vì chờ đợi cái chết trong căng thẳng và không hy vọng gì được ân xá, theo báo Đất Việt ngày 12 tháng Tư, 2013, ‘đã có 3 tử tội tự tử, 3 tử tội chết bệnh và 3 người mắc bệnh tâm thần.’

Nhà cầm quyền CSVN đã chuẩn bị xong 5 địa điểm thi hành án tử hình bằng thuốc độc. Một trong những nơi đó là  “trường bắn Cầu Ngà” thuộc Hà Nội. (TN)


 

Xe bus rớt xuống vực – 18 du khách Romania tử nạn

 


PODGORICA, Montenegro (AP)Hôm Thứ Hai Romania đã đưa một máy bay quân sự đến Montenegro chở những người sống sót về nước sau tai nạn xe bus làm 18 du khách chết.









Nhân viên cấp cứu  đang xem xét chiếc cầu nơi xe bus rớt xuống vực. (Hình AP/Risco Bozovie)


Tất cả 29 người sống sót đều đang được điều trị tại bệnh viện thủ đô Podgorica của Montenegro. Những người bị thương nhẹ được đưa về trước và ngày Thứ Ba sẽ có thêm 2 máy bay với đầy đủ dụng cụ y khoa cần thiết đến chở những người còn lại, tùy theo  tình trạng sức khỏe của họ

Chiếc xe bus trong cơn mưa bão hôm Chủ Nhật vượt ra khỏi một cây cầu bắc ngang thung lũng sông Moraca và rớt xuống sườn núi dưới sâu 40 mét.

Bộ trưởng ngoại giao Titus Corlatean đã từ Romania đến gặp Tổng Thống Montenegro hôm Thứ Hai trước khi vào bênh viện thăm các người bị thương. Ông cho biết Romania sẽ dành một ngày Thứ Tư chịu tang các nạn nhân. (HC)

Giá xăng hạ 4 cents trong hai tuần lễ qua


NEW YORK (MSNBC) Giá xăng tại Hoa Kỳ trung bình là $3.6 một gallon loại thường nghĩa là giảm 4 cents trong hai tuần lễ vừa qua.









Nhà máy lọc dầu của Exxon Mobil ở Torrance, California. (Hình: Jamie Rector/Bloomberg via Getty Images)

Xăng rẻ nhất  ở Tucson, Arizona. $3.24; và đắt nhất ở Chicago, Illinois, $4.23. Với giá dầu thô còn đang rẻ, giá xăng sẽ ổn định như hiện nay hoặc xuống nữa trong vài tuần lễ tới.

Theo thăm dò của Lundberg ở 2,500 trạm xăng trên toàn quốc vào ngày 21 tháng 6, giá $3.6 một gallon là xuống 4.16 cents so với thăm dò gần đây nhất vào ngày 7 tháng 6, tuy nhiên cao 11.89 cents so với một năm trước.

Giá xăng ở Chicago đã xuống được 25 cents nhờ giải quyết được vấn đề cung cấp  thiếu dầu thô của các xưởng lọc dầu. Xưởng máy của Exxon Mobil mỗi ngày lọc được 238,000 thùng. Trong khi đó xưởng Exxon ở Torrance, California,  mỗi ngày sản xuất 149,r00 barrels xăng phải tạm đóng cửa một phần và vì vậy giá xăng tại miền  Tây tăng lên.

Giá dầu thô ngày Thứ Hai vào khoảng trên dưới $93 một thùng. Tuần trước, những lo ngại với tình hình Trung Đông về cuộc nội chiến ở Syria khiến dầu thô lên tới $99 một thùng. Giá dầu thô hiện nay đang xuống trước tin tức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại cũng như dự đoán Fed sắp giảm bớt mức độ mua lại trái phiếu. (HC)

Chương trình y tế Obama





Việt Nguyên


LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa… do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Ðộc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com







Những điều thực tiễn về chương trình ACA
Các điểm bệnh nhân cần biết


Ðạo luật y tế bảo vệ bệnh nhân và y tế cho mọi người dân (Patient Protection and Affordable Care) viết tắt ACA được Tổng Thống Obama ký vào năm 2010, đã trải qua ba năm thử thách, 37 lần cố gắng hủy bỏ của đảng Cộng Hòa và qua Tối Cao Pháp Viện, nay sẽ được thực hiện hoàn toàn trong sáu tháng tới, ngày đầu năm 2014. Ðạo luật sẽ gặp nhiều khó khăn mới cho tất cả mọi người, già, trẻ, Cộng Hòa, Dân Chủ. Ðạo luật hơn 2,000 trang, phức tạp, không ai hiểu hết, kể cả Tổng Thống Obama, cho đến khi được thực hiện, giống như luật y tế HMO của bà Hillary Clinton vào thập niên 1990.

Vào đầu Tháng Giêng năm 2014 những người chưa mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm theo như luật bắt buộc. Chương trình mua bắt đầu vào Tháng Mười năm 2013. Qua Tháng Giêng 2014 những người không mua bảo hiểm sẽ bị phạt.
Những người có lợi tức quá thấp sẽ được Medicaid (cho những người nghèo, chương trình của tiểu bang) các người có lợi tức thấp khác không thấp đến mức được Medicaid sẽ được chính phủ tài trợ có thể đến mức 90% tiền đóng bảo hiểm (premium) mỗi tháng. Chương trình này nhắm đến 40 triệu người Mỹ hiện nay không có bảo hiểm y tế vì nhiều lý do như tự ý không mua hay vì giá bảo hiểm quá cao không mua nổi. Ðiểm lý tưởng của chương trình y tế ACA là các hãng bảo hiểm không được từ chối bán hay tăng giá dựa trên phái tính nam nữ hay những người đã có bệnh sẵn.

Chương trình y tế ACA đã gặp những khó khăn từ các tiểu bang, như Texas và Florida, từ chối tham gia chương trình bành trướng Medicaid ngoài tiêu chuẩn nghèo của tiểu bang ấn định.

Chương trình đang diễn ra tốt đẹp ở tiểu bang California, tiểu bang đông dân nhất nước. Chi tiết mua bảo hiểm ghi rõ trong chương trình trao đổi bảo hiểm trên chợ mạng. Nhưng nói chung chương trình mua bảo hiểm đang gặp khó khăn ban đầu, khó khăn dĩ nhiên xảy ra khi có sự thay đổi mới, mọi người phải điều chỉnh và vì tự ACA là kết quả của một sự thương thảo phức tạp giữa các công ty bảo hiểm, các đại dược phòng, các nhà vận động và chính trị giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ.

Chợ mua bán bảo hiểm mạng nhằm giúp những nhân viên không có bảo hiểm từ chủ hãng xưởng có thể mua bảo hiểm trực tiếp. Tiền bảo hiểm thay đổi tùy theo lợi tức và vùng. California là tiểu bang có giá bảo hiểm đắt nhất. Chương trình phức tạp bắt đầu với những định nghĩa chưa rõ ràng như nhiều gia đình 4 người có lợi tức $90,000 mỗi năm nay được xem là nghèo sẽ được phụ cấp là một bất ngờ cho những người làm đơn mua bảo hiểm và bước bắt đầu làm đơn mua là bước nhức đầu. Tờ đơn gồm 21 trang, không phải ai cũng điền tất cả 21 trang, khi đơn đưa lên mạng sự mua bán xảy ra cần phải có sự liên lạc giữa chính quyền liên bang và tiểu bang để quyết định tiêu chuẩn phụ cấp hay cho tín chỉ thuế hay được cấp Medicaid.

Choáng váng đầu tiên cho những người mua bảo hiểm là giới trẻ yêu ông Obama. Giá bảo hiểm đã tăng cao trong năm 2013. Ở California có nơi bảo hiểm Blue Cross Blue Shield đã tăng giá 100%. Care First ở Maryland tăng 25%. Kaiser Permanante ở California tăng giá cao, bị cáo buộc cố tình tăng giá để bệnh nhân không tham gia chương trình của họ nhằm mục đích lợi nhuận.

Chợ bảo hiểm trên mạng có mục đích giữ giá bảo hiểm thấp dựa trên lý thuyết kinh tế căn bản, nhiều hãng bảo hiểm tham gia với nhiều chương trình sẽ giúp cạnh tranh và phẩm chất chương trình y tế tốt hơn. Chương trình ở California được xem đang thành công vì có đến 30 hãng bảo hiểm tham dự để cho bệnh nhân lựa chọn nhưng các hãng lớn đã không tham dự như Cigna, Aetna và United Health Care. Ðiều này bất lợi vì các hãng bảo hiểm nhỏ có nhiều cơ hội phá sản hơn các hãng lớn.

Chương trình ACA có lợi cho người già và người bệnh nhưng muốn chương trình thành công hay giá bảo hiểm thấp thì phải có sự tham dự của mọi người nhất là giới trẻ ít bệnh. Kêu gọi giới trẻ mua bảo hiểm là một thử thách mới và bất ngờ cho chương trình y tế. Những người trẻ lứa tuổi 20 không mua bảo hiểm vì “tôi không bao giờ bệnh!”, mặt khác chương trình cho phép giới trẻ dưới 26 tuổi được nằm trong chương trình bảo hiểm y tế của bố mẹ. Không mua bảo hiểm sẽ bị phạt nhưng tiền phạt không nặng bằng tiền mua bảo hiểm. Năm 2014, tiền phạt là $95 một năm tăng đến $695 năm 2016. Sở thuế vụ có nhiệm vụ theo dõi người mua bảo hiểm y tế và thu tiền phạt dựa trên tờ khai thuế.

Giá bảo hiểm thay đổi tùy tuổi, vùng, tiền phụ trả hóa đơn và tiền bảo hiểm phải trả cho dịch vụ y tế. Bảo hiểm sức khỏe sẽ được chia ra bốn loại “Ðồng, bạc, vàng và bạch kim”. Giá rất đắt. Ðiển hình như một người độc thân, không con, năm 2012 phải trả $197 mỗi tháng, năm nay bảo hiểm tăng 66% $294 mỗi tháng. Mọi người hoang mang vì các tiêu chuẩn này ví dụ như cũng người 40 tuổi nói trên nhưng lợi tức $26,000 thì tiền bảo hiểm chỉ tốn $90 mỗi tháng. Những người đã mua bảo hiểm nhưng không đủ tiêu chuẩn được tài trợ lại bị tăng giá bảo hiểm. Người 40 tuổi có lợi tức $45,000 mỗi năm (4 lần cao hơn mức nghèo) sẽ không được phụ cấp, phải trả hơn $200 mỗi tháng.

Theo sự thăm dò mới 64% những người chưa có bảo hiểm không chắc sẽ mua lý do chính ngoài giá bảo hiểm cao hơn giá phạt là họ tin rằng chương trình y tế ACA sẽ không đưa đến nền y tế tốt hơn (trên 50%) và các bác sĩ khó ra lệnh làm thử nghiệm hơn vì nhiều thủ tục hành chính. Obamacare tương tự như Romney care ở Massachussett, với chương trình y tế Romney, bệnh nhân phải hẹn trên một tháng mới được gặp bác sĩ gia đình, ở Texas hiện nay số ngày trung bình là 2 ngày sẽ tăng lên 48 ngày theo nghiên cứu của Bộ Y Tế. Lý do chính là sẽ thiếu bác sĩ gia đình nhận Medicare trong chương trình y tế Obama.

Các hãng xưởng phải mua bảo hiểm cho công nhân theo luật y tế ACA. Các hãng trên 50 nhân viên phải mua bảo hiểm y tế trung bình là $5,000 mỗi năm cho mỗi nhân viên. Nếu không mua các hãng sẽ bị phạt, tiền phạt $2,000 cho mỗi nhân viên cho nên các hãng có thể có lựa chọn thiệt thòi cho tất cả các người già, người bệnh bằng cách không mua bảo hiểm y tế cho nhân viên. Họ có một sự lựa chọn khác, sự lựa chọn ấy đã xảy ra trong năm 2013. Trong những năm trước các hãng trả tiền bảo hiểm 100% cho nhân viên nay xuống đến 50% và 30%, có hãng chỉ đóng 9.5% là giới hạn tối thiểu để không bị phạt mà vẫn được tiếng là mua bảo hiểm y tế cho nhân viên! Một điều khác là luật bắt mua bảo hiểm cho nhân viên nhưng không phải mua cho vợ con (dependent) cho nên nhiều gia đình nhân viên sẽ không mua bảo hiểm hay chờ đợi. Kết quả là giai cấp trung lưu đi làm vẫn bị thiệt thòi vì giới có lợi tức thấp được chính phủ tài trợ. Một điều bất ngờ của luật y tế ACA là các chương trình bảo hiểm tốt được gọi là “Cadillac Plan” do các hãng xưởng thường mua cho nhân viên với tiền trả $20-$50 đi khám bác sĩ hay $500 khấu trừ khi năm bệnh viện sẽ biến mất lý do là các hãng mua các bảo hiểm sau này cho nhân viên sẽ bị đóng thuế (40%) thuế không áp dụng cho đến năm 2018 nhưng các hãng đã bắt đầu như mua bảo hiểm rẻ cho nhân viên với tiền khấu trừ (deductible) cao $5,000 khi vào bệnh viện và khuyến khích nhân viên đi khám phòng y tế hãng với y sĩ hãng (physican assistant) thay vì đến phòng khám bác sĩ tư. 75% các hãng bị ảnh hưởng bởi luật thuế bất ngờ này sẽ là một yếu tố làm phẩm chất y tế kém đi.

Bảo hiểm y tế cấn thiết cho mọi người nhưng chương trình ACA có khuyết điểm lớn sau này cần phải sửa đổi, chương trình không kiểm soát được chi phí về bệnh viện và tiền thuốc, chi phí cho bác sĩ ít hơn so với hai chi phí trên. Chương trình không kiểm soát được chi phí vì đây là chương trình cải tổ bảo hiểm sức khỏe chứ không cải tổ hệ thống y tế dựa trên tiền trả cho dịch vụ (fee for service).

Giá thuốc càng ngày càng tăng, cao hơn giá vàng, y tế không có chương trình toa mua thuốc. Các thuốc $4 một toa của Wal Mart không đủ. Ðây là lỗi của Tổng Thống Obama, kết quả của sự thương thuyết với các đại dược phòng để được sự ủng hộ của họ. Ông đã bỏ điều khoản kiểm soát giá thuốc. Thuốc như Nasonex thuốc nhỏ mũi dị ứng là $21 ở tại Tây Ban Nha lên đến $108 ở Mỹ.

Nhiều bệnh viện đã bán, như hệ thống bệnh viện lớn St. Luke ở Houston, vì giới thương mại chưa biết tương lai y tế đi về đâu nhưng cho đến nay thói quen làm hóa đơn của các bệnh viện chưa sửa đổi. Bước vào quán Starbucks khách hàng biết trước giá một ly café, bước vào bệnh viện hay phòng cấp cứu, bệnh nhân không biết lệ phí họ sẽ phải trả cho đến khi bước ra khỏi nhà thương. Hóa đơn bệnh viện màu nhiệm huyền bí không ai đọc được, nhờ dịch vụ y khoa hai nghề mới phát triển: Nghề làm hóa đơn và nghề đọc hóa đơn. Tiền hóa đơn bệnh viện Hoa Kỳ đắt nhất thế giới trong mấy năm qua, mặc dù có nhiều than phiền, bệnh viện vẫn giữ giá $5 một miếng băng keo, $100 một túi nước đá đắp lên chân khi bị bong gân. Giá tiền một ngày nằm ở bệnh viện khi các bệnh cần mổ xẻ là $1,000, tiền nằm phòng săn sóc đặc biệt $10,000 mỗi ngày. Các hóa đơn điển hình như giá 11 tháng chữa trị phóng xạ ung thư phổi $900,000, vào phòng cấp cứu vì đau ngực $30,000 vì nhiều kỹ thuật mới. Giá cả thay đổi tùy bệnh viện, tùy tiểu bang, tùy thành phố. Giá biểu cứ thay đổi vì bệnh nhân có bảo hiểm cứ để bảo hiểm lo. Chương trình y tế ACA hy vọng sẽ giảm chi phí bệnh viện bằng cách thưởng cho các bệnh viện và bác sĩ ít nhập viện, hay bệnh viện giảm số ngày nằm bệnh viện và trừng phạt các bác sĩ và bệnh viện nhập viện lại bệnh nhân ngay sau khi xuất viện. Ðã có nhiều bệnh viện bắt đầu có nhiều giường trống để tập dợt cho năm 2014. Nhưng kiểm soát chỗ này thì các luật sư lại kiếm được những chỗ hổng khác để giữ lương các giám đốc bệnh viện và công ty dược phòng trên mức cao như giám đốc bệnh viện ung thư Sloan Kettering Memorial ở Nữu Ước lương hơn một triệu một năm, chủ tịch bệnh viện MD Anderson Houston lương 1.8 triệu còn ông Giám Ðốc BV Montefiori ở Bronx 4 triệu!

Bệnh viện mướn thêm nhiều nhân viên điều hợp săn sóc để đối phó với chương trình y tế mới.

Các trung tâm giải phẫu mọc lên ngoài bệnh viện như trung tâm soi ruột tăng 27% so với năm 2012. Các trung tâm này tăng giá cả. Những phẫu thuật soi ruột có thể làm ở phòng mạch nay làm ở trung tâm giải phẫu sinh ra thêm hóa đơn cho bác sĩ đánh thuốc mê, y tá, điều dưỡng. Giá soi ruột thay đổi từ $6,385, $7,563, $9,142 lên đến $19.438. Bảo hiểm chỉ trả $3,500. Chương trình y tế ACA trả cho soi ruột trong chương trình y khoa phòng ngừa. Các bác sĩ chuyên khoa soi ruột quảng cáo soi ruột miễn phí nhưng bệnh nhân học được bài học, không có gì là miễn phí. Giá bảo hiểm đã tăng 10% trong năm 2013. Cùng một phẫu thuật này ở các nước Tây phương giá chỉ trên dưới $1,000. Bác sĩ đánh thuốc mê soi ruột gởi hóa đơn riêng $6,700, thổi phòng giá trong khi Medicaid chỉ trả trong $797 và Medicare trả $1,600.

Các hãng bảo hiểm nhất là HMO điển hình chỉ trả một phần ba hóa đơn bệnh viện. Các bệnh nhân xuất viện muốn tránh bệnh nặng hơn không nên nhìn hóa đơn! Có một điều bí mật ít người biết là bệnh nhân có thể thương lượng hóa đơn phải trả với bệnh viện. Những người trả tiền mặt có thể trả một phần ba hóa đơn và phủi tay rảnh nợ. Nếu bảo hiểm có tiền khấu trừ cao, bệnh nhân thương lượng trả tiền mặt có lợi hơn là để bệnh viện gởi hóa đơn đến hãng bảo hiểm trong trường hợp này bảo hiểm tăng và phải trả tiền khấu trừ đôi khi cao hơn tiền thương lương. Các hóa đơn bệnh viện làm bệnh nhân nhức đầu nhưng đẻ ra được một nghề mới, nghề giúp bệnh nhân thương lượng với bệnh viện (claim assistant professional) trung bình các công ty này tính chi phí $100 một giờ.

Một bí mật nữa là trong các nợ, hóa đơn bệnh viện dễ trốn nhất không như nợ thẻ tín dụng. Hóa đơn cả trăm ngàn thương lượng trả vài chục đồng mỗi tháng trong hai, ba năm, sau đó bệnh viện thường sẽ quên đi không đòi tiền nữa.

Chương trình y tế ACA không cho phép mở các bệnh viện mới do các bác sĩ làm chủ vì ở các bệnh viện này các bác sĩ thường làm CT Scan hay MRI nhiều hơn các bệnh viện vô vụ lợi nhưng trong dịch vụ y tế Hoa Kỳ hiện nay, kinh tế thị trường đã thất bại. Kinh tế thị trường tự do cho người tiêu thụ lựa chọn món hàng còn trong y khoa bệnh nhân ít có sự lựa chọn ví dụ như các thử nghiệm cần thiết phổ thông hiện nay CT Scan hay MRI. Khi bác sĩ ra thử nghiệm, nói là cần, bệnh nhân không thể biết mình có thật sự cần CT Scan hay không, lòng tin vào bác sĩ trên hết. Với bảo hiểm HMO đôi khi bác sĩ phải xin phép trước nhưng trong các trường hợp khác, thử nghiệm trước, trả tiền sau. Bệnh nhân cũng không thể như đi mua xe hơi, hỏi giá CT Scan ở các nơi để tìm giá rẻ nhất. Các bệnh viện và phòng quang tuyến không trả lời giá cho khách hàng mà bác sĩ ra lệnh thử nghiệm cũng không biết giá. Các bệnh nhân có bảo hiểm lại càng không cần biết giá vì bảo hiểm sẽ trả ít nhất một phần. Ða số bác sĩ làm chủ phòng quang tuyến cho nên họ cũng không quan tâm đến giá cả. Một số bác sĩ còn được các hãng chế tạo quang tuyến, CT Scan, MRI chia tiền đúng theo luật lệ không cấm cản.

Các bác sĩ có khuynh hướng làm nhiều thử nghiệm, đôi khi không cần thiết, phần vì bệnh nhân đòi hỏi, phần vì thực hành y khoa “phòng thủ” (không phải y khoa phòng ngừa!) để không bị luật sư thưa trong trường hợp sơ xuất, bất cẩn trong khi hành nghề. Ðạo luật y tế ACA nhắm vào bảo hiểm y tế nhưng không hề nhắm vào việc cải tổ luật thưa kiện bác sĩ và bệnh viện bất cẩn, luật này tùy thuộc vào tiểu bang hơn là liên bang như Texas và California giới hạn tiền bồi thường $250,000.

Mỗi năm tiền chi phí y tế ở Hoa Kỳ lên đến hai ngàn bảy trăm tỷ Mỹ kim, chi phí này trong hai năm qua có giảm có thể vì bệnh nhân không có bảo hiểm hay vì kinh tế suy thoái nhưng giữa năm 2013 chi phí y tế bắt đầu tăng. Các lý do chính khiến chi phí đắt là vì dân Mỹ càng ngày càng già, xã hội Mỹ không còn là xã hội trẻ của những thập niên 1980, 1990. Kỹ thuật tiến bộ và bệnh nhân đòi hỏi nhiều thử nghiệm đòi dùng nhiều thuốc mới là một lý do khác. Chương trình y tế ACA mấy năm sắp đến sau khi thực hiện phải cải tổ ngành y tế nhằm kiểm soát chi phí nếu không nền y tế sẽ đi vào con đường phá sản như chương trình an sinh xã hội và bảo hiểm y tế cho mọi người (Affordable Care) sẽ trở nên “bảo hiểm y tế không kham nổi”!

Ban tổ chức ‘Đêm Không Ngủ’ than phiền lệ phí dùng bãi cỏ

 


Linh Nguyễn/Người Việt




WESTMINSTER (NV)Ban tổ chức “Đêm Không Ngủ” tối Thứ Sáu tuần qua, sáng Thứ Hai than phiền phải ứng tiền túi tiền trả lệ phí cho công ty Bridgecreek Realty để được phép tổ chức thắp nến toàn cầu đòan kết ủng hộ tinh thần Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, tại sân cỏ của khu Asian Village, Westminster, đối diện Thương Xá Phước Lộc Thọ.









Anh Thiện Thành (phải) tại địa điểm thắp nến Đêm Không Ngủ tối Thứ Sáu 21 Tháng Sáu. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


“Họ bắt tôi phải có giấy phép của thành phố, đóng lệ phí $1,000, và $500 tiền cọc để phòng hờ sửa chữa nếu có hư hại cho sân cỏ. Ngoài ra còn phải mua bảo hiểm mới hợp lệ,” anh Thiện Thành, người tổ chức Đêm Không Ngủ, nói.


Anh kể rằng ban tổ chức họp vào Thứ Hai tuần trước đó và quyết định tổ chức đêm không ngủ.


“Sáng Thứ Ba, tôi liên lạc với cựu Nghị Viên Diệp Miên Trường để nhờ xin phép dùng địa điểm trên và tổ chức đêm không ngủ cho đồng bào từ tối Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật,” anh nói.


Theo anh Thành cho biết, anh lấy hẹn với cô Julie Newell, quản lý cơ sở Asian Village của công ty Bridgecreek Realty. Hôm Thứ Năm, anh Thành cùng cô Lanney Trần đến gặp người quản lý lúc 2 giờ chiều để lấy giấy phép. Khi đến nơi anh mới được biết là phải làm đơn lại vì họ chưa hề nhận được đơn.


“Tôi tá hỏa khi được cô này bảo là cần giấy phép thành phố, còn có một ngày làm sao kịp! Tôi bèn gọi cho anh Phong Lý, đại diện văn phòng Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal. Anh Phong nói sẽ lo giấy phép thành phố và nói chuyện với cô Julie,” anh Thành kể.









Biên nhận $500 tiền cọc và chữ ký Lanney Trần đã nhận lại và lệ phí đóng $1,000, xin phép mướn địa điểm sân cỏ bên lề đường Bolsa, khu Asian Village. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


“Em thấy cô Julie lấy bút gạch số $4,000 lệ phí và ghi là $1,000 trên mặt sau của tờ đơn. Và cô ấy nói phải trả lệ phí này và $500 tiền cọc, mình phải trả khi có gây hư hại cho sân cỏ sau thời gian sử dụng,” cô Lanney Trần nói.


“Em nhớ James Trương và Quốc Ân (trong cộng đồng anh Nguyễn Xuân Nghĩa) nói cứ làm đơn vì Bridgecreek còn giữ $1,000 tiền đặt cọc trước đây của Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, vào dịp kỷ niệm 65 năm Cờ Vàng,” cô Lanney Trần nói thêm.


Vì chỉ còn một ngày là đến Thứ Sáu, “ban tổ chức nghĩ dù tốn kém thế nào cũng phải làm vì đã lỡ thông báo trên báo, trên đài hết rồi.”


“Tôi nhớ, khi ấy là 3 giờ chiều Thứ Sáu mà chưa có giấy phép của chủ đất vì còn thiếu giấy chứng nhận có mua bảo hiểm. Bình thường chỉ tốn khỏang $150 thế mà mình phải trả $275 sau khi 18 hãng khác từ chối! Tôi nghe chị Nguyệt Ánh bán bảo hiểm nói thế,” anh Thiện Thành nói với đầy vẻ bực tức.


“Sau đó, chúng tôi tức tốc lấy giấy chứng nhận bảo hiểm tới gặp cô quản lý và móc tiền túi ra trả $1,500 tiền mặt, gồm $1,000 lệ phí (tính vào tiền cọc họ còn giữ của cộng đồng) và $500 tiền cọc mới. Khi ấy, tôi nghĩ tốn mấy cũng chơi cho xong việc. Bây giờ xong rồi, nghĩ lại thấy đau quá. Mình làm việc cộng đồng, mà sao riêng mình phải chịu, trong khi mình đâu giàu có gì!” anh than thở.


Anh cho biết có ý định đến gặp cô Julie Newell để đòi lại số tiền $1,500 anh đã ứng trước hôm Thứ Năm tuần trước.


“Thứ nhất là số tiền $1,000 do cộng đồng anh Nghĩa trả rồi. Tiền cọc $500 tôi cũng đóng rồi. Khi xong phải trả lại chứ! Nếu họ không trả thì người dân ở đây nghĩ sao? Tôi làm việc chung của cộng đồng mà. Lệ phí mướn một đêm cũng vừa phải thôi, chứ đắt quá thì vô lý!” Anh Thiện Thành phân trần.


Khi được hỏi về số tiền $1,000 nêu trên, Luật Sư Trần Sơn Hà, phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, nói: “Tôi không biết gì về việc này và tôi đang ở New York.”


Phóng viên nhật báo Người Việt gọi văn phòng cô Julie Newell và để lại lời nhắn nhiều lần trong ngày Thứ Ba nhưng không thấy cô gọi lại.


Chiều Thứ Ba, 25 Tháng Sáu, cô Lanney Trần cho biết lấy lại được $500 tiền cọc.


“Em không biết họ có sẽ trả lại $1,000 tiền mặt tụi em đã trả hay không. Hy vọng họ tính $1,000 credit từ số tiền họ còn giữ của cộng đồng anh Nghĩa,” cô Lanney Trần nói.



Liên lạc tác giả: [email protected]


 


 

Tin Lướt


Việt Nam

  • Tại chí Forbes, tiếng Việt, ra mắt tại Việt Nam, nhắm vào giới kinh doanh, lãnh đạo,… và những người giàu có.
  • Mỗi ngày có hàng trăm tấn khoai tây, bắp cải, gừng, hành tây… nhập từ Trung Quốc, nhưng việc kiểm tra, giám sát chỉ được ‘làm cho có lệ.’
  • Bão số 2 thổi vào các tỉnh miền Bắc làm ít nhất hai người mất tích; nhấn chìm hàng chục ngàn héc ta lúa, hoa màu, vuông tôm, …
  • Một chiếc tàu của Lực lượng tuần duyên Nam Hàn cập cảng Vũng Tàu, thăm viếng và luyện tập chung với cảnh sát biển Việt Nam.
  • Có 5 xe hơi hiệu Lexus đời 2013 được gửi từ Mỹ về cảng Tiên Sa, Đà Nẵng và 16 chiếc xe hạng sang khác, nhưng chủ nhân từ chối nhận bởi lý do … gởi nhầm!

Cộng Đồng/Địa Phương

  • Một xe SUV đụng vào gốc cây gần đường Baker và xa lộ 55 ở Costa Mesa, một người chết.
  • Hai trong số 7 người bị truy tố tội buôn lậu và dự định phân phối hơn 1,200 pounds cần sa, nhận tội tại tòa Santa Ana.
  • Cảnh sát cứu được 2 người bị kẹt trên một mỏm đá ở Big Corona và Little Corona, xung quanh là sóng biển cao đến 4,5 foot.
  • Cảnh sát Irvine rượt đuổi và bắt được một nghi phạm trộm xe trên Jamboree Road.

Hoa Kỳ

  • Cảnh sát Mississippi bắn chết con trai một trợ tế nhà thờ sau khi có điện thoại cầu cứu khi các thành viên nhà thờ tranh cãi về việc có nên sa thải vị mục sư hay không.
  • Một chú quân khuyển ở thành phố Sellersburg, Indiana, bị bắn chết khi một cảnh sát, mang trát tòa, đối đầu với người sẽ phải nhận trát.
  • Diễn hành mừng chiến thắng của đội Miami Heat sẽ được xiết chặt an ninh. Túi đeo lưng bị cấm.
  • Một người ở Seattle, mê đá banh, định đi bộ gây quỹ đến World Cup Brazil, bị xe đụng chết trên xa lộ 101 ở Oregon.

Thế Giới

  • Sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela, suy sút trầm trọng đến mức nguy kịch.
  • 10 vụ nổ xe bom trên khắp thủ đô Iraq vào hôm thứ Hai, 39 người chết.
  • Tripoli, Lebanon, trong tình trạng căng thẳng khi xe quân sự chạy rảo ở thủ đô và các tay bắn tỉa được cài cắm khắp nơi.
  • Một nhóm vũ trang đột nhập một trại nghỉ Hè ở miền Bắc Pakistan, giết chết 9 du khách, trong đó có một người Mỹ.
  • Một thiếu niên Brazil, 18 tuổi, thiệt mạng trong cuộc biểu tình lên đến hơn một triệu người tại Ribeirao.

Điểm phim: Hóa Thân của Ðồng Tiền



Trần Lãm Vi

Tên tiếng Anh: Incarnation of Money
Thể loại: Xã hội, đấu trí, tình yêu
Ðạo diễn: Yoo In Sik
Biên kịch: Jang Young Chul, Jung Kyung Soon
Diễn viên:
Kang Ji Hwan vai Lee Chadon (Lee Kang-seok)
Park Ji Bin vai Kang-seok thời thiếu niên
Hwang Jung Eum vai Bok Jae In
Seo Shin-ae – vai Jae-in bé mập
Park Sang Min vai Ji Se Guang
Choi Yeo-jin vai Jeon Ji-hoo
Oh Yoon-ah vai Eun Bi-ryung
Kim Soo-mi vai Bok Hwa-sool
Sản xuất: SBS
Số tập: 24 (vừa chấm dứt cuối tháng 4, 2013)

Bộ phim “Hóa Thân của Ðồng Tiền” là câu chuyện về lòng tham, sự trả thù, đấu trí, tham nhũng và tình yêu bị xáo trộn bởi ma lực đồng tiền. Những cố gắng để có được tiền, để lấy được tiền, để mua được quyền lực bằng tiền, tạo nên một cuộc chiến khốc liệt giữa tham vọng và lương tâm trước sự cám dỗ của bạc tiền và bộ mặt trái của mãnh lực ấy.

Poster phim Hóa Thân của Ðồng Tiền.


Tóm lược sáu vai nhân vật chính

Lee Chadon: Có tên thật là Lee Kang-seok, vốn là con một của tỉ phú Lee Joong-man. 15 năm trước, cha anh bị ám hại theo kế hoạch của Ji Se Guang, cướp đoạt trọn tài sản nhà anh. Seok bị xe của bà trùm Bok Hwa-sool tông nên mất ký ức nhưng đồng thời ở hiện tại lại phát sinh trí nhớ vô song, nên bà trùm quyết định đầu tư anh bằng gởi vào cô nhi viện nuôi với cái tên Lee Chadon. Lớn lên tốt nghiệp Luật khoa, xin vào làm công tố viên tập sự trong Viện Giám Sát. Từ đây những bí ẩn về thân phận gốc tích anh được mở gút dần để đưa đến một cuộc đấu trí trả thù.

Bok Jae In: Một cô bé vừa xấu vừa mập, ăn uống kinh khủng những khi bị căng thẳng. Là con gái độc nhất của bà trùm cho vay Sool, thích Chadon từ khi cậu bé bị đụng xe mất trí này được mang về ở trong nhà cô một lúc. Về sau giải phẫu toàn thân để trở thành một cô gái xinh đẹp nhưng vẫn bị Chadon xem thường, cô quyết tâm tự học, trở thành giám đốc một ngân hàng tiết kiệm và kinh doanh theo “chánh đạo”, ngược lại con đường “tà đạo” của mẹ mình. Cô kiên cường trải qua bao thăng trầm sự nghiệp cùng với mối tình “mặt trong tuy đã, mặt ngoài thì không” của cô dành cho Chadon.

Ji Se Guang: Con của người tài xế cho tỉ phú Lee, cha anh vào tù thế cho chủ nhân trong vụ say rượu lái xe gây tai nạn chết người, rồi ông bị bệnh chết trong tù. Ðáp lại, tỉ phú Lee mang anh về nuôi học thành tài ngành tư pháp nên anh được vào làm giám sát viên trong sở giám sát. Ðể trả thù vì cho là cha anh bị tỉ phú Lee dùng tiền mua mạng, anh âm mưu cùng luật sư của tỉ phú Lee là Hwang Jang-shik cộng thêm cô bồ nhí của đại gia này, hoàn thành kế hoạch đầu độc chết và cướp trọn tài sản nhà tỉ phú. Mưu lược thần sầu, tham vọng vô hạn, với bộ mặt “chính nghĩa” anh từng bước trở thành bộ trưởng của Viện Giám Sát và cuối cùng đắc cử thị trưởng Seoul. Người tính không qua trời định, tội ác của anh bị Chadon vạch trần, và cuối cùng chết thảm thương.

Bốn nhân vật chính, từ trái: Ji Se Guang, Lee Chadon, Bok Jae In và Eun Bi-ryung.


Jeon Ji-hoo
: Con của một tướng lãnh có thế lực trong chính giới. Cô trở thành trưởng nhóm công tố của Viện Giám Sát Seoul, cô có niềm tin công lý sẽ được thực thi. Thấy Chadon tập sự tuy nói năng ngô nghê nhưng suy đoán thông minh, đã xin anh vào nhóm và hành sự sát cánh cô. Về sau cô có tình yêu với Giám Ðốc Guang, nhưng trớ trêu cô lại là một trong ba thẩm phán ngồi ghế tòa để xử tội Guang. Ðể thực thi công lý chính nghĩa, cô giao cho Chadon tờ biên nhận tiền có số trương mục ở nhà băng Thụy Sĩ của người chồng tương lai là Guang để làm đáp án cho vụ xử tham nhũng.

Bok Hwa-sool: Bà trùm chuyên cho doanh gia và chính khách vay nặng lãi dưới danh nghĩa một quý ông vô hình tên Jin Go Gae. Số nợ của những con nợ này là áp lực và phương tiện cho bà thao túng chính trường. Người có cái đầu nhạy bén và trái tim đầy mưu mô. Ðối với tiền bà rất vô tình và coi nó thực tiễn nhất để hóa giải mọi khó khăn trên đời. Bà còn là hội trưởng Hội Văn Học, mà đối với bên trong thế giới chính trị, hội này có một uy thế và quan trọng đến đỗi có thể đề cử hay phế bỏ một nhân vật chính quyền. Ðịnh mệnh đã khiến cậu bé Kang Seok đâm người vào xe bà nên bà nhận nuôi dưới đôi cánh của mình với cái tên bà đặt là Lee Chadon. Bà trùm giở sổ cho Chadon xem để biết số tiền bà đầu tư cho anh thành đạt tốn bạc tỉ. Ðó là cách dùng tiền nắm vận mạng người trong tay của bà. Sau khi bà bị mất trí nhớ hồi phục, bà đã giao hết tài sản cho con gái là Bok Jae In để kinh doanh trong sạch.

Eun Bi-ryung là một tài tử màn bạc thập thành, được lọt vào mắt tỉ phú Lee nên trở thành đào nhí của ông. Nhưng cô chính là bồ của Ji Se Guang vì cô ngưỡng mộ Guang tuyệt đối, được Guang dùng cô cùng với Luật Sư Hwang hợp thành bộ ba trong kế hoạch giết người chiếm của. Kế hoạch thành công, cô bị Guang đẩy sang Mỹ và sau đó cô trở lại Seoul để trả thù mối tình bị hất hủi. Nhưng ác quỷ cuồng tham Guang lại làm cô lần nữa rơi vào bẫy tình. Việc xô chết Hwang bị phơi bày trước công lý, cô lại bị Guang giam vào nhà tâm thần… Cuối cùng khi biết Guang lòng lang dạ thú, cô dùng thuốc độc để cả hai cùng chết.

Tóm lược cốt truyện

Vào phim là cảnh nơi một công trường xây cất ở bãi đá Yang Pyeong, máy đào đất tình cờ đào trúng một hầm chứa hàng ngàn tỉ đồng gồm tiền giấy và nhiều vàng khối cũng như đồ cổ quý giá, khiến công nhân giành giật nhặt tiền đến xảy ra thương vong. Hàng loạt đài truyền hình đã đến nơi thu hình để phát tin trực tuyến đến công chúng. Công tố viên Lee Chadon vừa đến hiện trường để lập biên bản và cùng cảnh sát thu giữ tài vật. Họ đồng thời khám phá đây là của cải của tỉ phú Lee nhờ có di chúc để lại trong hầm chôn dấu này, chúc thư ghi thuộc về người con trai duy nhất của ông tên là Lee Kang-seok thừa hưởng. Ðây là tên của cậu bé đã bị nghi ngờ chết mất tích vào 15 năm trước và còn có người mẹ nhưng cũng bặt vô âm tín. Bỗng Lee Chadon nhận cú điện thoại từ một người tự xưng là biết rõ gốc tích anh với cái tên thật, không phải cái tên giả như anh đang mang, rồi hẹn gặp anh lúc 12 giờ đêm ở khách sạn Han Kang, phòng số 1205, khi gặp sẽ cho anh biết tất cả sự thật. Thời điểm này, cậu bé mất ký ức là Chadon chưa hồi ức lại được thân phận của mình cũng như vẫn nhớ mơ hồ về mẹ mà không hình dung được gương mặt. Thỉnh thoảng quá khứ ấy lởn vởn mông lung nên anh rất tò mò muốn biết.

Vai Kang-seok thời thiếu niên.

Phim chuyển sang thời điểm 15 năm về trước. Ðó là một ngày trọng đại, tỉ phú Lee Joong-man từ Mỹ về nhà hôm nay, cũng là ngày kỷ niệm ngày cưới của hai ông bà, nên vợ ông là Park Ki-soon bận rộn điều động nhân viên trong nhà bếp chuẩn bị những món ăn hảo hạng cho bữa tiệc mừng và chào đón gia chủ. Thiếu gia công tử Lee Kang-seok chạy tung tăng, lúc nào trong tay cũng cầm một đồng bạc cắc bằng vàng của bố tặng vì thích chơi trò tung đoán mặt sắp ngửa, cậu chuẩn bị để được đưa ra phi trường đón cha.

Tỉ phú Lee thay vì về nhà thì ngay tại phi trường ông viện cớ có cuộc gặp quan trọng, hối hả lấy túi quà mà ông dặn Luật Sư Hwang mua trước, rồi tự lái xe đến nhà đào nhí Eun Bi-ryung. Nhìn thấy có đôi giày nam trước cửa, ông nhẹ nhàng mở khóa, rón rén vào nhà và tận mắt thấy cảnh bồ nhí của mình đang nằm trong bồn tắm với người con nuôi tín cẩn của ông: Guang! Ông đanh mặt lặng lẽ trở ra vì trong đầu ông đã hình thành một cách hành xử.

Vào dịp lễ sắp tới có bắn pháo bông, ông sẽ tổ chức buổi dạ yến đãi thân hữu, sẽ lợi dụng khi pháo bông nổ vang trời là lúc ông xử đôi gian dâm này trong phòng riêng của ông bằng khẩu súng săn. Kế hoạch được giao cho Luật Sư Hwang kín đáo sắp đặt. Tiến hành đúng như dự tính, nhưng súng đã không có đạn và chén thuốc bổ do vợ ông tận tay mang đến cho ông uống có lượng độc dược do Guang lén vào bếp bỏ vô siêu sắc thuốc, đủ sức vật ông ngạt thở đứng tim chết.
Vợ tỉ phú Lee bị bắt dưới tội danh tình nghi đầu độc chồng. Luật Sư Guang đứng ra bào chữa cho bà được trắng án. Vì Luật Sư Hwang cho bà biết trong di chúc chồng bà để lại hầu hết tài sản cho bồ nhí của ông, khiến bà phẫn nộ, đưa mộc ấn của chồng cho người luật sư thân tín này để sửa lại di chúc. Ngày đọc di chúc thì nội dung được sửa hoàn toàn bất ngờ, tất cả tài sản thuộc về Eun Bi-ryung! Tỉ phú Lee mặc dù còn thoi thóp nhưng não bộ đã chết, bà quyết định rút ống thở oxy, là kế hoạch kế tiếp để Guang đưa bà vào tội cố sát với lượng độc dược được thẩm định lại. Guang sau đó đẩy bà vào bệnh viện tâm thần.

Nhà đã bị bọn gian manh giật lấy bán đi, từ nay thiếu gia trở thành thiếu gia cư, Seok tìm đến người chú ruột không xong. Người phóng viên đài truyền hình từng chụp lén hình Bi-ryung nhưng bị Guang phát giác tước máy ảnh, cho cậu tá túc vài hôm rồi cũng bị Guang mua đứt. Cậu bé Kang-seok còn nhỏ nhưng không phải đứa dại khờ. Nhờ vô tình nhìn thấy cử chỉ thân mật của Bi-ryung với Guang trong buổi tiệc trước đây, cậu nghi ngờ Guang. Ngược lại Guang khi biết Seok đi tìm tay phóng viên, cũng nghi nhóc tì này có thể làm bể chuyện nên vội đi sục tìm cậu để diệt trừ hậu họa. Làm như tình cờ gặp cậu ngồi lạnh co trước cửa nhà người phóng viên, anh mang cậu về nhà, cậu được ăn bát mì tương đen và trong khi Guang ra ngoài cửa nói phone, cậu vô tình lấy được tấm hình Guang chụp tình tứ với Bi Ryung, thế là cậu trốn chạy và tìm đến công tố viên Kwon Jae-kyu, một tên bét rượu, một công tố vô lương tâm và hung hăng con bọ xích, từng đứng trước tòa kết tội mẹ cậu nhưng bị Luật Sư Guang phá trắng án nên còn đầy căm tức. Cậu biết tâm trạng này nên tìm Kwon để giao tấm ảnh chụp, cầu xin ông mở lại hồ sơ vụ án để giải oan cho mẹ.

Vai bé mập Jae-in.

Kwon mời Guang gặp kín tại một nhà hàng, cuối cùng tấm ảnh được mua bằng vài tỉ bạc. Kwon chở Seok bỏ giữa đường theo kế hoạch của Guang cho đàn em thủ tiêu, Seok chạy bán mạng khi bị xe đuổi theo nên mới húc vào xe của bà Trùm vừa trờ tới. Thủ hạ Guang chứng kiến tin chắc cậu bé đã chết tươi nên bỏ đi. Từ đây, tay công tố ác ôn này cũng như tên phóng viên mù tiền kia trở thành đồng bọn với Guang; về sau họ là bộ năm bí mật trong rất nhiều âm mưu, từ tham nhũng, mua quan bán tước, đánh sập ngân hàng tiết kiệm của Bok Jae In kể cả tước đoạt luôn nhà hàng lầu xanh Boolya Sung sang trọng của bà trùm, cũng là gia cư của mẹ con bà. Oán thù đã được bố cục hết sức chặt chẽ.

Phim trở về hiện tại. Biến động của não bộ khiến Chadon trở thành tuy thông minh mà nói năng ngây ngô. Tốt nghiệp ngành Luật nên xin vào làm công tố viên thực tập. Bởi cách chào hỏi lớn tiếng ngô nghê của anh nên không nhóm công tố nào muốn nhận, may có Ji-hoo, một trưởng nhóm công tố, tinh mắt bèn nhận anh vào làm việc sát cánh bên cô, từ đó Chadon giúp cô thành công trong nhiều vụ án quan trọng. Bấy giờ, công tố Kwon leo lên đỉnh với chức vụ sở trưởng, còn giám sát viên Guang thăng lên chức bộ trưởng, cả hai là hai quan giám sát lừng danh “Chính nghĩa”.

Truyện phim lần lượt đưa ra cá tính của từng nhân vật, từ thị trưởng của Seoul là Jung Hae-ryong cặp kè với đào nhí Bi Ryung về từ Mỹ, ông đàng sau chức thị trưởng là tay trùm tham nhũng, điều động bộ 5 này trong những âm mưu sang đoạt, thâm lạm công quỹ, nhưng rồi do thủ hạ ông sai giết chết giám đốc ngân hàng là Park Kwang Tae để lại vết tích, bị Chadon thu thập đủ chứng cớ, nên Thị Trưởng Jung lại bị chính giám sát Guang hạ bệ, bị tù và mất chức; Ðến bản lĩnh rất “văn học” của bà trùm Sool cho vay nặng lãi; Và ngay cả Lee Chadon trong thời gian làm giám sát cũng vồ tiền ngoạn mục, đến đỗi giới doanh gia bị anh mượn chức giám sát hốt tiền tỉ của họ nơi sòng bài lậu, đặt cho bí danh là “Thiên tài xuất tiền”. Anh tích trữ đến hơn 4 tỉ bạc giấu vào kho sau căn nhà thuê ở nghèo nàn che mắt thiên hạ, rồi vì bị sở giám sát nghi ngờ đến nhà điều tra, người thường vụ của Chadon buộc phải xì ga đốt nhà cho cháy bỏ phi tang. Kẻ nguy hiểm và thâm độc nhất, cao tay hơn cả là Guang. Luật Sư Hwang ở đầu phim có cuộc hẹn gặp Chadon để mong bán tin tông tích đổi lấy số tiền lớn. Nhưng cũng do ma tiền nhập (hóa thân, hiện thân, incarnation), vào đêm đó Bi Ryung hẹn Hwang để đưa tiền bịt tin về Chadon, và cô vì Guang nên nóng máu xô kẻ sa cơ tham tiền này từ trên cao xuống đất chết.

Tiền là một thứ mà tỉ phú Lee gọi là “thần vạn năng” chứ không như người đời coi như “phấn thổ”. Khi dắt cậu quý tử đến xem kho tiền bí mật của ông, nơi 15 năm sau bất ngờ bị khám phá ở bãi đá Yang Pyeong, ông dạy cậu con rằng “Ðồng tiền còn đáng sợ hơn ma quỷ. Chủ nhân là kẻ dùng tiền chứ không phải người kiếm tiền.” Ông bảo con đừng đi học làm gì, với số tiền trong hầm này ba cho con thì con dùng nó để mua tài năng của bọn thông minh đi học lấy bằng cấp và sử dụng họ; Còn bà trùm Sool để dạy con về sự mù quáng trước đồng tiền, bà đưa ra trước mặt Jae In tờ ngân phiếu 1 tỉ bạc rồi bà lạnh lùng vò tròn ném bỏ, Jae In vội vàng lượm lên vuốt thẳng lại, bà giật lấy rồi hỉ mũi vào, Jae In không chịu nổi, hét lên, vội vã lau sạch. Bà đủng đỉnh phán rằng “Tiền bạc dù dơ bẩn thế nào nó vẫn là con số có giá trị và có ma lực để con người lao vào nó”.

Lee Chadon phải từ chức giám sát, tiền phi pháp bạc tỉ dù mất chứng cớ nhưng đã bị cháy tiêu, anh ra mở văn phòng luật sư để kiếm sống. Vụ hầm tiền tỉ vẫn đang được chính quyền rao tìm người tên Lee Kang-seok để giao lại của cải đó, khiến anh muốn truy tầm cho ra tông tích người mẹ của Seok mà anh đã đưa khỏi viện tâm thần, nay bỗng dưng biệt tích sau khi anh đưa bà về làm người giúp việc nơi viện mồ côi ngày xưa anh ở. Rồi vì bị chích điện vào đầu khi anh giả làm bệnh nhân tâm thần để vào nơi giam giữ bà Ki-soon, anh phục hồi được ký ức… Giải thoát được mẹ, sum họp chưa trọn nụ cười, bà qua đời vì lao phổi. Màng nhện của lòng thù hận âm thầm giăng ra chờ đợi những con mồi ngày xưa giết hại cha mẹ của chú nhện này.

Ðòn phép đấu trí ra sao? Cách nào mà Lee Kang-seok lấy lại được số gia tài thừa hưởng? Ẩn thân thế nào để không bị Guang phát hiện?

Ðương nhiên là rất gay cấn… và bên cạnh những cuộc đấu trí quyết liệt của hận thù, những mưu toan dơ bẩn ác độc của những kẻ mượn danh pháp luật chính nghĩa, những tham vọng điên cuồng để đạt địa vị và quyền uy chính trị… khán giả vẫn có cơ hội để thưởng thức bốn mối tình đậm đà nhưng không kém phần hồi hộp của cặp chadon và Jae In; hay thương đau của tay ba Ji Hoo, Bi Ryeong và Guang; bất ngờ thú vị của bà trùm Sool với người yêu bị bà xua đuổi đi biệt dạng trước kia là hiệp sĩ Go Ho.

Nông dân Việt “thiệt hai lần” vì chính sách lúa gạo


ĐỒNG THÁP (NV) .- Một nông dân quanh năm nợ nần, quần quật trên đồng ruộng quanh năm mà vẫn nghèo khổ, cáo buộc chính sách kinh doanh lúa gạo độc quyền của nhà nước CSVN là “chụp giật kiểu buôn chuyến”.










 Gặt lúa hè thu ở ngoại thành Hà Nội. Nông dân tố cáo chính sách kinh doanh lúa gạo độc quyền của nhà nước là “chụp giựt kiểu buôn chuyến” làm hại nông dân. (Hình:  HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)


Ông trưng dẫn cho thấy nông dân Việt Nam đã ‘thiệt hại kép” vì cái chính sách đó dù nhà cầm quyền Hà Nội từng tuyên truyền  và ra các nghị định, nghị quyết buộc đám quốc doanh xuất khẩu gạo phải thu mua với giá để nông dân lãi 30%.

Cho đến bây giờ, các công ty thu mua và xuất cảng gạo quốc doanh chỉ đi gom lúa của nông dân khi đã ký được hợp đồng, thường là để nông dân mỏi mòn, cần phải bán lúa nhanh dù phải bán giá thấp để có tiền trả nợ ngân hàng và cơ hội vay món vay khác làm mùa sau.

“Từ năm 2008 đến nay, thu nhập của nông dân càng ngày càng giảm, do thiệt hại kép: Giá lúa giảm, trong khi các mặt hàng thiết yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đều tăng cao. Như giá lúa năm 2011 là 6,000đ/kg, năm 2012 giảm xuống 5,400đ/kg, đến vụ hè thu này chỉ còn 4,250 đồng/kg, trong hai năm giảm gần 30%.”

Ông Huỳnh Kim Hải, một nông dân ở thị trấn Sa Rai, huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, trả lời cuộc phỏng vấn của báo Tiền Phong hôm Thứ Hai 24 tháng 6 nói như vậy.

Năm 2010,  nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra Nghị quyết số 63/NQ-CP “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” từ đó thúc hối đám quốc doanh phải thu mua với giá cho nông dân “đảm bảo người sản xuất  lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.”

Thực tế, nhiều bản phân tích thời gian đó đã nêu ra nghịch lý là nông dân không hề được lãi như vậy. Thậm chí còn phải bán “dưới giá thành sản suất” vì quá kẹt tiền trả nợ. Như hai năm 2008 và 2009, quốc doanh CSVN xuất cảng tổng cộng 10.7 tấn gạo, đem về $5.5 tỉ, tính ra trung bình $518/tấn. Trong khi đó, giá thu mua từ nông dân (quy ra gạo) của thương nhân (tức đám quốc doanh Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam – VFA) chỉ khoảng $350/tấn. Cái sai biệt này chui vào túi nhà nước chứ nông dân không được hưởng dù “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” quanh năm trên cánh đồng cháy nắng.

Lúc cái nghị định nói trên của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thì giá thu mua lúa là 6,000 đồng/ký, nay như nông dân Huỳnh Kim Hải nêu ra, sự thật trái ngược với chính sách.

Ngày 26 tháng 5,2013, TTXVN loan tin trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất cảng được một số nông lâm sản và thủy sản trị giá hơn $10.7 tỉ. “Trong số này, xuất khẩu gạo trong năm tháng ước đạt 2.86 triệu tấn, giá trị đạt hơn $1.26 tỷ, giảm hơn 3% về khối lượng và gần 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta, đạt 38.7% tổng trị giá xuất khẩu gạo, tiếp đến là Malaysia (6.1%), Singapore (5.6%), Hong Kong (4.2%) và Indonesia (4.1%).”

Ông Huỳnh Kim Hải chỉ trích chế độ Hà Nội không biết đưa ra chính sách bảo vệ nông dân như chính phủ Thái Lan với “chiến lược hợp lý, có đủ kho trữ, xây dựng thương hiệu” thay vì bán gạo “kiểu   chụp giựt buôn chuyến như VFA đang làm”.

Ông kể rằng “Vụ hè thu này tôi sạ 8 ha, giống lúa OM6976, đã lấy tiền cọc để ngày 28/6 cắt, giá 4,250 đ/kg. Mấy người có lúa ở gần tôi đã cắt, năng suất khoảng 5.5 tấn/ha, như vậy vụ hè thu này may là hòa vốn. Vụ đông xuân, tôi cũng làm 8 ha, lúa OM4900 bán đúng ngày bắt đầu mua tạm trữ 16/3, giá 4,400 đ/kg, lời khoảng 1,000 đ/kg, với năng suất 6.6 tấn/ha, tổng cộng lời được 52.8 triệu đồng. Như vậy, cả 2 vụ lúa năm 2013 này, tôi lời 52.8 triệu đồng. Gia đình tôi có 6 người, mẹ tôi, vợ chồng tôi, và 3 đứa con, tính ra một tháng mỗi người thu nhập chỉ có 733,000 đồng. Từ đây đến thu hoạch vụ lúa đông xuân năm tới, tôi phải đi vay ngân hàng mà ăn, mà làm và chắc chắn nợ lại chồng chất.”

Như vậy, ông và các người trong gia đình thu nhập chỉ bằng nửa tiền lương công nhân ở các khu chế xuất như Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa vốn dĩ đã không đủ sống. Bởi vậy, trên tờ Tiền Phong, ông Huỳnh Kim Hải cho hay ông “quyết không để con làm ruộng” mà sẽ bán ruộng hoặc cho mướn ruộng lấy tiền cho con ăn học một cái nghề gì đó.

“Là nông dân, tôi thấm thía mình thuộc tầng lớp “thấp cổ bé họng”, thiệt thòi nhất trong xã hội. Chia đất cho con là chia cái khổ cho con, nên tôi cho con ăn học để tìm một nghề nào đó, quyết không để con làm ruộng.” Ông Huỳnh Kim Hải nói.

Ba năm gần đây, người ta thấy chế độ Hà Nội loan báo các kế hoạch thu mua, tồn trữ 1 triệu tấn gạo để “giúp nông dân”.

Ngày 14 tháng 6, 2013, người ta thấy ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA trên báo Tiền Phong “Năm nay, giá định hướng không thể bằng được năm ngoái vì dư thừa nhiều quá. Việc thu mua dứt khoát không được dưới giá thành. Mục tiêu của hiệp hội là không để nông dân lỗ, có lãi là được, còn mức lãi 30% trở lên thì rất khó”.

Dù ông Phong nói lấp lửng như vậy, nhưng đối chiếu với lời nông dân Huỳnh Kim Hải, chỉ có ông nhà nước hưởng lợi, không phải nông dân.
Ngày 13/6/2013, Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát nói ở Quốc hội rằng  thị trường tiêu thụ nông sản đang bế tắc. Lúa chín đầy đồng, tôm cá ê hề nhưng nông dân không bán được. (TN)

Tin mới cập nhật