Saturday, May 11, 2024

Thêm một du khách bị tấn công tình dục ở Ấn Độ

NEW DELHI, Ấn ĐộMột nữ du khách người Anh bị thương nặng sau khi nhảy qua ban công lầu khách sạn ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, vào hôm Thứ Ba, để tránh khỏi bị tấn công tình dục, theo tin của Deccan Herald.









Khách sạn ba sao Agra Mahal ở Agra, Ấn Độ, nơi có thêm một nữ du khách ngoại quốc bị tấn công tình dục. (Hình: AP/Pawan Sharma)


Người phụ nữ 30 tuổi này thuê phòng ở khách sạn Agra Mahal Hotel trước đó hai ngày và hiện đang được điều trị tại một bệnh viện ở Agra. Theo báo cáo của cảnh sát, chủ nhân khách sạn đã bị bắt về tội sờ mó cùng vi phạm các điều khoản khác trong bộ luật Penal Code của Ấn Độ.


Đồng thời, Bộ Trưởng Du Lịch K Chiranjeevi cũng đích thân ra lệnh đóng cửa khách sạn ba sao này.


Hôm 15 Tháng Ba, một du khách Thụy Sĩ cũng bị hiếp dâm tập thể tại một địa điểm vắng vẻ ở gần thị trấn Datia, cách Gwalior chừng 75 cây số. Nạn nhân đang cùng chồng đi du lịch bằng xe đạp từ Orchha đến Agra và cắm trại qua đêm ở làng Jhadia khi vụ tấn công xảy ra. (TP)

COMMENTARY: Immigrant women deserve better

 

When you think of immigrants, who do you see?


Most people visualize men, predominately Latino men. Not many individuals see the images I see: women, mothers, sisters, and daughters, many of whom are Asian American and Pacific Islander (AAPI).


Women are the face of immigration today and make up 52 percent of the overall immigration population in the United States. Yet, our immigration laws and policies turn a blind eye to the needs of women and families. It is time we recognize the value and contribution that immigrant women make to this country ― especially AAPI women ― and the enormous stakes they have as we debate how to fix our immigration system.










Immigrant women are the backbone of their families, yet our outdated immigration laws separate families, forcing many women to wait years to be reunited with their children. Family-based visa backlogs disproportionately affect the AAPI community, with our communities suffering some of the longest separations from their families, sometimes as long as 23 years. AAPI women bear the brunt of this burden, given that about 53 percent of Asian immigrants are women.


Families do not have to be torn apart by our broken immigration system. We need to reduce the backlogs by increasing the number of visas and shortening the wait time. Judicial discretion to review individual cases of families or children threatened by pending separation would assist families hoping for reconsideration of their cases.


Now is the time for action. Polling the National Asian Pacific American Women’s Forum (NAPAWF) conducted with the National Asian American Survey found that AAPI women overwhelmingly (59 percent) support a roadmap to citizenship for all. Perhaps these numbers are not surprising because AAPI women take care of their own; more than 5 million women in this country are undocumented, and 1.5 million undocumented immigrants are AAPIs. The barriers these women face ― whether in employment, education and access to health care and being able to provide for their families ― are something felt every day. A road map to citizenship should be accessible to poor and low-income immigrants, including AAPIs with limited English proficiency.


Our immigration system should be inclusive to all immigrants, not just those who qualify for high-skilled visas. Our system should recognize all family units, such as siblings and workers of all skill levels.


Women know the importance of coming together, yet sometimes forget they are significant. It is a struggle, and an accomplishment, to raise a family and to take care of the health needs of loved ones.


None of us would be where we are today without the help and support of the women in our lives ― our mothers, sisters, daughters and friends. My parents brought me to this country because they knew a first-born Chinese girl would have more opportunities in the United States than in our homeland.


It is time we extend the opportunity afforded to us to other immigrants. We all must honor and celebrate our unique commitment to protecting families by giving equal opportunities and respect to women and girls.


Many AAPI immigrants come to this country to share in this commitment. That’s why we need an immigration process that reflects this commitment and provides freedom and opportunity to everyone, especially mothers, daughters and families.


As Americans, we believe that families should stick together, that we should look out for each other, and that hard work should be rewarded. It’s not about what you look like or where you were born that makes you American ― it’s how you live your life and what you do that defines you in this country. That’s why all Americans, including the women in our lives, deserve an immigration system that works for everyone.




Miriam Yeung is the executive director of the National Asian Pacific American Women’s Forum (NAPAWF) the only national Asian American and Pacific Islander (AAPI) women’s multi-issue advocacy organization in the United States. For more information about NAPAWF’s immigration principles, please visit www.napawf.org.



FAPAC mở học bổng Dalip Singh Saund, trị giá $5,000


|WASHINGTON –
Tổ chức The Federal Asian Pacific American Council (FAPAC) bắt đầu nhận đơn xin học bổng cho năm 2013. Trong nhiều năm qua, FAPAC cung cấp nhiều học bổng và tài trợ thực tập đối với sinh viên gốc Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là những người học giỏi, hoạt động mạnh trong cộng đồng đa văn hóa.










Trang web của FAPAC có thông tin về học bổng Dalip Singh Saund, trị giá $5,000. (Hình chụp từ Internet)


Năm nay, học bổng mang tên cố Dân Biểu Dalip Singh Saund, người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Hoa Kỳ.


Học bổng sẽ được trao cho một sinh viên vào ngày 8 Tháng Năm ở Long Beach, trong chương trình huấn luyện của FAPAC.


Người được học bổng sẽ nhận được $5,000 và dùng tiền này cho việc học.


Trong tương lai, học bổng sẽ được mang tên hai người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương khác, cựu Bộ Trưởng Lao Ðộng Elaine Chao và cựu Bộ Trưởng Giao Thông Norman Mineta.


FAPAC là một tổ chức bất vụ lợi, chuyên quảng bá sự thừa nhận của người Mỹ đối với người gốc Châu Á-Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ.


Sinh viên nào muốn được học bổng này, có thể vào trang web www.fapac.org để biết thêm chi tiết. (Ð.D.)

A chef with a fully cooked dream

  Scott Suchman/The Washington Post 


The new chef at Zentan in Washington, D.C., thinks big. In fact, Jennifer Nguyen has a lofty goal to make the restaurant one of the best Asian eateries in the city. Read the story by Tom Sietsema of The Washington Post.










 Jennifer Nguyen. Photo by Scott Suchman/The Washington Post

Quốc Hội California chấp thuận chương trình kiểm tra việc làm cựu binh


SACRAMENTO –
Tuần qua, Ủy Ban Kiểm Tra Lập Pháp của Quốc Hội tiểu bang California (JLAC) đã chấp thuận lời yêu cầu của Thượng Nghị Sĩ Lou Correa để thực hiện một cuộc kiểm tra những chương trình trợ giúp của tiểu bang nhằm đem công việc làm đến với các cựu chiến binh.


“Việc thất nghiệp đang ở mức độ khủng hoảng cho các cựu chiến binh trẻ ở tiểu bang California. Tôi hoan nghênh ủy ban về việc đồng ý rằng chúng ta phải tăng cường những cơ hội tạo việc làm cho những cựu binh của chúng ta,” Theo lời Thượng Nghị Sĩ Lou Correa.


JLAC đã bỏ phiếu trực tiếp tới cơ quan kiểm toán tiểu bang để hướng dẫn một cuộc kiểm toán toàn diện của những chương trình đào tạo nghề hay tạo việc làm tại Employment Development Department’s (EDD) nhằm có hướng giúp đỡ cụ thể cho những người dân là cựu chiến binh.


Với tư cách là chủ tịch Ủy Ban Cựu Chiến Binh Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã hướng tới việc giải quyết vấn đề tỉ lệ thất nghiệp cao của những cựu binh trong tiểu bang như là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ 2 năm còn lại của ông.


“Những cựu chiến binh của chúng ta đã cống hiến những năm tháng quan trọng nhất của cuộc đời họ để bảo vệ chúng ta, để chúng ta có thể nuôi dưỡng gia đình trong sự an toàn và thăng tiến trong nghề nghiệp,” theo lời Thượng Nghị Sĩ Lou Correa. “Chúng ta có một bổn phận đạo đức là đền đáp lại và giúp những cựu binh khi họ tái gia nhập với chúng ta vào đời sống dân sự.”


Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã giới thiệu nhiều dự luật để giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau về nhu cầu việc làm của các cựu binh. Ông cho rằng tiểu bang cần thêm nhiều dữ liệu toàn diện để giải thích tại sao tình trạng thất nghiệp vẫn tồn tại với các cựu chiến binh và giúp vạch ra con đường cụ thể hướng tới các giải pháp có hiệu quả lâu dài.


Vị thượng nghị sĩ đại diện cho Quận Cam nói thêm,” Sự kiểm toán còn sẽ xem xét những trách nhiệm và những đóng góp của những cơ quan khác của tiểu bang, địa phương và liên bang khi họ hợp tác với cơ quan EDD trong việc giúp đỡ những cựu binh có việc làm an toàn. Việc này cũng bao gồm nhiều tổ chức khác chẳng hạn như the California Department of Veterans Affairs, the Governor’s Interagency Council on Veterans, và hệ thống mạng lưới của tiểu bang về dịch vụ cho cựu chiến binh hay CVSOs.”


Tiểu bang California là quê hương của khoảng độ 2 triệu cựu binh trên tổng số 22 triệu cựu binh trên toàn quốc. Khoảng phân nửa ở tuổi 60 hay lớn tuổi hơn, đã từng phục vụ trong Thế Chiến Thứ II, chiến tranh tại Ðại Hàn, và Việt Nam. Một số khác khoảng 14% từ cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên, từ giữa năm 1990 đến Tháng Tám năm 2001. Gần 10% cựu chiến binh từ cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai – còn được biết đến như là cựu binh hậu 9/11. Số còn lại 26% đã mang quân phục cho những thời kỳ phục vụ khác giữa các cuộc xung đột lớn.


Bộ Thống Kê Lao Ðộng của Hoa Kỳ báo cáo rằng trong khi tỉ lệ thất nghiệp giữa những người dân dân sự khoảng 9%, thì tỉ lệ thất nghiệp toàn quốc của cựu binh hậu 9/11 ở mức 12%, giữa những cựu binh trẻ của hậu 9/11 – nhóm tuổi từ 18 đến 24 – gần 1/3 trong nhóm này không có việc làm. Tại tiểu bang California tình trạng có vẻ còn xấu hơn. Năm 2011, tỉ lệ thất nghiệp của cựu binh tại California trong nhóm tuổi từ 20-24 tuổi là 37.1%, nhiều hơn gấp đôi tỉ lệ 17.6% tỉ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi dân sự.


Lịch sử cho thấy những cựu binh trẻ tuổi hơn đã gặp khó khăn trong việc tìm việc làm trong thị trường lao động dân sự sau thời gian phục vụ quân sự ngắn. Những cựu binh trẻ thích gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp trung học, mà không đi tiếp lên đại học. Họ trở về đời sống dân sự để cạnh tranh với những bạn học trung học cũ, nay đã có được bằng cấp đại học. Bên cạnh đó, việc suy thoái kinh tế làm suy yếu thị trường việc làm việc này lại liên quan đến thị trường của những người chủ, nơi mà giới chủ nhân đang thuê mướn nhân công có nền giáo dục cao hơn, bao gồm các bằng cấp cán sự hay cử nhân, để làm việc trong thị trường nhân dụng truyền thống, khi mà chung quanh đầy những cá nhân chỉ có bằng trung học.

Hai thí sinh gốc Việt được điểm tổng quát cao nhất


Giải California Academic Decathlon


 


ORANGE COUNTY (OCR) – Theo tin báo OC Register, năm nay cuộc tranh tài giải California Academic Decathlon diễn ra rất gây cấn tại Sacramento. Kết quả là Trung Học Valentia về hạng thứ mười hai và theo sau là Trung Học Westminster về thứ mười ba.










Hai thí sinh gốc Việt trong đội Westminster High School, trường từng thắng giải Orange County Academic Decathlon hồi Tháng Hai. (Hình: OC Register)


Lily Phạm và Dennis Ðặng (Trung Học Westminster) là hai thí sinh gốc Việt cùng với Kevin Li (Trung Học Woodbridge) nhận huy chương về điểm tổng quát.


Bài báo cho biết Orange County có bốn đội tham dự giải của tiểu bang năm nay, thay vì chỉ có ba như thường lệ. Ðội Trung Học Troy về hạng 18 và Trung Học Woodbridge về hạng 21.


Hồi Tháng Hai, đội Trung Học Westminster từng đoạt giải Orange County Academic Decathlon.


Cũng theo bài báo, dù không có đội nào của Orange County được tiếp tục vòng tranh giải toàn quốc, các thí sinh địa phương đoạt giải danh dự cá nhân về các môn như nghệ thuật, kinh tế, phỏng vấn và các loại toán học. (L.N.)

Nhà văn Huy Trâm ra mắt tác phẩm thứ 28

 


Nguyên Huy/Người Việt


 


WESTMINSTER (NV) – Chiều hôm Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba vừa qua nhà văn Huy Trâm đã gửi đến độc giả tác phẩm thứ 28 của ông, tập truyện ngắn “Nhờ Có Thương Ðau,” tại phòng sinh hoạt của nhật báo Việt Báo, Westminster.










Nhà văn Huy Trâm bên tác phẩm thứ 28. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Gần 100 quan khách thân hữu và độc giả đã đến chia vui cùng nhà văn Huy Trâm khiến vẻ trầm lặng, nghiêm chỉnh thường ngày của ông cũng tạm biến đi, thay vào đó là những nụ cười hiền hòa trong lời chào mừng khi MC Kim Bích giới thiệu nhà văn lên mở đầu buổi ra mắt sách.


Nữ văn sĩ Nguyễn Thị Mắt Nâu, hầu như có mặt đủ trong những lần ra mắt sách của nhà văn Huy Trâm, khi là người hướng dẫn chương trình, khi là người điểm sách và có khi còn là một ca sĩ đóng góp vào chương trình buổi ra mắt sách mà tác giả tổ chức nhiều khi đã như một “khách thính” của giới yêu thích văn chương nghệ thuật.


Hôm nay nữ văn sĩ Mắt Nâu vừa là người điểm sách, vừa là một ca sĩ đem tâm tình đóng góp vào duyên văn nghệ mà nhà văn Huy Trâm đã tạo ra được trong số thân hữu nghề nghiệp trước đây và văn hữu bây giờ. Mắt Nâu nhận xét về tác phẩm thứ 28 của nhà văn Huy Trâm, bà đưa ra nhận định trên 5 điểm mà tác phẩm gợi ý cho bà. Thứ nhất tác phẩm đưa vấn đề tình trạng con hai chồng của người đàn bà. Thứ hai, đời sống như những chất xúc tác tác động lên tình cảm con người. Thứ ba, vấn đề môn đăng hộ đối trong xã hội người Việt. Thứ tư phân tích về những khác biệt trong hai mối tình của nhân vật nữ trong truyện ngắn mà tác giả chọn làm chủ đề của tập truyện. Và thứ năm, then chốt nhất theo Mắt Nâu là “trong đau thương mà con người trưởng thành được.”


Vẫn theo Mắt Nâu thì “đa số truyện ngắn của ông thường không có cốt truyện. Ðó là một đặc thù của cây bút Huy Trâm. Ông đã dùng đối thoại để thể hiện ý tình kể cả triết lý về cuộc đời. Trong tác phẩm này, người đọc nhận thấy có thấp thoáng nghề nghiệp cũ của tác giả mà tác giả không bao giờ trực tiếp đề cập đến.”


Sau chót nữ văn sĩ Mắt Nâu kết: “Cái khao khát của nhà văn Huy Trâm là mong được để lại cho đời những tác phẩm văn học.”


Cũng đóng góp trong buổi ra mắt sách của nhà văn Huy Trâm, nhà thơ nhà báo Thanh Huy có nhận định rằng: “Tác phẩm này của Huy Trâm bàng bạc chuyện đời, chuyện tình hỗn hợp với nhau. Tác giả là một người có những hoài bão lớn, ông âm thầm làm việc. Ông đã từng giúp đỡ rất nhiều người, dẫn dắt được nhiều nhân tài trẻ. Ông rất quan tâm đến thế hệ mai sau. Việc làm của ông không vụ danh cũng không vụ lợi…”


Với 110 trang sách, tác phẩm thứ 28 của Huy Trâm đã mang đến cho người đọc 14 truyện ngắn. Ðây không biết có phải do sự cố ý của tác giả không vì như thực tế hiện nay, số người còn đọc sách tiếng Việt cứ ngày một ít đi song song với tình trạng lười đọc, nên một tác phẩm dăm bẩy trăm trang không còn là một cuốn hút như thời còn ở trong nước. Một cuốn sách mỏng có thể dễ cho người đọc đón nhận hơn.


Nhưng nói là mỏng mà tập truyện ngắn “Nhờ Có Thương Ðau” của ông lại có một nội dung khá “dầy.” Mười bốn truyện tác giả viết ra là 14 cảnh đời rất thân quen, đọc lên ta thấy hình như nó ở đâu đó quanh ta, ở đâu đó mà ta vừa gặp. Mỗi truyện, một cảnh đời thường, rất thường. Từ truyện đầu “Quyện Trong Tiếng Hát” cho đến truyện cuối “Tự Làm Giảm Phúc” qua truyện “Nhờ Có Thương Ðau” mà tác giả chọn làm chủ đề của tập truyện, người đọc được tác giả thầm thì nhắc nhở “hãy sống cho trung hậu” cho dù “biết mình không còn sống được bao lâu mà vẫn cứ tốt, vẫn cứ nhân từ” như trong truyện “Quyện Trong Tiếng Hát” hay như truyện sau cùng “Tự Làm Giảm Phúc,” tác giả nhận định về “cung cách sống của con người trên khắp thế gian… chỉ biết tìm cách tuyệt vời cho bản thân mà không cần biết đến cái bất hạnh của người khác, quả là đã làm ‘giảm đi phúc đức từ trời cao đổ xuống.’”


Riêng truyện “Nhờ Có Thương Ðau” mà tác giả chọn làm chủ đề cho tập truyện, người đọc chợt nghĩ có phải tác giả muốn gửi gấm một tâm trạng gì? Một cô gái đua đòi theo tuổi trẻ sống buông thả có con hoang rồi đứt gánh giữa đường, sau chợt tỉnh ngộ khi gặp được người thương yêu thật tình thì lại bị quan niệm môn đăng hộ đối ngáng trở đành phải chịu thương đau. Một thế hệ của tác giả đã qua, được sống trong tự do, cho dù là thứ tự do sơ khai trong tiến trình dân chủ hóa của đất nước, nhưng đã không biết quí trọng đã để mất nó, để rồi phải chịu thương đau ngục tù cải tạo, lưu vong lạc lõng giữa thời thế đã vuột khỏi tay mình.


Một trần tình hay một nhắn nhủ cho lớp người đi sau mình?


Ðọc Huy Trâm qua 28 tác phẩm, 8 cuốn trước 1975 và 20 cuốn ở hải ngoại, sau 1975, trong đó một cuốn được trao Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1969, cuốn biên khảo “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại.” Những tác phẩm của Huy Trâm có từ biên khảo, thơ, truyện ngắn, truyện dài, người đọc, trước hết phải khâm phục sức sáng tác của ông và sau đó thấy được tâm tình thiết tha của ông với đời sống với con người quanh ông. Văn của Huy Trâm không kênh kiệu như một số trí thức khi viết sách dù ông là một thẩm phán công tố trong chế độ Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Nội dung truyện của ông cũng không bí hiểm, băn khoăn về những triết lý sinh tồn, những day dứt chính trị vốn là thứ văn chương thời thượng mà ông thừa khả năng đọc và nghiên cứu. Từ văn đến thơ của Huy Trâm người đọc đều thấy cái giản dị, chân chất của người miền Nam. Triết lý trong truyện của ông là những câu đối thoại dân dã của nhân vật trong truyện cho người đọc nắm bắt được ngay những nguyên ủy làm cuộc sống đau thương mà con người phải lặn hụp trong đó.









Bác Sĩ Trần Ðức Hòa, một thân hữu văn nghệ của nhà văn Huy Trâm, đóng góp tiếng hát trong bài “Nước Mắt Ðàn Ông.” (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Giới HO thế hệ ông hẳn không thể nào phủ nhận được những điều ông đã diễn đạt trong tập truyện dài “Mây Ðưa Lòng Dạt Mãi Ðâu,” Hương Văn xuất bản năm 2009 trong đó cả một thế hệ Việt Nam đã phải thường hằng ray rứt, băn khoăn trong những ngày cuối đời khi đã phải cay đắng sống qua một thời “ngã ngựa” qua những lời văn bình dị, thản nhiên, không giận hờn oán trách, nhưng người đọc cũng thấy cả một trời ưu uất mà tác giả nói hộ cho thế hệ của ông.


Quí độc giả muốn có tập truyện “Nhờ Có Thương Ðau” của Huy Trâm có thể liên lạc với tác giả (714) 891-7483.


 


––-


Liên lạc tác giả: [email protected]

Dự án ‘MD100’ của TTYT Nhân Hòa mở màn đầy thú vị



Ngọc Lan/Người Việt




GARDEN GROVE (NV) – Không chỉ có học sinh sinh viên mà rất đông phụ huynh gốc Việt cùng có mặt tham gia buổi gặp gỡ đầu tiên của chương trình “MD100” – giúp đỡ cho 100 sinh viên gốc Việt các bước cần thiết để có thể bước chân vào các trường đại học y khoa – do Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tổ chức vào chiều Thứ Bảy, 16 Tháng Ba.









Rất đông phụ huynh và sinh viên học sinh có mặt tham gia buổi gặp gỡ đầu tiên của chương trình “MD100” tại TTYT Nhân Hòa. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



Ông Võ Tá Hân, giám đốc trung tâm, cho biết, theo dự tính, chương trình này chỉ dành cho các em học sinh sinh viên. “Tuy nhiên, phụ huynh lại có ý muốn đến tham dự để tìm hiểu rõ thêm về chương trình nên buổi ra mắt đầu tiên có sự thay đổi, dành thêm thời gian tiếp đón và giải thích những câu hỏi, thắc mắc của phụ huynh.”


Bác Sĩ Vĩnh Thừa, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trung tâm, trong lời chào mừng nhắc lại ý nghĩa ra đời cũng như mục tiêu của Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa hướng đến việc phục vụ cộng đồng trong hơn 20 năm qua. Đồng thời, bác sĩ cũng nói đến ý tưởng hình thành nên chương trình “MD100” do ông Võ Tá Hân đề xướng trong tâm tư “người đi trước dẫn dắt người đi sau nhằm đào tạo nên một lớp thế hệ trẻ gốc Việt thành công, trở thành niềm hãnh diện của cộng đồng.”


Trong số những em ghi danh tham dự chương trình MD100, có em đã tốt nghiệp đại học từ vài năm trước, có em đang học đại học, và cũng có em đang còn học những năm đầu cấp của chương trình trung học nhưng “nuôi mộng thành bác sĩ” nên cũng muốn được tham gia vào chương trình ngay từ bây giờ.


“Bây giờ con còn đang học trung học, đến năm 2018 con mới có thể nộp đơn xin vào trường y khoa, nhưng ba má con đọc báo Người Việt nói có chương trình này nên nói cho con nghe. Con khoái lắm, con muốn được tham gia ngay từ bây giờ cho đến khi con có thể vào trường y khoa luôn.” em Jamie Van, học lớp 10 ở Fountain Valley, có khuôn mặt sáng sủa, xinh xắn và là thành viên nhỏ tuổi nhất tham gia vào MD100, nói một cách đầy hào hứng trước các cử tọa.


Là người đã tốt nghiệp đại học UCLA từ năm 2009 và đang có ý định nộp đơn vào trường y khoa, anh Thắng Hứa, một trong những người ghi danh tham gia vào “MD100,” cũng tỏ ra khá thích thú với nội dung của chương trình này sau buổi sinh hoạt đầu tiên.


“Chưa bao giờ em tham gia một chương trình như thế này. Em thấy nó rất hữu ích. Nó sẽ giúp cho những thành viên trong chương trình có điều kiện tiếp xúc, làm việc với các bác sĩ trong cộng đồng, với cộng đồng Việt Nam và hy vọng là mình sẽ có được sự hướng dẫn con đường phải đi như thế nào,” anh chia sẻ.









Một số gương mặt sinh viên tham gia dự án “MD100.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



Có mặt trong số những phụ huynh tham dự buổi này là ông Trần Thanh Vân, cư dân Westminster, người có con vừa mới được nhận vào học năm thứ nhất đại học y khoa ở North Carolina.


Ông Vân đến để chia sẻ với mọi người những băn khoăn mà cha con ông từng trải qua khi dò dẫm tìm con đường vào y khoa cho con mình.


“Tôi không phải là người làm trong ngành y nên thật sự khi con tôi quyết định học y khoa, tôi không biết gì để chuẩn bị cho con tôi hết. Hai cha con lần mò tìm đường đi, đến chỗ này chỗ kia hy vọng con đường nào đúng, là mình đi thôi.” Ông tâm sự.


Những gì mà người cha này trải qua là “em nào nộp đơn vào trường y đều kết quả tốt nghiệp đại học rất cao, vì điểm trung bình dưới 3.7 thì hầu như không trường y nào nhìn tới. Rồi đi tìm đến những văn phòng bác sĩ, đến những bệnh viện, trung tâm y tế xin thực tập để có thêm thành tích ghi vào đơn xin nhập học cũng không phải là chuyện dễ dàng, vì họ không chịu nhận.”


Ông Vân nói tiếp, “Nói thật là hầu như con tôi tự lần mò tìm đường đi, tôi chỉ đứng sau hỗ trợ chứ không biết làm gì hơn. May mắn thì các em thành công, như con tôi là may mắn nên nó thành công, nên nó xin được vô thực tập ở bệnh viện Fountain Valley, đơn xin nhập học của nó được chọn phỏng vấn.”


“Nếu con tôi chưa vào y khoa thì chắc chắn tôi sẽ xin cho nó được vào chương trình “MD100” này, vì ở đây đã vạch ra sẵn con đường đi cho các em, mình không còn phải băn khoăn đi tìm nữa.” Ông Vân khẳng định.


Anh Thắng Hứa cho rằng, “Nếu tự mình đi tìm hiểu con đường để vào được y khoa thì sẽ mất rất lâu mới thấy hướng đi. Trong khi đó, theo như những gì chú giám đốc ở đây nói thì chương trình này mở ra sẽ như người dẫn lối cho tụi em, khiến tụi em cảm thấy yên tâm hơn.”



***


“MD100” là chương trình nhằm cung cấp những hướng dẫn chuyên môn cho sinh viên trên nhiều phương diện để nâng cao cơ hội thành công khi nộp đơn vào các trường y khoa, một con đường gian nan mà không phải ai cũng có thể tự mình đi tới đích.


Dự án “MD100” sẽ có một loạt những hoạt động hội thảo, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm từ 15 vị bác sĩ trẻ gốc Việt thuộc nhiều chuyên khoa, tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, hiện đang làm việc tại các bệnh viên, trung tâm y tế ở miền Nam California.


Dự án “MD100” còn hướng dẫn sinh viên gốc Việt những việc cần chuẩn bị khi phỏng vấn vào trường y, cũng như thực tập phỏng vấn trước hội đồng bác sĩ (Mock Interview), từ đó phân tích và rút kinh nghiệm trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn thật. Dự án này còn mời một số ngân hàng đến để nói về chương trình tài trợ, làm sao để các em có đủ kinh phí học y khoa.


Ngoài ra, để giúp các sinh viên này có thêm thành tích ghi vào lý lịch nộp vào trường y khoa, chương trình còn tạo điều kiện để các em có những đề tài nghiên cứu, và “nếu đề tài các em làm hay, trình bày tốt, thì mình sẽ in thành sách cho các em để khi các em làm lý lịch thì có cái gì đó đặc biệt hơn người khác, hoặc có thể tổ chức những buổi hòa nhạc, các em tham gia biểu diễn, những hình ảnh ghi lại đó cũng góp phần làm đẹp thêm hồ sơ nộp vào trường y.” Ông Võ Tá Hân giải thích thêm.



Liên lạc tác giả: [email protected]

Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu giúp người Việt cai hút thuốc


Linh Nguyễn/Người Việt


 


SAN DIEGO (NV) – Thông cáo của Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu cho biết nhận được hơn 1,400 cú điện thoại từ các cộng đồng gốc Việt, gốc Hàn và gốc Hoa hỏi về dịch vụ miễn phí giúp bỏ thuốc nói ngôn ngữ Á Châu. Trung tâm đến nay đi được 70% đoạn đường tới mục tiêu ban đầu là 2,000 cuộc gọi.










(Hình: Website AsianSmokersQuitline.org)


“Nhân viên của chúng tôi rất hào hứng thấy nhiều người gọi trung tâm cai thuốc để được nhận sự giúp đỡ bỏ thuốc. Chúng tôi thấy nguyên do người gọi đến cho Trung Tâm Cai Thuốc vì họ có thể nhân đôi hy vọng thành công,” Bác Sĩ Joann Lee, giám đốc chương trình tại Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu, phát biểu.


“Chúng tôi tới gần, nhưng chưa đạt được mục tiêu. Chúng tôi muốn giúp đỡ để có thêm người sống khỏe mạnh và hoàn toàn không lệ thuộc thuốc lá,” ông nói.


Bản thông cáo cho biết sự trợ giúp qua điện thoại làm tăng gấp đôi hy vọng thành công cai thuốc của người tham gia chương trình.


“Chúng tôi vui mừng vì đã nhận được nhiều người gọi đến từ 43 tiểu bang. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ mọi người trở nên khỏe mạnh, và cách làm là cung cấp cho họ những phương tiện và trợ giúp cần thiết để đạt mục tiêu bỏ thuốc,” Bác Sĩ Shu-Hong Xhu, một nhà nghiên cứu, phát biểu.


Ðường dây điện thoại dành riêng cho người Việt là 1-800-778-8440.


Tiếp xúc qua đường dây điện thoại, cô Quyên, một nhân viên nói với phóng viên nhật báo Người Việt: “Từ khi có đường dây điện thoại dành cho người Việt muốn giúp đỡ cai nghiện thuốc lá, nghiên cứu cho thấy cứ một trong ba người gọi vào, có thể kéo dài thời gian cai nghiện 6 tháng hoặc lâu hơn.”


Người muốn cai thuốc khi gọi vào đường dây điện thoại tiếng Việt sẽ được nhân viên người Việt hỏi một vài câu hỏi như tên họ, ngày tháng năm sanh, địa chỉ, điện thoại.


“Chúng tôi sẽ hỏi xem người gọi hút thuốc từ bao lâu. Mỗi ngày hút mấy điếu. Thuốc hút có mùi bạc hà hay không để chúng tôi có thể gởi tài liệu bằng tiếng Việt để họ tự tham khảo, cô Quyên nói.


“Ngoài ra, chúng tôi cũng hỏi những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, như có bị áp huyết cao, tiểu đường hay trầm cảm hay không, qua Mỹ năm nào, trình độ học vấn, nam hay nữ… Mục đích để có thể chuẩn bị cho người gọi một kế hoạch cai thuốc thích hợp,” cô Quyên giải thích.


Như thế, Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu mong có cơ hội cung cấp tài liệu và giúp tư vấn cho người muốn bỏ hút thuốc lá.


“Ý chí và sự cương quyết cộng với sự hiểu biết qua tài liệu được cung cấp và sự tư vấn một kế hoạch thường đem lại sự thành công.” cô Quyên nói.


Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu cũng gửi tài liệu giúp tự cai, giới thiệu chương trình địa phương và lời khuyên làm thế nào để cai thuốc vĩnh viễn.


“Nếu quý vị là bạn hay thân nhân của người hút thuốc muốn cai thuốc, quý vị cũng có thể gọi cho chúng tôi để yêu cầu gởi tài liệu cho người thân của mình,” cô Quyên giải thích thêm.


“Nếu có Medical hay Medicare cHúng tôi cũng có thể hướng dẫn để người muốn cai thuốc xin được băng dán nicotine. Nếu không có, hiện nay chỉ Los Angeles và Ventura Counties là có chương trình này,” cô nói.


Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu do Viện Ðại Học California tại San Diego điều hành, mở đường dây giúp đỡ toàn quốc qua điện thoại miễn phí dành cho những người nói tiếng Việt, tiếng Hoa và tiếng Hàn muốn bỏ thuốc, khởi đầu là một hộp băng dán Nicotine dùng trong 2 tuần lễ. Băng dán là cách trị liệu được FDA chấp thuận, có bằng chứng kết quả giúp cai thuốc.


Trung Tâm Cai Thuốc Á Châu làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 8 giờ sáng tới 9 giờ tối, giờ Thái Bình Dương. Tiếng Việt xin gọi 1-800-778-8440. Trang nhà là www.AsianSmokersQuitline.org


Ngân sách dành cho dịch vụ mới trên toàn quốc là do Trung Tâm Kềm Chế và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC) cấp phát.


–-


Liên lạc tác giả: [email protected]

Hơn 250,000 khẩu súng lậu từ Mỹ vào Mexico mỗi năm

MEXICO CITY (McClatchy News)Khoảng 2.2% trong tổng số các khẩu súng bán ra ở Mỹ mỗi năm đã được các nhóm buôn lậu chuyển vào Mexico. Mức độ này cao hơn sự ước tính trước đây, theo kết quả một cuộc nghiên cứu đưa ra hôm Thứ Hai.








Một cư dân của thủ đô Mexico City tự trang bị súng trước tình trạng tội phạm lộng hành ở thành phố này. (Hình: Pedro PARDO/AFP/Getty Images)


Trung bình có khoảng 253,000 khẩu súng mua ở Mỹ được đưa qua biên giới Mexico mỗi năm, theo nghiên cứu của bốn học giả thuộc viện nghiên cứu Trans-Border Institute tại trường đại học UC San Diego và viện Igarape Institute ở Rio de Janeiro, Brazil.


Mức lời của các tiệm bán súng ở Mỹ rất thấp và hàng ngàn tiệm bán súng sẽ phải đóng cửa nếu không có việc đưa súng lậu sang Mexico, theo Topher McDougal, một trong bốn tác giả cuộc nghiên cứu mang tên “The Way of the Gun: Estimating Firearms Traffic Across the US-Mexico Border”.


Trị giá của các khẩu súng đưa lậu qua biên giới Mexico mỗi năm vào khoảng $127.2 triệu, theo cuộc nghiên cứu.


Robert Muggah, một tác giả khác, cho hay trong số 51,300 tiệm bán súng có giấy phép của chính phủ liên bang Mỹ, có chừng 6,700 tiệm tâp trung trong bốn tiểu bang dọc theo biên giới Mexico, với trung bình khoảng hơn 3 tiệm cho mỗi 1 mile. (V.Giang)

Calendar of Local Events

 

Math/Science Symposium


March 20


Robert D. Ballard, leader of the team that discovered the Titanic, will be keynote speaker at the College of Natural Sciences and Mathematics’ Inter-Club Council “Explorations in Math and Science” symposium at Cal State Fullerton. The event will be in conjunction with the university’s Research . Ballard will speak from 5-6 p.m. Titan Student Union’s Portola Pavilion, Cal State Fullerton, 800 N. State College Blvd., Fullerton, Calif. Information: http://nsmicc.blogspot.com/p/science-sympoisum-2010.html




Welcome Home Viet Nam Veterans Day


March 21


Event to honor Viet Nam war veterans. 6-7 p.m. Courtyard Center, 12732 Main St., Garden Grove, Calif. Information: (714) 741-5280.




Movie Opening


March 22


A Korean thriller movie, “New World,” will open in selected theaters: CGV Cinemas, 621 S. Western Ave., Los Angeles; Edwards University Town Center 6, 4245 Campus Drive, Irvine, Calif.; and La Habra Stadium 16, 1351 W. Imperial Highway, La Habra, Calif. Information: http://trailers.apple.com/trailers/independent/newworld/or http://wellgousa.com/theatrical/new-world.











Multicultural Fair


March 23


Taste home-cooked delicacies from virtually every nation represented at Sage Hill. Enjoy music and food from around the world. 11 a.m.-4 p.m. $7; children under 7 are free. Sage Hill School, 20402 Newport Coast Drive, Newport Coast, Calif. Information: http://www.sagehillschool.org/multiculturalfair




Eggs-Cavation


March 23


Egg hunt, face painting, petting zoo, carnival games, snacks for purchase, arts and crafts, and moon bounce. Only 300 tickets are available for egg hunt participants. 11 a.m-2 p.m. Atlantis Play Center, 13630 Atlantis Way, Garden Grove, Calif. Tickets and information: (714) 741-5200.




Tenant Rights Seminar


March 26


Tenant Rights Workshop, led by the Fair Housing Foundation. Attendees will learn how they are protected under fair housing laws and more. 9-11 a.m. Free. Community Meeting Center, 11300 Stanford Ave., Garden Grove Calif. Information: http://www.fairhousingfoundation.com.




Easter Train


Through March 30


Children and adults can ride the Easter train through the park. Children from 2 through 12 can participate in an Easter egg hunt with candy or prizes in each egg. Egg hunt begins daily at 10 a.m. Train rides and other activities require tickets, which are $5 each or $60 for a book of 15. Irvine Park Railroad,1 Irvine Park Road, Orange, Calif. Information: http://www.irvineparkrailroad.com/content/easter-eggstravaganza or (714) 997-3968.




Landlord Workshop


April 3


Learn about finding prospective tenants, renting property and more. Also learn about Fair Housing Laws. 3-5 p.m. Free. Garden Grove Community Meeting Center, 11300 Stanford Ave., Garden Grove, Calif. Information: http://www.fairhousingfoundation.com/.




Speakeasy at the Muck


April 4


Go back to the 1920s. The secret password is “orange juice” and have “coffee” featuring beer from a Fountain Valley brewery. Dress in your best 1920s outfit. 7:30 p.m. $20. The Muckenthaler Cultural Center, 1201 W. Malvern Ave., Fullerton, Calif. Information:https://themuck.org/event-registration/?ee=119.




Vietnamese International Film Festival


April 4-7 & 11-14


The festival will screen short films and full-length movies on screens in Irvine, Los Angeles and Westminster, Calif. Information about movies, show times, and locations: http://www.vietfilmfest.com/.




MS Walk


April 6


A two-mile walk at UCI to support research for multiple sclerosis. Registrations can be made via email, mail or phone. Check in 7:30 a.m. University of California, 13 Aldrich Hall, Room 5, Irvine, Calif. Information: (800) 486-6762.




Cinderella’


April 6-7


Huntington Beach’s oldest ballet company presents “Cinderella.” April 6 at 7 p.m. and April 7 at 2 p.m. $18 general admission; $14 seniors, students with ID and children under 12. Golden West College Mainstage Theater, 15744 Golden West St, Huntington Beach, Calif. Theater is off campus entrance H or I at Gothard Street and Center Avenue. Information: http://www.gwctheater.comor (714) 895-8150.




Rescue Roundup


April 7


Benefit for the Waggin Trails transport. Help find homes for the pets who are scheduled for euthanization because of the lack of space in shelters. $35 adults, $20 youths. Free parking off of Ellis Avenue, west of Goldenwest Street. Huntington Central Equestrian Center Red Barn, 18381 Goldenwest St., Huntington Beach, Calif. Information: http://www.waggintrails.org/or (714) 328-8661.




Doheny Wood


April 13


More than 150 classic wooden cars and surf wagons will be on display. 8 a.m.-3 p.m. Free admission; fee for parking. Doheny State Beach, 25300 Dana Point Harbor Drive, Dana Point, Calif. Information: (714) 968-9798.




Spring Citrus Fair


April 18-21


Showcasing the history of the La Habra Valley. Entertainment, carnival rides, local food, exhibits and mascots. Free. La Habra Area Chamber of Commerce, 321 E. La Habra Blvd., La Habra, Calif. Information: (562) 697-1704.




Newport Beach Film Festival


April 25-May 2


Screening of several premieres and galas for a singular festival experience. Information: (949) 253-2880 or http://www.newportbeachfilmfest.com/2013/.




Taste of Huntington Beach


April 28


Sample some of the local foods from local restaurants. Proceeds will benefit Huntington Beach Library. Noon to 4 p.m. Sports Complex, 18100 Goldenwest St., Huntington Beach, Calif. Information: (714) 375-5023.




Grief Support Group


Thursdays


The Grief Share Support Group is for mothers who have lost children of any age. The group meets every Thursday evening. 12831 Olive St., Garden Grove, Calif. Information: (714) 892-1520 or (714) 343-7516.




Farmers Market


Sundays


Vendors sell fresh produce and other food items. 9 a.m.-2 p.m. Free. Main Street between Garden Grove Boulevard and Acacia Parkway, Garden Grove, Calif. Information: Lee at (562) 498-6048 or (562) 499-9299.





Xe buýt rớt xuống sông ở Ấn Độ, 37 chết, 15 bị thương


RATNAGIRI, Ấn Độ
Một tai nạn giao thông thảm khốc nhất vừa xảy ra ở Ấn Độ vào sáng sớm Thứ Ba, khi một xe buýt, chạy lệch khỏi cầu và rơi 40 ft xuống dòng sông Jagbudi, theo tin của Hindustan Times.









Hiện trường nơi một xe buýt chở khách bị rớt xuống cầu tại Ratnagiri, thuộc bang Maharashtra, vào hôm 19 Tháng Ba, 2013. (Hình: AP)


Tai nạn xảy ra lúc 3 giờ rưỡi sáng tại Khed, Ratnagiri, trên xa lộ nối liền Goa với Mumbai. Điều tra sơ khởi cho thấy tài xế xe buýt đã ngủ gật. 37 người thiệt mạng mà phần đông là dân từ Mumbai, ngoài ra còn có thêm 37 người khác bị thương, kể cả tài xế.


Theo giới chức giao thông, xa lộ NH17 là nơi thường xuyên xảy ra tai nạn so với các xa lộ khác. Năm ngoái có 193 người chết và 1,290 bị thương trong 1,117 tai nạn xảy ra trên xa lộ này.


Tính đến đêm Thứ Ba, 31 trong số xác nạn nhân đã được nhận diện và giao cho thân nhân. Tai nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi chính quyền công bố thống kê không mấy đẹp đẽ của xa lộ NH17. (TP)

Trung Quốc đưa tàu ngư chính lớn đến Trường Sa



VIỆT NAM (NV) – Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, nước này vừa đưa tàu ngư chính Nam Phong thuộc loại lớn tới vùng biển Trường Sa của Việt Nam.










Tàu ngư chính Nam Phong được cho là lớn nhất của Trung Quốc. (Hình: Internet)


Tin cho hay, chiếc tàu có tải trọng 1,500 tấn này đã đến khu vực quần đảo Trường Sa vào hôm 18 tháng Ba mà theo lời Trung Quốc là để  “làm công tác khảo sát khoa học,” nhưng không nói rõ là công tác gì.


Hiện chưa thấy nhà cầm quyền Việt Nam có phản ứng chính thức nào trước sự kiện này.


Từ đầu tháng Ba đến nay, Trung Quốc đã liên tục đưa các tàu hải giám và ngư chính xuống các vùng thuộc biển Đông của Việt Nam, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Hôm 8 tháng Ba, Trung Quốc loan báo 3 chiếc tàu hải giám thuộc Cục Hải Dương Trung Quốc rời cảng Tam Á, đảo Hải Nam, cùng với một chiếc trực thăng đi tuần tiễu vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa trong thời hạn 9 ngày.


Ðó là các tàu Hải Giám 83, Hải Giám 262 và Hải Giám 263. Ðây là lần đầu tiên Trung Quốc mang cả trực thăng đi theo tàu hải giám tới tuần tiểu khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Một tuần trước đó, Bắc Kinh đã cho một đội 3 tàu hải tuần tới tuần tiểu khu vực quần đảo Trường Sa. Nhóm tàu này cũng mang theo một trực thăng bay phô diễn lực lượng.


Ngày 7 tháng 2 năm 2013 vừa qua, Bắc Kinh loan báo sẽ cho tàu hải giám và hải tuần (thuộc Bộ Nông Nghiệp) thay nhau tuần tiểu thường xuyên biển Ðông. Thật sự chúng là những tàu quân sự trá hình. Một số tàu này được đóng mới nhưng một số đã được biến cải từ chiến hạm của hải quân Trung Quốc.


Ngư dân Việt Nam hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền nước mình gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm hoặc bắt giữ rồi đòi tiền chuộc.


Các hành động gia tăng các đội tàu hải giám và hải tuần của Trung Quốc trên biển Ðông báo hiệu sự khó khăn gia tăng đối với ngư dân Việt Nam hành nghề đánh cá xa bờ.


Những ngày gần đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh gấp rút xây dựng các cơ sở quy mô trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa để đồn trú một lực lượng lớn hầu kiểm soát khống chế toàn bộ khu vực biển Ðông. (KN)


 

Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP/VNCH


Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP/VNCH


(Disabled Veterans and Widows Relief Association)


A Non-Profit Corporation – No. 3141107 EIN: 26-4499492


P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799


Phone: (714) 539-3545, (714) 371-7967


Email: [email protected]; [email protected]


Website: http://www.camonanhtb.com


Chi phiếu xin đề: Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QPVNCH


 


Hải ngoại không quên tình chiến sĩ


Ðồng hương nhớ mãi nghĩa thương binh


 


Danh sách ân nhân gửi tiền đến hội:


(Tính đến ngày 10 tháng 3, 2013)


 


Anh Vũ, $100


Stecen Tô, San Jose, CA $1,000


Tống Ðình Trung (Troy Tong), Templeton, CA $100


Tu Phạm, D.D.S. (Reseda village Dental Studio), Reseda, CA $300


Tấn Nguyễn c/o Nana Loan Ðỗ, San Jose, CA $100


Phùng Tống, Garden Grove, CA $50


Hoàng Thị Bích Vân c/o Hien B. Phạm, Reseda, CA $50


Phạm Thị Hợi $50, Hoàng Ngọc Vân Hằng $50, c/o Hien B. Phạm, Reseda, CA $100


Linh Diem Trương, Stanton, CA $50


Nguyễn Thị Lựu $20, Nguyễn Thị Ngọc Hội $50, Reseda, CA $70


Meiji Trần, Lilburn, GA $50


Mai Lan Nguyễn, Richmond, TX $30


Tô Ðàm, Colorado Spring, CO $20


Nancy Nguyễn $10, Bùi Kiều $10, c/o Nancy Nguyễn, Garden Grove, CA $20


Út Văn Lê, Spokane Valley, WA $20


Tú Anh Lê, Spokane Valley, WA $30


Hồng Thị Hòa $20, Huỳnh Ngọc Lan $20, c/o Huỳnh Ngọc Lan, Monterey Park, CA $40


Ô. Phạm Hoạt, Fountain Valley, CA $20


Don Nguyễn, San Gabriel, CA $20 (còn tiếp)


 


Danh sách mạnh thường quân ủng hộ ÐNH “Cám Ơn Anh” Kỳ 6:


 


Bà Nguyễn Thị Cúc, Westminster, CA $200


ÔB. Trương Công Lập, Orange, CA $200


Nguyễn Nancy & Kim Phượng, Hawthorne, CA $200


ÔB. Lương Tài Huê, $200


Hội Ðồng Hương Quảng Nam Nam Cali, Garden Grove, CA $400


Hội Cựu SVSQ TBTÐ, San Diego, CA $500


Vân Pharmacy & Gia Ðình, Garden Grove, CA $600


Tô Văn Hiệp, Garden Grove, CA $700


Gia Ðình Cựu Tù Nhân Chính Trị Bình Ðiền Nam Cali, $500


Chị em ở lớp Nail & Hair Dana Point, CA $700


Hoàng Bon của Bình Ðiền Nam Cali, $50


Diễm Kiều, Garden Grove, CA $50


Ô. Nguyễn Duy Nghiêu (Cộng Ðống LA) $50


La Hương, $20


Chùa Pháp Vân, $50


Bà Sinh, $20


Bà Quả phụ Nguyễn Văn Thủ, Montclair, CA $100


Nhóm Thân Hữu HS Liên trường Quảng Ðà Cali, San Leandro, CA $750


ÔB. Lê Văn Chánh, San Leandro, CA $100


ÔB. Ðịnh Tony, San Jose, CA $100


ÔB. Nguyễn Hồng Tuyền, Pleasant Hill, CA $100


ÔB. Thái Văn Hòa, Milpitas, CA $100


ÔB. Bùi Phước Ty, San Leandro, CA $100


ÔB. Ðặng Phước, San Leandro, CA $100


Nguyễn Mai Hương ở Roland Heights, Irvine, CA $100


Anh Lưu Tín, Atlanta, GA $50


Ðặng Thị Tiệm, Paradise Valley, AR $1,000


Ô. Nguyễn Thành Long PGHH, Santa Ana, CA $50


Bà Lê Xuân Ðịnh, Fountain Valley, CA $100


Chùa Huệ Quang, Santa Ana, CA $100


Phan Hùng Phi, Salt Lake City, UT $200


Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali, San Jose, CA $200


Ban Trị Sự Giáo Hội Hòa Hảo, Santa Ana, CA $200


Bác Sĩ Nguyễn Như Chương & các con, Irvine, CA $200


NT Quỳnh K. 25, Tustin, CA $500


Bác Sĩ Nguyễn Như Chương, Irvine, CA $300


Bà Nguyễn Gia Quýnh, Tustin, CA $500


Hội Từ Thiện Chân Ðạo Cao Ðài, Westminster, CA $500


Hội KQ K.69A, Anaheim, CA $1,200


Phở Kimmy, Westminster, CA $5,000


Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại, Fountain Valley, CA $7,000


Hội Ái Hữu Thiết Giáp Nam Cali, $500


Ô. Phạm Xuân Dũng, Los Angeles, CA $50


Ô. Trần Văn Thanh, Los Angeles, CA $50


Vị ẩn danh, $17


Trương Kim Anh, Gardena, CA $50


Huy Cường, (Caring Voices organization), Garden Grove, CA $100


Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Huntington Beach, CA $200


Khóa 3/72 SQTB/TÐ, Sacramento, CA $200


Khóa 3/72 SQTB/TÐ, Costa Mesa, CA $1,800


Khóa 3/72 SQTB/TÐ, Costa Mesa, CA $100


Giò chả Nguyên Hương, Westminster, CA $200


Hội BÐQ Bắc Cali, San Jose, CA $700


Ô. Nguyễn Văn Ngọc BÐQ, North Carolina, $100 (còn tiếp)


 


Danh sách TPB/VNCH đã được giúp đỡ:


 


Nguyễn Tường Anh, Bình Ðịnh, B2 ÐPQ Sq:409.698. Mù 2 mắt.


Nguyễn Ngọc Thành, Bình Ðịnh, B2 CLQ Sq:424.460. Mù 2 mắt.


Huỳnh Văn Châu, Bình Ðịnh, CSQG. Cụt 2 chân.


Lê Phú Thành, Phú Yên, CBXDNT. Cụt 2 chân.


Võ Ðình Trấp, Khánh Hòa, B2 ÐPQ Sq:506.408. Cụt 2 chân.


Lê Thun, Khánh Hòa, HS1 ÐPQ Sq:141.325. Cụt 2 chân.


Trần Thiết, Bình Ðịnh, HS CLQ Sq:403.238. Cụt 2 chân.


Nguyễn Văn Mót, Ninh Thuận, B2 ÐPQ 653.602. Cụt tay phải. Cụt chân phải.


Nguyễn Thanh Vân, Ninh Thuận, NQ Sq:192.734. Mù 2 mắt.


Trần Văn Câu, Khánh Hòa, HS Nhảy Dù Sq:170.242. Mù 2 mắt.


Danh Chúp, Bình Thuận, HS1 BÐQ Sq:350.830. Cụt 2 chân.


Nguyễn Văn Hùng, Ninh Thuận, HS Nhảy Dù Sq:512.792. Mù 2 mắt. Cụt chân trái.


Liên Bang, Bình Ðịnh, TrU CLQ Sq:212.684. Tù 17 năm.


Vương Văn Bảnh, Khánh Hòa, TS1 CLQ Sq:443.830. Cụt 2 chân.


Nguyễn Mười, Bình Thuận, TU CLQ Sq:201.010. Cụt tay trái. Cụt chân trái.


Nguyễn Xuân Liễu, Bình Ðịnh, B1 CLQ Sq:407.818. Cụt tay trái. Cụt Ệ bàn tay phải.


Ðoàn Văn Thọ, Phú Yên, NQ Sq:256.541. Cụt chân phải. Mù 1 mắt.


Nguyễn Văn Thự, Phú Yên, CLQ Sq:656.597. Cụt chân phải. Liệt chân trái.


Võ Văn Bi, Ninh Thuận, B2 ÐPQ Sq:304.124. Cụt tay phải. Cụt chân phải.


Mai Ðình Quý, Bình Thuận, CSQG Sq:125.549. Cụt chân trái. Cụt 2 tay.


Trần Ngọc Thơ, Phú Yên, HS1 ÐPQ Sq:178.174. Cụt 2 chân.


Nguyễn Hữu Vĩnh, Bình Thuận, HS CLQ Sq:200.597. Cụt 2 chân.


Võ Lộc, Khánh Hòa, HS ÐPQ Sq:303.140. Cụt 2 chân.


Nguyễn Tiếng, Khánh Hòa, Biệt Kích. Sq:782.453. Mù 2 mắt.


Phan Văn Dần, Bình Thuận, B2 TQLC Sq:114.734. Mù 2 mắt. Cụt các ngón tay trái.


Võ Văn Thắng, Khánh Hòa, TU ÐPQ Sq:147.549. Cụt chân phải. Mù mắt phải.


Trần Văn Phụng, Khánh Hòa, B1 CLQ Sq:303.083. Mù 2 mắt. Gãy tay trái.


Võ Ðình Nguyên, Bình Ðịnh, HS CLQ Sq:202.261. Cụt chân phải.


Huỳnh Văn Lục, Phú Yên, B1 ÐPQ Sq:263.120. Mù 2 mắt.


Nguyễn Rừng, Phú Yên, CLQ Sq:416.116. Cụt 2 chân. Cụt tay trái.


Nguyễn Bá, Khánh Hòa, HS1 CLQ Sq:400.574. Cụt chân phải.


Hoàng Xuân Tòa, Bình Thuận, B1 Nhảy Dù Sq:101.285. Mù 2 mắt.


Lương Văn Tôm, Khánh Hòa, TS1 CLQ Sq:201.666. Mù 2 mắt.


Phạm Sanh, Phú Yên, NQ Sq:255.234. Mù 2 mắt.


Hồ Văn Luận, Bình Ðịnh, TS1 CLQ Sq:402.717. Cụt 2 chân.


Phạm Hiếu, Khánh Hòa, HS1 CLQ Sq:154.421. Mù mắt phải. Cụt tay phải.


Nguyễn Lào, Khánh Hòa, HS CLQ Sq:269.593. Mù 2 mắt.


Phạm Ngọc Sinh, Phú Yên, CLQ Sq:401.332. Cụt 2 chân.


Nguyễn Dung, Bình Ðịnh, B2 CLQ Sq:668.794. Cụt chân phải. Mù mắt phải.


Võ Văn Sanh, Khánh Hòa, Biệt Kích. Cụt chân trái.


Lê Ðích, Khánh Hòa, TS CLQ Sq:409.920. Liệt toàn thân.


Nguyễn Xuân Bình, Bình Ðịnh, NQ Sq:239.336. Cụt chân phải. Gãy chân trái.


Nguyễn Văn Ðãi, Ninh Thuận, B1 CLQ Sq:722.936. Cụt tay trái. Cụt chân trái.


Võ Văn Thắng, Khánh Hòa, TU CLQ Sq:145.541. Cụt 2 tay. Cụt chân phải.


Trần Có, Bình Thuận, CLQ Sq:207.689. Mù 2 mắt. Cụt bàn tay phải.


Phan Túc, Khánh Hòa, B2 ÐPQ Sq:760.821. Cụt 2 tay.


Nguyễn Văn Dần, Bình Thuận, ÐPQ Sq:135.457. Mù mắt phải. Liệt tay trái.


Hoàng Công Minh, Bình Thuận, B1 ÐPQ Sq:806.828. Cụt 2 chân.


Phạm Văn Trị, Bình Thuận, B1 ÐPQ Sq:368.895. Cụt tay trái. Cụt chân phải.


Trần Hòa, Ninh Thuận, CLQ Sq:402.943. Cụt 2 chân.


Cao Lượm, Phan Rang, HS ÐPQ Sq:165,160. Cụt 2 chân.


Nguyễn Văn Quân, Bình Thuận, CLQ. Cụt 2 chân.


Trần Văn Thảo, Quảng Nam, TU ÐPQ Sq:216.270. Cụt 2 chân.


Bùi Thanh Hà, Quảng Ngãi, CLQ Sq:214.628. Cụt 1/3 chân phải.


Phạm Hồng Phúc, Cà Mau, NQ Sq:916.742. Cụt tay trái. (Còn tiếp)


 


Danh sách QP/VNCH đã được giúp đỡ:


 


Trương Thị Thẻo, Khánh Hòa, Quả phụ Cố Lê Ðiền. Tử trận năm 1973.


Nguyễn Văn Lời, Ðồng Nai, Tổ phụ Cố HS1 Nguyễn Tấn Miên. Tử trận năm 1972.


Huỳnh Thị Muôi, Saigon, Quả phụ Cố CSQG Trần Văn Tươi. Tử trận năm 1974.


Ðặng Thị Tòng, Saigon, Quả phụ Cố TS Phan Văn Quân. Tử trận năm 1968.


Nguyễn Thị Cương, Saigon, Quả phụ Cố ThS TPB Trần Văn Lượng. Mất năm 2002.


Lê Thị Xuân Mai, Saigon, Quả phụ Cố ChU Nguyễn Ðình Phùng. Tử trận năm 1972.


Nguyễn Thị Lợi, Saigon, Mẹ Cố Tử sĩ Nguyễn Minh Miên. Việt Cộng giết 30-4-1975.


Trần Thị Lữ, Lâm Ðồng, Quả phụ Cố CSQG Nguyễn Tình. Tử trận năm 1970.


Ngô Thị Kim Hằng, Dalat, Quả phụ Cố ThS Bùi Văn Cư. Tử trận năm 1973.


Nguyễn Thị Thảo, Vĩnh Long, Quả phụ Cố B1 Lê Văn Hải. Tử trận năm 1971.


Ðoàn Thị Ðơn, Vĩnh Long, Quả phụ Cố HS Nguyễn Văn Ðối. Tử trận năm 1974.


Thái Thị Bông, Saigon, Quả phụ Cố TS Ðặng Văn Tốt. Tử trận năm 1973.


Nguyễn Thị Thiên (c/o Ng.V. Miên), Bình Thuận, QP Cố HQ Nguyễn Văn Học. Tử trận 1966.


Hoàng Thị Gái, Ðồng Nai, Quả phụ Cố B2 Nguyễn Xuân Tình. Tử trận năm 1967.


Nguyễn Thị Nhung, Bình Phước, Quả phụ Cố HS1 Nguyễn Văn Bình. Tử trận năm 1972.


Nguyễn Thị Lan, Saigon, Quả phụ Cố TS1 Nguyễn Văn Ðỏ. Tử trận năm 1973.


Hoàng Văn Ðiệp, Tây Ninh, Quả phụ Cố HS1 Trương Văn Nhung. Tử trận năm 1968.


Phạm Thị Thuận, Bình Ðịnh, Quả phụ Cố HS CLQ Ðặng Bộ. Tử trận năm 1972.


Phạm Thị Kim Loan, Ðồng Nai Quả phụ Cố HS Nguyễn Văn Diễn. Tử trận năm 1967.


Nguyễn Thị Nhỏ, Bình Thuận, Quả phụ Cố NQ Trần Rến. Tử trận năm 1968.


Trần Thị Hòa, Ðà Nẵng, Quả phụ Cố B1 Lê Cáp. Tử trận năm 1969.


Huỳnh Thị Sang, Saigon, Quả phụ Cố TrU Nguyễn Thanh Liêm. Tử trận năm 1972.


Phạm Thị Ngoan, Vũng Tàu-Bà Rịa, Tổ phụ Cố HS Nguyễn Ðình Tam. Tử trận năm 1967.


Nguyễn Thị Xây, Cần Thơ, Quả phụ Cố TS1 Phạm Văn L ạc. Tử trận năm 1974.


Trương Thị Dung, Bình Thuận, Quả phụ Cố B2 Nguyễn Chít. Tử trận năm 1953.


Nguyễn Thị Mè, Bình Thuận, Quả phụ Cố NQ Trần Binh. Tử trận năm 1969.


Cao Thị Phương, Bình Thuận, Quả phụ Cố TS Huỳnh Văn Xi. Tử trận năm 1972.


Phạm Thị Ðầm Cần Thơ, Quả phụ Cố TS1 Ðặng Văn Quý. Tử trận năm 1969.


Trần Thị Kim Hòa, Vĩnh Long, Quả phụ Cố HS Huỳnh Văn Quang. Tử trận năm 1959.


Nguyễn Thị Bảy, Saigon, Quả phụ Cố HS Nai Sung. Tử trận năm 1965.


(Còn tiếp)

Mua, bán và giá nhà đều tăng tại Nam California


Miền Nam California một lần nữa lại chứng kiến giá nhà gia tăng mạnh mẽ trong tháng trước, giữa lúc tỉ lệ những người mua khiếm diện đạt một mức cao kỷ lục và những người mua bằng tiền mặt tiếp tục là một thế lực ngự trị.








(Hình minh hoạ: Kevork Djansezian/Getty Images)



Miền Nam California — gồm sáu quận Los Angeles, Orange, Riverside, San Bernardino, San Diego và Ventura — chứng kiến giá nhà ở giữa (median home price) tăng gần 21% trong năm, trong khi chính yếu không thay đổi so với Tháng Giêng, công ty cung cấp  tin địa ốc DataQuick nói hôm Thứ Tư tuần trước (13 Tháng Ba).

Một con số tổng cộng 15,945 nhà mới xây, nhà bán lại và nhà condo được bán ra trong Tháng Hai – số lượng cao nhất đối với một Tháng Hai trong sáu năm nay. Người mua nhà tại Nam California trả một giá ở giữa là $320,000 trong tháng trước giữa lúc số nhà bán ra ít đi tại các quận phí tổn thấp Riverside và San Bernardino, những nơi đã trở thành một  điểm tụ tập cho các nhà đầu tư tìm mua nhà để bán lại hoặc cho thuê.

“Phần lớn mọi đo lường đều cho thấy giá cả tăng đáng kể trong năm qua, dù sau khi được điều chỉnh để phù hợp với các thay đổi về các loại nhà bán,” chủ tịch của DataQuick, ông John Walsh, nói trong một bản tuyên bố.

Tuy nhiên, ông Walsh nhấn mạnh rằng giá ở giữa vào tháng trước vẫn thấp hơn nhiều so với giá ở giữa cao nhất vào năm 2007 là $505,000.

Giá ở giữa (khác với giá trung bình) là điểm tại đó nửa số nhà được bán với giá cao hơn và nửa số nhà được bán với giá thấp hơn;  giá ở giữa bị ảnh hưởng bởi loại nhà bán cũng như sự gia tăng hay sụt giảm nói chung về trị giá nhà.

Giá nhà hiện đang tăng giữa lúc số nhà bán ít đi đáng kể và lãi suất tiếp tục thấp. Các nhà đầu tư đã vơ vét nhiều bất động sản giá hạ và nhà do ngân hàng làm chủ để cho thuê hoặc bán lại, và số nhà bị xiết ngày càng chiếm một phần nhỏ hơn trong tổng số nhà được bán ra.

Loại nhà bị xiết chiếm 15.8% thị trường nhà bán lại vào tháng trước, giảm từ tỉ lệ 32.6% một năm trước đây.

Những người mua khiếm diện – phần lớn là những nhà đầu tư, cùng với vài người mua căn  nhà thứ nhì – chiếm khoảng 31.4% mọi vụ mua bán nhà trong Tháng Hai, là con số cao nhất kể từ khi DataQuick bắt đầu theo dõi con số vào năm 2000. Những người mua trả bằng tiền mặt đã mua một số nhà gần kỷ lục là 35.6%.

Theo ông Walsh, các dữ kiện từ hai tháng trước cho thấy những nhà đầu tư đang đóng một vai trò lớn. Nhưng điều đó có thể bị ảnh hưởng phần nào bởi mùa săn lùng nhà trong dịp lễ, với con số những nhà đầu tư gia tăng trong nhóm người mua nhà.

“Tháng Ba và Tháng Tư sẽ cung cấp một nhận định tốt hơn cho thấy chiều hướng thị trường rộng lớn hơn đang hình thành trong năm nay như thế nào,” ông Walsh nói. “Một trong số những yếu tố không đoán trước được là có bao nhiêu căn nhà nữa sẽ được đem ra bán. Nhiều người từ lâu vẫn nghĩ tới chuyện bán nhà sẽ bị thúc đẩy liệt kê căn nhà của họ để bán với giá cao hơn hiện nay.”

Giữa lúc giá cả gia tăng, nhiều chủ nhà sẽ thoát ra khỏi tình trạng nợ nhiều hơn trị giá căn nhà, cho phép họ bán căn nhà của họ và có thể làm cho số cung bớt eo hẹp. Ông Walsh nói: “Một sự gia tăng đáng kể trong số cung nhà cửa trên thị trường ít ra sẽ kềm chế việc tăng giá.”


Mọi quận – Los Angeles, Orange, Riverside, San Bernardino, San Diego và Ventura – đều chứng kiến những tăng giá đáng kể.


Quận Cam (Orange County) chứng kiến giá cả tăng mạnh nhất giữa lúc giá ở giữa trong quận tăng 22.3%, lên tới $447,000. Tại Quận Los Angeles, giá mua bán ở giữa tăng 17.1% — một mức tăng đáng kể, nhưng là mức tăng nhỏ nhất trong vùng. Người mua tại đó trả một giá ở giữa là $350,000. (n.n.)

Tử thủ

 


(Viết để nhắc nhở Thượng Tướng VC Trần Văn Trà, tư lịnh Quân Khu 7 Việt Cộng: Sư Ðoàn 6 VC Tân lập dưới quyền ông đã không thắng nổi một tiểu đoàn Ðịa Phương Quân QLVNCH của Chi Khu Hoài Ðức, Bình Tuy, trong trận chiến tháng 12, 1974.)


 


Trung Hiếu


 


Tỉnh Bình Tuy được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, với đa số là dân Quảng Bình, Quảng Ngãi và người Thượng bản xứ. Tỉnh bao gồm phần đất của tỉnh Long Khánh, Bình Thuận và Phước Tuy, tỉnh lỵ là thị xã La-Gi, một thị trấn nhỏ trước kia thuộc Phan Thiết (Bình Thuận).


Tỉnh Bình Tuy có ba quận:


– Quận Hàm Tân bao gồm tỉnh lỵ, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm sát ven biển, nơi cực Bắc cách tỉnh lỵ 100 cây số là hai quận Tánh Linh và Hoài Ðức.


– Quận Hoài Ðức, phía Nam giáp thị xã Gia-Rây, phía Bắc và Tây giáp quân Ðịnh Quán đều thuộc tỉnh Long Khánh, phía Ðông khoảng 20 cây số là quận Tánh Linh (Bình Tuy). Quận lỵ là xã Võ Ðắc nơi đặt Bộ Chỉ Huy Chi Khu, nằm trên một vùng đất cao… Dân số toàn quận độ 30 chục ngàn người. Trách nhiệm an ninh lãnh thổ là Tiểu Ðoàn 344/Ðịa Phương (344/ÐP) và 6 trung đội Nghĩa Quân, ngoài ra còn có một trung đội Pháo Binh 105 ly, một chi đội Commandor Car V-100 gồm 2 chiếc.


1. Tình hình địch: Các đơn vị thuộc Quân Khu 7 Việt Cộng khoảng 2 sư đoàn, bao gồm:


– Trung Ðoàn 82 Sông Mao,


– Trung Ðoàn E-211,


– Trung Ðoàn 33 Quyết Thắng,


– 2 trung đoàn Ðịa phương thuộc tỉnh Lâm Ðồng và Bình Tuy,


– 2 trung đoàn Bộ Binh khác (không rõ tên),


– 2 trung đoàn Pháo và Phòng không,


– 2 đại đội đặc công.


2. Tình hình bạn:


a) Chi Khu Tánh Linh:


– Bộ Chỉ Huy Chi Khu


– 3 đại đội ÐPQ cơ hữu biệt lập (700, 710, 720)


– Tiểu Ðoàn 335/ÐP thuộc TK Long An tăng phái


– Chi Cảnh Sát Quốc Gia Tánh Linh


– Phân Ðội Thám Thính Xa V-100 (2 chiếc)


– 3 trung đội Nghĩa Quân


– 1 trung đội Pháo Binh 105 ly (Sư Ðoàn 18 BB) biệt phái.


b) Chi Khu Hoài Ðức (Võ Ðắt):


– Bộ Chỉ Huy chi khu


– Tiểu Ðoàn 344/ÐP Bình Tuy


– Ðại Ðội 512/ÐPQ Trinh Sát Tỉnh


– Chi Cảnh Sát Quốc Gia Hoài Ðức


– Phân Ðội Thám Thính Xa V-100 (2 chiếc)


– 4 trung đội Nghĩa Quân


– 1 trung đội Pháo Binh 105 ly thuộc Tiểu Ðoàn 183/PB của SÐ18BB biệt phái.


– Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân tăng phái, hoạt động khu vực ấp Chính Tâm 2 và Gia Huynh trên tỉnh lộ 333, nằm về phía Nam của Chi Khu Hoài Ðức, cách 10 cây số đường chim bay.


– 1 pháo đội Pháo Binh 105 ly thuộc Tiểu Ðoàn 181/PB của SÐ18BB tăng phái cho Liên Ðoàn 7/ BÐQ.


 


* Phối trí lực lượng:


 


1. Chi Khu Tánh Linh: Không rõ.


2. Chi Khu Hoài Ðức: (bên trong vòng đai chi khu) gồm có:


– BCH Chi Khu (chi khu trưởng: Thiếu Tá Xinh)


– ÐÐ Chỉ Huy và Yểm Trợ/TÐ344/ÐP


– ÐÐ3/334/ÐP


– ÐÐ4/334/ÐP


(3 đại đội nầy do Ðại Úy Lê Phi Ô, tiểu đoàn phó, chỉ huy trực tiếp)


– Chi Cảnh Sát Quốc Gia (trưởng chi: Ðại Úy Long)


– 1 trung đội Pháo Binh 105 ly


– 1 phân đội Commando Car V-100 (2 chiếc)


* Hai đại đội còn lại của TÐ344/ ÐP và Bộ Chỉ Huy nhẹ của TÐ344/ÐP do Thiếu Tá Trần Phụng Tư, tiểu đoàn trưởng, chỉ huy và phối trí như sau:


– ÐÐ1/334/ÐP đóng tại ấp Chính Tâm 3 trên Tỉnh lộ 333, phía Nam của Chi Khu 5 cây số đường chim bay.


– ÐÐ2/334/ÐP và BCH nhẹ của thiếu tá tiểu đoàn trưởng đóng tại ấp chính Tâm 1 và đặt trực tiếp dưới quyền điều khiển của Liên Ðoàn 7/BÐQ (LÐT: Ðại Tá Tây).


3. Liên Ðoàn 7/BÐQ đóng tại ấp Chính Tâm 2 và cầu Gia Huynh cũng trên TL 333 và cách phía Nam của Chi Khu Hoài Ðức 10 cây số đường chim bay.


4. Ðại Ðội 512/ÐPQ Trinh Sát đóng tại phi trường, cách chi khu 1 cây số về hướng Tây.


 


* Diễn tiến 33 ngày đêm tử thủ của TÐ 344/ÐPQ


 


Ðầu tháng 11, 1974, tình hình chiến sự hai chi khu cực Bắc của TK Bình Tuy là Tánh Linh và Hoài Ðức trở nên nghiệm trọng với sự chuyển quân đáng kể của Cộng quân. Tiếp theo tin tình báo được đáng giá A2 của Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu cho biết: Cộng quân sẽ tấn công tỉnh Phước Long và Chi Khu Hoài Ðức cùng một lúc mà Phước Long là điểm, Chi Khu Hoài Ðức sẽ là diện để phân tán và cầm chân một số lớn đơn vị của ta hầu dễ bề dứt điểm Phước Long.


Giữa tháng 11, 1974, các xã ấp thuộc Chi Khu Hoài Ðức đồng loạt bị Cộng quân tấn công. Tiểu Khu quyết định rút TÐ344/ÐP (-) đang hoạt động tại xã Võ Xu nằm về hướng Ðông của CK Hoài Ðức độ 7 cây số về làm lực lượng phòng thủ chi khu, gồm có: ÐÐ Chỉ Huy & Yểm Trợ, ÐÐ3 và ÐÐ4 của TÐ344/ÐP do Ðại Úy Lê Phi Ô, tiểu đoàn phó, trực tiếp chỉ huy.


Ðồng thời, Liên đoàn 7/BÐQ cũng được quân đoàn điều động đến hoạt động giữa ranh giới xã Gia Rây (Long Khánh) và Gia Huynh (quận Hoài Ðức, tỉnh Bình Tuy) nằm trên TL.333 và phía Nam CK Hoài Ðức 10 cây số đường chim bay. Thiếu Tá Trần Phụng Tư, tiểu đoàn trưởng TÐ344/ÐP, (Thiếu Tá Tư là một cựu Thiếu Sinh Quân, Khóa 2 Ðồng Ðế) chỉ huy 2 đại đội thuộc quyền tại hai ấp Chính Tâm 1 và 3, và đặt trực tiếp dưới sự điều động của LÐ7/BÐQ.


Cuộc điều binh lớn cả phía ta và địch khiến dân chúng đoán biết được tình hình chiến sự sẽ nghiêm trọng nên lũ lượt di tản khỏi Hoài Ðức bằng tất cả các phương tiện, kể cả đi bộ.


Cuối tháng 11, 1974, đặc công cộng sản đồng loạt tấn công cùng một lúc CK Tánh Linh và Hoài Ðức. Tại Tánh Linh, Cộng quân chiếm được đồi Lồ-Ồ nơi đặt 2 khẩu pháo 105 ly do ÐÐ.720/ ÐP Biệt lập bảo vệ với Ðại Úy Tòng là Ðại Ðội Trưởng. Một điều nguy hiểm là CK Tánh Linh (chi khu trưởng là Thiếu Tá Lê Kim Lai, Khóa 13 Thủ Ðức) nằm sát dưới chân đồi Lồ-Ồ, là cao điểm quan trọng cùng 2 khẩu 105 ly đã lọt vào tay địch. Riêng Thiếu Tá Hoàng, Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ335/ÐP, thuộc tỉnh Long An tăng phái cho CK Tánh Linh bị Cộng quân bắt khi chi khu thất thủ.


– Tại Hoài Ðức:


Ðặc công Việc Cộng bị TÐ.344/ ÐP đẩy lui, thiệt hại của ta không đáng kể.


Hai ngày sau, Cộng quân bắt đầu pháo kích CK Hoài Ðức bằng hỏa tiễn 107 ly. Cường độ pháo kích mỗi ngày mỗi tăng, với vòng đai phòng thủ chỉ nhỏ bằng phân nửa sân đá banh phải nhận chịu từ 200 đến 500 quả đạn pháo đủ loại, gây thương vong cho ta mỗi ngày một cao.


Giữa tháng 12, 1974, sau khi CK Tánh Linh bị thất thủ, Cộng quân dồn tất cả lực lượng qưyết dứt điểm Hoài Ðức. Ðồng thời với quân số đông cấp sư đoàn, Cộng quân tấn công Liên Ðoàn 7/BÐQ và 2 Ðại Ðội của TÐ344/ÐP tại Gia Huynh và ấp Chính Tâm 3.


Thiếu Tá Trần Phụng Tư đã nhiều lần thoát chết trong gang tấc, ông vẫn gan dạ và bình tĩnh cùng binh sĩ chống trả quyết liệt những đợt tấn công biển người của cộng sản. Một chiến sĩ của ta phải đương đầu với từ 5 đến 10 Việt Cộng. Thương vong của ta tăng dần và để tránh khỏi bị tiêu diệt, Thiếu Tá Xinh, Chi Khu Trưởng Hoài Ðức, đã xin lịnh tiểu khu cho Thiếu Tá Tư đoạn chiến và tìm cách lui binh về phòng thủ chi khu.


– Tại cứ điểm chi khu:


Cường độ tấn công bằng bộ binh địch chưa mạnh, bọn chúng chỉ bao vây và pháo kích với đủ loại đạn pháo. Khi 2 Ðại dội và BCH nhẹ của Thiếu Tá Tư về được đến chi khu – đáng lý 2 đại đội nầy mà quân số chỉ còn phân nửa phải được hoán chuyển với 2 đại đội đang phòng thủ chi khu, nhưng cuộc đổi quân nầy sẽ nguy hiểm giữa lúc địch đang tấn công, nên… thì ÐÐ1/334 (đại đội trưởng là Ðại Úy Trương Kim, Khóa 21 Thủ Ðức) phòng thủ khu chợ nằm phía Ðông Nam và cách chi khu 300 thước; ÐÐ2/334 (đại đội trưởng là Trung Úy Thời, Khóa 2/68 Thủ Ðức) phòng thủ tại bệnh xá Quận thuộc mặt trước chi khu về hướng chính Ðông và cách chi khu 100 thước để bảo vệ kho nhiên liệu và bãi đáp trực thăng. Thiếu Tá Tư vào trong chi khu hoán đổi với Ðại Úy Lê Phi Ô, tiểu đoàn phó, ra ngoài chỉ huy trực tiếp 2 đại đội vừa mới rút về.


Cộng quân vây chặt chi khu cả ba mặt Tây, Nam, Bắc cách tuyến ngoài của ta 100 thước. Liên Ðoàn 7/BÐQ thì ở quá xa (Gia Huynh) và cũng đang giao chiến ác liệt với Cộng quân. Quân phòng thủ chỉ còn duy nhất TÐ344/ÐP mà quân số chỉ còn 2/3 vì tổn thất sau những trận giao tranh và đạn pháo của địch. Ngoài ra, về phía Tây-Nam chi khu còn có ÐÐ512/Trinh Sát tỉnh cũng bị tổn thất 1/3 quân số và đã lui về khu vực bến xe, cách chi khu 300 thước. Tình trạng nầy nếu kéo dài sẽ bất lợi cho ta và chắc chắn sẽ bị địch tràn ngập.


Phòng thủ hữu hiệu nhứt là… tấn công! Ý niệm chiến thuật nầy vừa thoáng trong đầu thì Ðại úy Lê Phi Ô nhận được lịnh chi khu là cố gắng nới rộng vòng đai phòng thủ hầu giảm áp lực địch để chi khu tái phối trí và sửa chữa hệ thống phòng thủ bị hư hại nhiều vì đạn pháo của địch. Tiểu Ðoàn Phó Lê Phi Ô ra lịnh ÐÐ1/344 tấn công địch về hướng Ðông. Ðại đội nầy đẩy lui địch độ một ngàn thước thì khựng lại. Ðại Úy Lê Phi Ô cùng ÐÐ2/344 của Trung Úy Thời tấn công địch ở hướng Bắc để cố gắng tái chiếm lại đồi Bảo Ðại mà Trung Ðội Nghĩa Quân đã bỏ ngỏ ngày hôm trước.


Ðể giảm thiểu thiệt hại, ÐÐ2/344 đã sử dụng tối đa lựu đạn đánh suốt đêm để diệt chốt địch. Ðến lúc trời sáng hẳn, quân ta sử dụng đại bác không giựt SKZ 57 ly để hủy những chốt kiên cố của VC còn sót lại và đến trưa thì hoàn toàn làm chủ ngọn đồi.


Chợt nghĩ ra một điều: Tại sao VC lại để ta chiếm lại những vùng đã mất vào tay chúng dễ dàng như vậy?!? Có thể đây là cái bẫy của VC, vì thế Ðại Úy Lê Phi Ô lịnh cho 2 đại đội của Ðại Úy Trương Kim và Trung Úy Thời tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bung rộng những toán tiền đồn để kịp phát hiện địch từ xa.


Một ngày tương đối yên tĩnh trôi qua. Ðến đêm thứ nhì, lúc 12 giờ khuya thì ÐÐ1/344 của Ðại úy Trương Kim bị địch tấn công mạnh và đến 3 giờ sáng thì địch tung quân tràn ngập. Cùng lúc đó, địch pháo dữ dội đồi Bảo Ðại nhưng chưa sử dụng bộ binh để tấn công. Ðến sáng, bọn chúng vây kín đồi Bảo Ðại cả ba mặt Bắc, Tây và Nam, chỉ có hướng Ðông địa thế tương đối trống trải, có thể thấy được làng mạc từ xa. Có lẽ giặc Cộng muốn tránh bị tổn thất nặng nên mở một đường cho quân ta rút lui hoặc cũng có thể là một cái bẫy lừa ta vào vòng mà chúng tính sẵn cho pháo, bộ tiêu diệt ta. Ðâu có dễ!


Một trận thư hùng giữa ta và địch, quân phòng thủ xin pháo binh yểm trợ nhưng… chỉ được 10 quả 105 ly thì ngưng vì pháo binh đã sử dụng đền cấp số dự trữ và cũng gần hết. Tiểu đoàn phải dùng hỏa lực cơ hữu là súng cối 81 ly nên không gây thiệt hại nhiều cho địch.


Ðến 8 giờ tối thì VC bắt đầu tấn công lên đồi, có lúc địch và ta lẫn lộn nhau. Quân số giặc ít nhất là hai đại đội trong khi lực lượng phòng thủ chỉ có 60 người. Ðại Úy Lê Phi Ô trực tiếp gọi Pháo Ðội Trưởng Nguyễn Hữu Nhân đang nằm với Liên Ðoàn 7 BÐQ yểm trợ (Nguyễn Hữu Nhân là anh vợ của Lê Phi Ô). Rồi những quả 105 ly được điều chỉnh chính xác đã gây thương vong đáng kể cho giặc và thừa lúc bọn chúng bị hỗn loạn, Lê Phi Ô cùng binh sĩ rời phòng tuyến đánh cận chiến với giặc Cộng. Bị tấn công bất ngờ, chúng bỏ chạy tán loạn không kịp mang theo những đồng bọn thương vong của chúng. Quân ta thiệt hại 7 người gồm 2 chết và 5 bị thương.


Tình hình mỗi lúc càng nghiêm trọng. Pháo binh gần hết đạn không được tiếp tế, nhiều binh sĩ bị thương cần được tản thương phòng không địch đầy đặc khiến trực thăng không đáp được. Yểm trợ bằng không quân thì ưu tiên cho mặt trận Phước Long. Viện quân duy nhất là LÐ7/BÐQ thì đang quần thảo với địch quân ở Gia Huynh không lên được. Ðể tránh lực lượng ta bị tiêu diệt, Chi Khu ra lệnh Ðại Úy Lê Phi Ô gom góp quân số còn lại của 2 Ðại Ðội 1/344 (30 người) và Ðại Ðội 2/344 (43 người) lui về phòng thủ vị trí cũ, sát hàng rào bên ngoài của chi khu.


Ðêm Giáng Sinh và đêm kế tiếp tương đối yên tĩnh… một sự yên tĩnh đáng sợ! Ðến sáng thì giặc Cộng bắt đầu pháo đích ào ạt. Ðại Ðội 512/ÐPQ Trinh Sát báo cáo đang chạm địch tại khu chợ và nhà thờ Võ Ðắc. Ðến trưa thì đại đội trưởng là Trung Úy Ðường bị tử thương và sau đó thì đại đội này hoàn toàn bị mất liên lạc.


Một tin đáng buồn làm tinh thần binh sĩ Chi Khu Hoài Ðức giao động không ít là Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân lui binh. Như vậy là CK Hoài Ðức chỉ còn lại Ðịa Phương Quân, vài anh em Cảnh Sát Quốc Gia, Nghĩa Quân,… với 2 khẩu đại bác 105 ly gần hết đạn, 2 chiếc CommandoCar V-100 bị đạn pháo hư hại nặng, Tiểu Ðoàn 344/ÐPQ thiệt hại mất 50% quân số. Ðối diện với họ là 3 trung đoàn Cộng quân đang vây hãm chi khu và thêm 1 sư đoàn của bọn chúng đánh nhau với LÐ7/BÐQ nay đã rảnh tay và đang trên đường quay về Hoài Ðức để dốc toàn lực tấn công với mưu đồ tiêu diệt CK Hoài Ðức.


Không khí bao trùm sự chết chóc không lâu thị Ðặc Công và Bộ Binh VC tiền pháo hậu xung cả ban ngày lẫn ban đêm tấn công chi khu khắp 4 mặt. Ðịch nhiều lần cắt chi khu ra làm đôi, cũng nhiều lần đó giặc Cộng đã lọt vào bên trong chi khu nhưng đều bị đẩy lui. Tiếng của Thiếu Tá Xinh, chi khu trưởng, la hét xin yểm trợ và viện quân trong máy PRC-25 và Motorola dữ dội như con thú dữ bị thương, Thiếu Tá Trần Phụng Tư gần như tắt tiếng vì phải la hét, át tiếng pháo đạn vang rền, điều động quân sĩ chống trả. Và một anh hùng vừa xuất hiện giữa hoang tàn, đổ nát cùng chết chóc: Trung Úy Lưu Ðức Thắng, Khóa 24 Võ Bị Ðà Lạt, đại đội trưởng ÐÐ3/344. Anh rất trẻ, trông hiền lành nhưng khi chạm địch thì trông gương mặt anh rất dễ sợ, phần lớn những đợt xung phong của VC bị đẩy lui là do Lưu Ðức Thắng và binh sĩ dưới quyền.


Ngày 1 tháng 1, 1975 (Tết Dương lịch) và vài ngày sau đó, lực lượng trú phòng ăn Tết bằng hỏa tiễn 107 ly, cối 120 ly, cối 82 ly, cối 61 ly, đại bác không giựt 80 ly, B.40, B.41, AK.47 và lựu đạn đủ loại của giặc Cộng ào ạt cùng lôi cuốn vô số con thiêu thân “sinh Bắc tử Nam” từng đợt, từng đợt xông tới ngày đêm.


Trong giờ phút nguy nan của quân trú phòng sắp cận kề thị một tiểu đoàn Pháo Binh thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh từ ấp Trà Cổ hoang phế của Chi Khu Ðịnh Quán, cách CK Hoài Ðức về hướng Tây Bắc 9 cây số đường chim bay, nhả đáp lễ nhiều ngàn quả đoàn trên đầu bọn Cộng phỉ. Pháo binh hỗ trợ bắn tới tấp, không hạn chế và cả những loạt đạn nổ chụp trên đầu quân bạn làm bọn giặc dội ngược trở ra. Sau này mới biết sở dĩ SÐ18BB chơi “sang,” có nhiều đạn dược để bảo tồn mạng sống chiến sĩ, những đơn vị trực thuộc là vì họ có một tư lệnh hết mình vì lính, sống chết với anh em, và nhất là có tầm nhìn xa, biết tiên liệu… Tướng Lê Minh Ðảo nghĩ là quân đội mình sẽ bị… “siết” cho nên ông đã chỉ thị các đơn vị khai trội đạn dược sử dụng trong các trận, xài 1 khai 5, bắn 2 khai 10,… để xin cung cấp bồi hoàn. Do đó, khi các nơi thiếu hụt, hạn chế thì SÐ18BB của ông có đủ… “đồ chơi,” có khả năng cầm chân hàng mấy sư đoàn Cộng quân tại Tuyến Thép Xuân Lộc.


Trong một lần tâm sự với Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, tiểu đoàn trưởng TÐ2/43/SÐ18BB, anh cho biết với phương cách đó, riêng tiểu đoàn của anh đã có giấu riêng 4 hầm đạn để chiến đấu ở những giờ phút cuối cùng, gây thiệt hại nặng cho địch, và bảo vệ sinh mạng của những anh em chiến sĩ thuộc quyền. Và… cũng do đó, do chỉ thị cất giấu để “thủ bửu,” Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo xém tí là bị ông tướng thanh tra của Bộ Tổng Tham Mưu phạt nặng nếu… còn thì giờ.


Và 9 giờ sáng ngày 4 tháng 1, 1975, đoàn quân cứu viện đã đến, nhiều chiếc trực thăng đổ quân không xa về hướng Bắc, lên xuống với tiếng cánh quạt nghe rộn rã, hòa lẫn tiếng reo vui và nhịp đập con tim cũng rộn rã của quân trú phòng.


Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, tư lịnh SÐ18BB, đã không bỏ rơi Ðịa Phương Quân Chi Khu Hoài Ðức. Ông đã điều động Trung Ðoàn 52/SÐ18BB từ hướng Nam đánh lên và Trung Ðoàn 43/SÐ18BB từ hướng Bắc Ðịnh Quán đánh xuống mà nỗ lực chính là Tiểu Ðoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Khóa 13 Thủ Ðức. Thiếu Tá Chế là một trong các tiểu đoàn trưởng giỏi nhứt của SÐ18BB, và Tiểu Ðoàn 2/43 của ông đã nhiều lần ghi những trang sử oai hùng cho Sư Ðoàn 18 Bộ Binh/QLVNCH.


 


Ghi chú:


Những yếu tố làm cho Chi Khu Hoài Ðức đứng vững đến phút chót của trận chiến tháng 12 năm 1974 đến đầu tháng 1 năm 1975:


1. Từ năm 1969 trở về sau 23 tháng 4, 1975 (ngày Bình Tuy lui binh), tiểu Khu Bình Tuy hoàn toàn không có bất cứ đơn vị chủ lực quân nào cả mà chỉ do Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ.


Vì lẽ đó, những chiến sĩ ÐPQ đã trưởng thành trong khói lửa, với những trận giải tỏa từ năm 1972 và sau ngày “Hiệp Ðịnh Paris” có… hiệu lực, Ðịa Phương Quân hoàn toàn đánh bại Cộng quân trong mưu toan dành dân lấn đất.


2. Riêng trận tử thủ Hoài Ðức tháng 12,1974: Tiểu Ðoàn 344/ÐP khi thành lập (1972) gồm có 3 đại đội cơ hữu của Liên Ðội ÐPQ/Hoài Ðức và 2 Ðại Ðội 181 cùng 184 của ANTL (ANTL: Tiểu đoàn An Ninh Thiết Lộ giải tán, 2 đại đội này sát nhập vào Tiểu Ðoàn 344/ÐP. Cấp số hỏa lực của 2 đại đội gồm có vũ khí cá nhân, 32 khẩu đại liên 30,… Những khẩu đại liên này được gởi tại kho CK Hoài Ðức, chưa kịp hoàn trả về kho tiếp liệu chánh tại Sài Gòn). Nhờ tận dụng các khẩu đại liên với đạn dược dư thừa đã đánh bại Cộng quân trong trận chiến tử thủ.


3. Cuộc chiến đấu một mất một còn này, những ý niệm vì tổ quốc, vì dân tộc rất xa vời… mà người lính Ðịa Phương Quân lúc đó chỉ chiến đấu cho sự sống còn của chính họ, những đồng đội xung quanh và cho gia đình họ mà thôi. Do đó, họ phải thắng vì “thua” là đồng nghĩa với “bị tiêu diệt”! Và trận chiến đã tạo ra những anh hùng cho trang sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


“Họ là những anh hùng không tên tuổi,


Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,


Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,


Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.”


(Thơ: GS Nguyễn Ngọc Huy)

Hàng hiên hấp dẫn có thể tăng trị giá căn nhà


Tùy theo nơi bạn sinh sống, một hàng hiên (patio: khoảng không gian áp sát bên ngoài nhà, thường được lót gạch, đá phiến hoặc xi măng, có mái che hoặc không) có thể không phải là thứ mà bạn nghĩ tới trong những tháng mùa Đông lạnh lẽo và tuyết rơi. Nhưng một hàng hiên là thứ mà nhiều người thích thú vào một buổi trưa nắng ấm. Giản dị là người ta cảm thấy dễ chịu khi được ngồi bên ngoài và nhấm nháp một ly trà đá hoặc nước chanh. Đó là bức hình mà địa ốc viên của bạn muốn chụp khi liệt kê căn nhà của bạn để bán trên thị trường.








(Hình minh hoạ: PATRICIA DE MELO MOREIRA/AFP/Getty Images)
Các hàng hiên hấp dẫn bởi vì chúng có thể tạo một cảm tưởng yên bình, không gian thoáng khí, tự do, và có vẻ như chúng có thể nới rộng diện tích của khoảng không gian có thể sinh hoạt vào những ngày đẹp trời đó.
Hãy tô điểm hàng hiên của bạn với vài đồ đạc đơn giản nhưng tiện nghi khi bạn liệt kê căn nhà của bạn trên thị trường và bạn có thể thấy những người  mua nhà tương lai ngồi xuống và nghĩ về căn nhà của bạn. Tốt! Hãy để cho họ hòa mình vào sức sống của căn nhà. Cung cách mà nó cảm thông. Đường lối mà nó cho phép họ thư giãn. Hãy trưng bày vài tập quảng cáo trên một chiếc bàn cà phê. Có thể cả một cuốn sách hay. Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì mà những người mua này sẽ cầm lên. Nếu họ cảm thấy thích thú trong khi ngồi tại hàng hiên của bạn, có thể bạn đã khêu gợi được sự quan tâm của họ đối với căn nhà.
Như vậy, nếu bạn có một vườn sau nhưng không có mái hiên thì sao, liệu có đáng đầu tư vào một hàng hiên hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng tài chánh của bạn, nhưng không có gì nghi ngờ rằng có một hàng hiên hoặc một sàn gỗ – một khoảng không gian ngoài trời để thư giãn – là một điều tốt.
Tuy nhiên, đây là một vài lời khuyên về chuyện xây dựng hàng hiên đó. Nếu bạn có một vườn sau nhỏ, bạn không nhất thiết phải sử dụng hết khoảng trống với một hàng hiên bằng bê tông. Lý do? Cây xanh cũng hấp dẫn. Trên căn bản, bạn nên có một hàng hiên tỉ lệ với cỡ của vườn sau. Do đó bạn không nên có một vườn sau khổng lồ và một hàng hiên nhỏ bé, trường hợp ngược lại cũng không nên.
Hàng hiên của bạn nên nằm gần một lối ra vào nhà, thường là căn bếp. Lý do là nếu bạn tổ chức nướng thịt hoặc ăn uống bên ngoài, mọi người có thể dễ dàng lui tới nhà bếp, thay vì trước hết phải đi qua một phòng nào khác trong nhà.
Các hàng hiên cũng nên nằm trong những vùng hơi kín đáo một chút. Một hàng hiên hấp dẫn nhất khi bạn có thể ngồi yên, nghỉ ngơi và thưởng thức một bữa ăn ngon, đọc sách, hoặc nói chuyện mà không cảm thấy như đang bị dòm ngó. Do đó vườn sau thường là địa điểm tốt nhất.
Một hàng hiên được xây dựng và chăm sóc cẩn thận thường được người mua coi như một ưu điểm và có thể giúp căn nhà của bạn bán được giá cao hơn.
Có mái che hay không? Thường thường khi các chủ nhà xây một hàng hiên, họ thắc mắc liệu làm thêm một mái che có giúp gia tăng trị giá của căn nhà hay không. Điều đó thực sự tùy thuộc vào nhiều thứ, chẳng hạn liệu mái che có được xây dựng và bảo trì cẩn thận  hay không và liệu nó có đẹp mắt hay không, có che khuất cảnh vật hay không, v.v…. Trong trường hợp nó được xây dựng và bảo trì tốt, hàng hiên và mái che của nó có thể làm cho căn nhà của bạn hấp dẫn hơn. Điều đó có thể có nghĩa căn nhà bán được giá hơn cũng như bán nhanh hơn. (n.n.)

Phim Trung Quốc ế ẩm ở ngoại quốc

HỒNG KÔNG (AP)Cuốn phim hài “Lost in Thailand” ở Trung Quốc, hồi năm ngoái bất ngờ trở thành phim ăn khách với số thu cao kỷ lục, nhưng khi được trình chiếu tại Hoa Kỳ, số thu chỉ được vỏn vẹn $57,000.









TS-130319-MOVIE: Xu Zheng, đạo diễn và cũng là tài tử phim “Lost in Thailand,” cầm phần thưởng cho giải phim Á Châu hay nhất năm 2012 dành cho cuốn phim. Phim này ăn khách nhất ở Trung Quốc hồi năm ngoái nhưng lại không thành công ở Mỹ. (Hình: AP/Vincent Yu)


Cuốn phim này có cùng cảnh ngộ với những phim ăn khách nội địa khác, nhưng lại không thành công ở ngoại quốc. Không những thế, những phim này còn không đáp ứng mong ước của giới lãnh đạo nhà nước, muốn biến phim trường nội địa trở thành đối thủ của Hollywood hầu có thể gây ảnh hưởng trên thế giới.


Theo Hollywood.com, phim hành động hài hước “Let the Bullets Fly” do Châu Nhuận Phát đóng vai chính, thu được $111 triệu ở trong nước nhưng chỉ được $63,000 tại Hoa Kỳ; trong khi đó phim hành động tưởng tượng “Painted Skin: The Resurrection,” có số thu $113 triệu ở nội địa nhưng chỉ thu được $50,400 ở Mỹ.


Phim Trung Quốc chiếu ở hải ngoại có số thu giảm 48% vào năm ngoái, trong khi phim của Hollywood chiếu ở Trung Quốc, có tổng số thu tương đương $2.7 tỉ, lần đầu tiên trong chín năm.


Bà Doris Pfardrescher, giám đốc phát hành của Well Go USA, cho biết loại phim thịnh hành ở Trung Quốc hiện nay là những phim có thể loại lãng mạn, hài hước và thần thoại, nhưng lại không thu hút được thị hiếu của khán giả ở những nước khác. Ví dụ phim “Lost in Thailand,” kể về hai thương gia gặp gỡ một du khách trong khi đang trên đường đi tìm sư phụ. Phim được tán thưởng vì phản ảnh đời sống của giới trung lưu thời đại ở trong nước, nhưng nhiều chỉ trích cho rằng cách diễn hài của phim không đáp ứng óc khôi hài của người nước khác. (TP)

Sinh lộ cho quê hương



 


(Trích phần kết trong bài Tham Luận “Giải trừ văn hóa đảng-Trở về nguồn cội văn hóa truyền thống” của Nguyễn Diệp Phong đăng trong tạp chí KBC Hải Ngoại, bộ mới số ra ngày 1 tháng 6 năm 2007)


 


“Sinh Lộ Cho Quê Hương” phải là con đường “giải thể ÐCS” và có 3 khả năng:


1. Phúc nhất cho dân tộc là tập đoàn lãnh đạo đảng thức tỉnh, giải tán ÐCS. Nhưng rõ ràng đây là chuyện không tưởng, ngoại trừ là phép lạ.


2. Khả năng kế là “Phong trào đốt thẻ đảng.” Ngày 12 tháng 11, 2006, trên trang A2 báo Người Việt có đăng bản tin Linh Mục Nguyễn Văn Lý cho biết có 200 sĩ quan bộ đội đốt thẻ đảng. Hành động đốt thẻ đảng nầy đúng là hành động anh hùng, hành động của những đảng viên yêu nước thực sự. Những đảng viên thức tỉnh, chống đảng nào, không tích cực tham gia phong trào nầy là “ngụy thức tỉnh,” không lý do gì chống đảng lại cố tình ôm thẻ đảng đến cuối đời.


Thưa quý vị đảng viên kỳ cựu thuộc Mặt Trận trước đây,


Hôm nay, tất cả quý vị đã ở vào tuổi xế chiều. Xin mạo muội chia sẻ với quý vị một “sự thật.” “Sự thật” nầy càng tìm hiểu càng khẳng định. “Sự thật” đó là với văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam. “Không có Mặt Trận, Cộng Sản Bắc Việt không thể nào chiến thắng.” Ðây là “sự thật.” Chính Mặt Trận đã tạo “Chính Nghĩa” cho Cộng Sản Bắc Việt. Do đó LS Nguyễn Hữu Thọ, thủ lãnh Mặt Trận và thành phần lãnh đạo là công đầu cùng quý vị là những người đã đưa ÐCSVN lên đỉnh vinh quang chiến thắng ngày 30 Tháng Tư 75. Quý vị đã hy sinh gian khổ nhất không bút mực nào kể xiết trong cuộc chiến nầy. Do đó mà HCM lúc nào cũng “Miền Nam trong trái tim tôi.” Thế nhưng cái đau đớn bị phản bội của quý vi sau chiến thắng cũng kinh khủng không bút nào kể xiết nó thể hiện hết sức cay đắng, uất hận trong lời sám hối của LS Nguyễn Hữu Thọ qua đoạn trích thư ở trên.


Sau chiến thắng, hầu hết những thành viên lãnh đạo Mặt Trận, nếu không là đảng viên thì biết thân mau chân trốn chạy (đọc hồi ký của kỹ sư Trương Như Tảng), thành phần đảng viên (Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ðịnh,…) ở lại thì thân phận như BS Dương Quỳnh Hoa (xem “Viết về một người lầm lỡ vừa nằm xuống,” TS Mai Thanh Truyết, mục khảo luận trong Vastvietnam.com). Vào khoảng cuối thập niên 70, bà Dương Quỳnh Hoa trao đổi cùng với LS Nguyễn Hữu Thọ, “Anh và tôi chỉ đóng vai bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả.” Ðến năm 79, bà chính thức từ bỏ đảng.


Thái độ và hành động của LS Nguyễn Hữu Thọ và BS Dương Quỳnh Hoa nói lên sự can đảm thay đổi nhận thức, nhận ra “sự thật” và sự trở về nguồn cội văn hóa truyền thống rất đáng khâm phục. Nó phần nào giúp cho linh hồn mình nhẹ nhàng và sự thông cảm của những nạn nhân, trong đó có các đồng chí và đồng bào Miền Nam, vì không làm gì hơn.


Thiển nghĩ quý vị may mắn còn sinh thời có cái nợ lịch sử, cái nợ những đồng chí đã nằm xuống, một “sự thật,” một lẽ phải, một công lý cho con người phải nói lên. Thời gian không còn chờ được nữa. “Tiếng gọi non sông” hôm nay còn khẩn thiết hơn ngày xưa nhiều. Hãy mạnh dạn nói lên “sự thật.” Nếu không quí vị đi vào lịch sử muôn đời là “Cổng Rắn Cắn Gà Nhà.”


Xin mạn phép vài dòng thưa với bà Nguyễn thị Bình, cựu chủ tịch nước. Có lẽ bà là một người trẻ trong nhóm người đầu đàn Mặt Trận còn lại. Cái thời vàng son sáng chói “vinh quang” nhất của bà là hình ảnh bà bới tóc mặc chiếc áo dài màu xanh, đúng tiêu biểu một phụ nữ Miền Nam, và còn được nghe nói là con cháu gì đó của cụ Nguyễn An Ninh, một nhà cách mạng nổi tiếng Miền Nam (thật là sự nghiên cứu hết mức), đại diện Chính Phủ Lâm Thời “lực lượng giải phóng” nhân dân Miền Nam, ngồi sau lá cờ Mặt Trận trong bàn hội nghị Paris (thế giới phải thán phục). Nguyễn Hữu Thọ nhiều lần đến Hoa Kỳ cũng dưới lá cờ nầy, được Phản Chiến Mỹ tôn vinh là anh hùng thời đại. Rõ ràng đây là công đầu đã đưa ÐCSVN lên đỉnh chiến thắng. Thế rồi những gì đã xảy ra cho nhân dân Miền Nam và những đồng chí của bà, như một cơn đại hồng thủy vậy. Giá mà hiệp định nầy được thi hành đúng đắn thì quê hương và dân tộc Việt Nam ra sao? Vì đâu nên nỗi, “sự thật” phản bội độc ác của CS Bắc Việt ra sao, bà có thể là người duy nhất còn sống sót có tư cách và khả năng nhất để nói lên “sự thật” cho đồng bào và thế giới biết.


Lịch sử dân tộc Việt Nam không thể thiếu “sự thật” nầy. “Sự thật” nầy có sức mạnh rất lớn lao. Trách nhiệm “sự thật” lịch sử nầy của bà là vô cùng quan trọng ở thời cơ ngàn vàng hôm nay. Ông Nguyễn Hữu Thọ và bà Dương Quỳnh Hoa, không bao lâu sau ngày “giải phóng,” chưa chứng kiến vô số những tồi tệ tột cùng của ÐCS, sự băng hoại suy đồi tột cùng của xã hội VN ngày nay mà đã nhận ra “sự thật” rồi đã vô cùng hối hận và đã bỏ đảng. Hôm nay không lý do gì quý vị tiếp tục ôm thẻ đảng đến cuối đời, để muôn đời vào lịch sử là một thành viên của đảng Việt Gian và Tội Ác Chống Nhân Loại. Vai trò Mặt Trận không thể kết thúc như thế, quá tàn nhẫn, là một vết nhơ cho văn hóa và lịch sử Việt Nam.


Thưa bà, chìa khóa để đưa đưa quê hương và dân tộc ra khỏi thảm họa mà HCM gây nên, do sự du nhập CNCS là “sự thật” và “trở về nguồn cội văn hóa truyền thống,” mà bà có khả năng nhất vận dụng… Xin mạn phép gợi ý, màn kết thúc đẹp nhất cái vai của Mặt Trận trong tuồng hát nầy là màn “đốt thẻ đảng.” Không đốt âm thầm, không biết hình thức “đốt thẻ đảng” của 200 vị trên xảy ra như thế nào. Thiết nghĩ nên tổ chức hình thức buổi đốt thẻ đảng chính thức, công bố lý do, không cần phải đông, phổ biến rộng rãi trên các báo điện tử, công bố danh sách và cập nhật thường xuyên. Tiêu đề buổi lễ “giải oan.” Các đồng chí của bà thật sự chết oan, vong linh không làm sao siêu thoát. Qua đó cũng để “tạ lỗi với lỗi đồng bào,” đặc biệt là nhân dân Miền Nam. Màn nầy cái được thật là vô cùng to lớn, vô giá. Thưa bà, biết đâu Hồn Thiêng Sông Núi hộ trì, nhiều đảng viên hưởng ứng, ÐCS tan rã, bà sẽ là anh hùng dân tộc tuyệt đẹp hơn Boris Yeltsin nhiều. Vì không phải dùng vũ lực và bà lại là một phụ nữ, đúng là dòng máu của Trưng Trắc và Trưng Nhị. “Biến cố” nầy cũng nói lên phần nào “vai trò lịch sử” của quý vị. Danh sách cần công bố và cập nhật, từ đây nó vẽ nên lằn ranh giữa những người yêu nước thực sự và đồng lõa với tội ác.


3. Nếu 2 khả năng trên không xảy ra thì chắc chắn sẽ phải đến ngày khả năng thứ 3 là toàn dân và Tòa Án Hình Sự Quốc Tế loại Nuremberg. Trước đây nạn nhân Phát Xít Ðức chỉ có 2.5 triệu, mà đã có tòa nầy xét xử trong vòng một năm, còn nạn nhân CS gấp 4 lần, không làm sao tránh khỏi. Sở dĩ tòa án nầy chưa thành lập vì chủ nghĩa đô la quá mạnh vậy. Có điều là phải kéo dài nỗi thống khổ của đồng bào.


Dù sao, nên nhớ trong nước, hoàn cảnh cai trị vô cùng lạc hậu, khắc nghiệt, đàn áp dã man, người dân khiếp sợ mềm nhũn mà tạo được phong trào như hiện nay nói lên tinh thần vô cùng can đảm, anh hùng rất đáng khâm phục của những vị tiền phong và đã làm hết sức mình. Từ đó trách nhiệm cộng đồng hải ngoại phải rất lớn lao vì tiềm năng còn rất nhiều. Chỉ cần mỗi người một chút quyết tâm hành xử bảo tồn nguồn cội “người Việt Nam tỵ nạn cộng sản,” một danh nghĩa cao quý xuất phát từ văn hóa truyền thống. Nếu vì lý do gì thay đổi, muốn bỏ đi hai chữ tỵ nạn thì là “Người Mỹ gốc Việt” hãy trả danh nghĩa “Việt kiều“ cho “Việt kiều” chính danh… Quyết tâm này rất nhẹ nhàng, nhưng là một đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc đấu tranh của dân tộc.


Những tổ chức đấu tranh mà mục tiêu là “bỏ điều 4 Hiến Pháp” hoặc “đa nguyên đa đảng,” ÐCSVN vẫn tồn tại và là đảng hợp pháp tranh cử, đừng quên là cuộc bầu cử không thể nào công bằng và trung thực vì ÐCSVN là đảng tham nhũng tiền rừng bạc biển và các đảng viên cũng tiền rừng bạc biển. Bên cạnh đó người dân lại bị biến dị trầm trọng, không biết đâu là đúng là sai. Ðảng lại là thành tích thủ đoạn, lưu manh, tráo trở không đảng nào có khả năng đối đầu. Không khéo nó sẽ trở thành hợp pháp thống trị không biết đến bao giờ!


Mùa Quốc Hận


Nguyễn Diệp Phong

Lindsay Lohan bắt kịp chuyến bay cuối giờ để ra tòa Los Angeles

 


HOLLYWOOD (OMG!) – Lindsay Lohan vội vã để có thể kịp thời ra phiên tòa bắt buộc, đã được ấn định sẳn lúc 8 giờ 30 phút, sáng thứ Hai, tại Los Angeles.  Chính vì phiên tòa quan trọng này mà cô ta đã phải bỏ qua rất nhiều những chuyến bay từ New York về lại miền Tây nu7o971c Mỹ trong dịp cuối tuần vừa qua.








Tài tử Lindsay Lohan. (Hình: Reed Saxon – Pool/Getty Images)
Cuối cùng cô ấy cũng đã bắt kịp lịch làm việc khi cô tìm được một chuyến bay riêng mà trên đó cô đã được thưởng thức một lon nước tăng lực Mr. Pink vào sáng thứ Hai.
Đầu tiên, đáng lẽ cô ca sĩ “gai góc” này đã phải đi chuyến bay vào ngày thứ Bảy để kịp về tham dự buổi ra tòa theo yêu cầu đã định sẳn, nhưng rồi kế hoạch lại thay đổi cô bay sang Los Angeles vào ngày Chủ Nhật thay vì thứ Bảy.
Mọi việc xem như tốt đẹp khi cô ta đặt chân đến sân bay JFK vào chiều Chủ Nhật, nhưng rồi đến lúc trước khi máy bay cất cánh thì cô lại “nhảy” ra khỏi máy bay, và tự tìm một cách di chuyển khác nhanh hơn để bay về Los Angeles mà tránh phải chờ đợi nhiều giờ.
Theo E!News cho biết cô ta tìm được một phi cơ riêng và theo lịch trình bay thì máy bay đó sẽ được hạ cánh xuống Los Angeles trước 8 giờ 30 phút sáng thứ Hai, tuy nhiên phi cơ cũng phải ngừng một chút tại Las Vegas để tiếp xăng.
“cảm ơn lon nước Mr. Pink, hẹn gặp các bạn tại Los Angeles vài giờ nữa thôi” Lindsay Lohan nói như thế trên mạng Tweeted.
Cô ca sĩ 26 tuổi dự định sẽ đáp xuống phi trường địa phương Van Nuy, cách xa Los Angeles khoảng 20 dặm, và dĩ nhiên cô ta sẽ phải tìm cách để nhanh chóng đến được tòa án, theo như TMZ cho biết không biết làm thế nào cô ta có thể vượt qua được những trở ngại như xe kẹt đông đúc vào buổi sáng đầu tuần, hãy hi vọng Lindsay có thể tìm được một chiếc trực thăng để đưa cô ấy đến nơi theo đúng giờ qui định. (Đ.T.)


 

Tin mới cập nhật