Monday, May 20, 2024

Tìm cháu ngoại


Tên Vũ Hướng Thiện, sinh ngày 6 tháng 12, 1972. Trước 1975 ở giáo xứ An Lạc, Tân Bình, Sai gon.

 Cha tên Vũ Tấn Hương, mẹ là Trần Thị Mộng Thu. Năm 1975, Cháu Thiện di tản cùng với bà cô, là Soeur Chánh ở dòng tu Bình Triệu. Nghe nói hiện đang ở San Francisco, California. Hiện nay cháu ở đâu, hoặc có ai biết cháu Thiện ở đâu, Xin vui lòng báo tin cho bà Ngoại là Trần Thị Vân, số phone 714- 534-8417, email: [email protected].

Tìm Tâm con cậu Tích sống ở Pháp từ năm 1956


Tìm Tâm con cậu Tích sống ở Pháp từ năm 1956.


 Nhận được tin nhắn, xin gọi cho Bình tại số điện thoại (864)246-6675 hay email về địa chỉ: [email protected]

Tìm bạn Nguyên Th.Sĩ I KQ/QLVNCH


Nguyên Th.Sĩ I KQ/QLVNCH, bị tập trung sau 30 tháng 4, 1975 tại trại giam Chí Hòa, chuyển ra Z.30C, Hàm Tân, Thuận Hải, Bình Tuy.


Về vượt biển năm 1982 sang định cư tại Hoa Kỳ (Washington?). Nay ở đâu? Nhận được tin nhắn nầy xin liên lạc: (314) 546-0416.

Tìm bạn Xuân



Sau 30 tháng 4, 1975 rời nhiệm sở BCH/CSQG.TÐ/P.TLC, tất cả không gặp lại nhau, tôi đi tù lúc ra trại, vài bạn cho biết Xuân định cư Canada cùng vợ con do em gái bảo trợ.


Nếu vẫn khỏe mạnh, nhận được tin nhắn nầy xin liên lạc: 314-546-0416 hoặc email:[email protected]. Nhớ bạn lắm.

Chỉ còn chiếc xe đạp cạnh bàn thờ em – Albert Nguyễn

 



 


KFWB News Talk 980 loan tin về em:



A teenage boy riding a bicycle who was struck and seriously injured on Thursday Dec. 29 when he rode off the sidewalk about into the path of a turning vehicle died on New Year’s Day, according to Orange County Coroner’s report.


Albert Nguyen, 14, was apparently riding without a safety helmet on a bicycle that was not equipped with brakes when he was severely injured, according to police investigating the 5:45 p.m. incident at Chapman Avenue and Gilbert Street.


Paramedics treated the teenager at the scene of the accident as he lay in the westbound lanes of Chapman Avenue. He was transported to hospital where he remained in a coma for two days before he died of his severe injuries.



The driver who struck the teenage boy remained at the scene of the car accident and police say alcohol was not a factor in the car crash.


The day before he died, dozens of friends and family members who loved Nguyen turned out for a candlelight vigil held at the street corner where the boy was struck by the car. His friends created a YouTube video and Facebook page requesting people pray for the teenager who remained in a coma until about 6:30 p.m. on Jan. 1.



 


Bạn viết về em:


My friend Albert is in a coma with life support. I don’t know how to feel. When I heard, my heart just dropped and I started sobbing. What hurt the most was knowing him…I got to know him so well this year, we sat together with our other friend, Alvin and everything. I was supposed to go to a concert with him, with all of our favorite bands. Didn’t get the chance to though. Every time I think about him I just feel so empty. I never thought that this would happen to me, and that it would happen to a boy like him. I can’t accept the fact that he isn’t going to be sitting next to me, walking with me to my locker, letting me hold his guitar. All I want to do is make him come back again but of course that’s impossible. I hope his passing was without any pain, and I’ll pray for him to be freed spiritually. When I woke up and heard the news and all the phone calls I ignored everyone and ran to my mom. She hugged me and told me everything will be fine and if I wanted to do anything. “He was too young, but what can we do? Nothing.” And it’s true. I’ll just pray like never before, and hopefully his family will find some type of peace and move on. It was a total wake up call for everyone. You can be here one day, and gone the next, so live your life to the fullest & please pray or send good wishes to Albert and his family.



 


Mẹ kể về em:


Chiều thứ Năm, ngày 29 tháng 12 năm 2011. Em xin mẹ đi coi phim với bạn. Thường em cũng ít đi chơi, nhưng không biết sao thời gian gần đây em hay xin Mẹ đi với bạn. Dắt chiếc xe đạp ra cổng, Mẹ nhìn theo em đến cuối đường, thương con đến đứt ruột gan, đứa con trai duy nhất.


Khi tai nạn xảy ra, không biết trời xui đất khiến thế nào mà đúng lúc cậu của em đi đâu đó về, ngang qua ngã tư Chapman và Gilbert, thấy có tai nạn, nhìn bên đường, bạn em đang đứng khóc. Cậu ngừng xe bươn bả đến hỏi, bạn em mếu máo nói Albert bị đụng xe. Cậu phóng theo chiếc ambulance đang hú còi. Khi vào đến phòng cấp cứu, cậu chết điếng người, nạn nhân chính là cháu trai của mình, Albert Nguyễn 14 tuổi. Bấy giờ cậu mới gọi báo cho Mẹ em biết.



Em là học sinh lớp Chín trường Ranchel Alamitos. Mẹ chỉ có mình em, bởi thế hai mẹ con rất thân thiết với nhau. Chuyện gì trên trường em cũng về kể cho Mẹ nghe, làm gì em cũng hỏi ý Mẹ. Nhưng không phải điều gì Mẹ nói em cũng cho là đúng, nhất là những nhận xét của Mẹ về bạn bè em. Nhiều lúc Mẹ cấm em chơi với người này người nọ. Nhưng bao giờ em cũng năn nỉ: “Mommy thương nó như thương con đi, không ai chơi với nó cả, chỉ mình con chơi với nó. Mommy để cho con thương nó nghe” hay “Mommy, nó không xấu đâu, nó có nhiều điều tốt lắm”. Mẹ kể, em thương bạn lắm, chơi với bạn luôn nhường nhịn, có chiếc xe đạp quý, khi thấy bạn thích là em mang cho bạn ngay. Em cũng hay xin tiền cậu mua đồ ăn cho những người homeless.



Khi vào nhà thương, em mê man không còn nhận ra ai cả. Chỉ đến khi Mẹ vào, nghe tiếng Mẹ, em có cử động cánh tay và khó khăn lần về phía ngực như một dấu hiệu cho Mẹ biết: “Con thương Mẹ lắm, Mẹ ơi!” Chỉ một lần đó thôi, chẳng bao giờ, mãi mãi chẳng bao giờ, Mẹ còn thấy ở em một dấu hiệu của sự sống.


Mẹ để chiếc xe đạp cạnh bàn thờ em, chiếc xe – chơ vơ, lạc lõng; thiếu vắng bóng em – sinh động, tươi vui. Từ nay trong căn nhà của hai mẹ con, chỉ còn Mẹ, chỉ còn một mình Mẹ và mãi mãi chẳng bao giờ còn có Em.


tp


 

Mùa Xuân Ả Rập: Tốt cho ai và xấu cho ai?

Deborah Amos

 

Nguyễn Khoa Thái Anh dịch từ http://www.npr.org/2012/01/09/144799401/is-the-arab-spring-good-or-bad-for-the-u-s?ft=3&f=1001&sc=nl&cc=nh-20120109

 

Theo dự đoán của một số quan sát viên thế giới thì thế kỷ 21 này là kỷ nguyên mới của Trung Hoa, khi quyền lực mềm và cứng của họ sẽ đưa Trung Quốc lên hàng đầu, soán ngôi vị lãnh đạo độc tôn của Hoa Kỳ.


Dân chúng tập trung tại Quảng Trường Mohamed Bouazizi ở Sidi Bouzid, Tunisia, ngày 17 Tháng Mười Hai, 2011. Quảng trường mang tên người bán trái cây tự thiêu, châm ngòi cho các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập, lật đổ ba chế độ độc tài trong thế giới Ả Rập. (Hình: Fethi Belaid/AFP/Getty Images)

 Việt Nam nằm trong bước tiến và quỹ đạo của vương triều phía Bắc sẽ có phản ứng gì với mộng bá chủ này? Có lẽ không quá đáng khi người ta cho rằng phản ứng và sự đối trọng của Việt Nam đối với sự sự trỗi dậy của Trung Quốc này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện đi đến đích của Trung Quốc.

Theo nhận định của bài dưới đây, cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập đối với Hoa Kỳ có thể lợi bất cập hại – ít ra trong khoảng thời gian tới. Trong khi đó nếu một cuộc cách mạng Hoa Lài (hay Hoa Cứt Lợn gì đó) có thể xảy ra ở Việt Nam thì đương nhiên Hoa Kỳ sẽ đỡ mang tiếng là ủng hộ mãi một chế độ độc tài ở Việt Nam như điều đang xảy ra ở Trung Ðông và Bắc Phi.

Ðiều tốt nhất và sáng sủa nhất cho Việt Nam là một cuộc cải tổ phù hợp với ước vọng và quyền lợi của nhân dân và lợi ích của đất nước từ bên trong nội bộ đầu sậu của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Tất nhiên nếu cải cách, Việt Nam sẽ hưởng lợi và là một điều tốt đối với Hoa Kỳ – nếu phe thân Mỹ và người dân đừng để cho Trung Hoa khống chế và lũng đoạn. Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ là hai đối tác và đồng minh quan trọng về kinh tế, xã hội (và quân sự) cộng với mọi thành phần dân giả và trí thức hiểu biết, nhân bản không cực đoan sẽ giúp mang lại sự phát triển cho một Việt Nam mới, cùng với sự ổn định hòa bình trong vùng và quốc tế.

Tiên đoán về sự suy yếu của Hoa Kỳ đã quá sớm, họa chăng, nếu có nó chỉ tạm thời giới hạn trong một thời gian không lâu. Bởi vì khi một nước biết phục hồi đạo đức và công bình dân chủ như những giá trị thượng tôn mà Hoa Kỳ đeo đuổi lâu nay, thì chuyện họ gánh vác trách nhiệm lãnh đạo thế giới sẽ là lẽ tất yếu, trong khi đó sự tham tàn và vô luân của những mộng bá quyền đầy ác ý sẽ không bao giờ được đa số các quốc gia trên toàn cầu thần phục hay chấp nhận, do đó mưu đồ bá chủ sẽ không bao giờ vững bền.

Nguyễn Khoa Thái Anh

 

Hoa Kỳ vẫn đang cố gắng phác họa những chính sách mới nhằm đối phó với thời cuộc đang đổi thay nhanh chóng ở Trung Ðông. Hình này cho thấy Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton chụp chung với các chiến sĩ Libya – những người đã lật đổ Moammar Gadhafi – trong một chuyến viếng thăm thủ đô Tripoli ngày 18 tháng 10.

 

Ngày 9 tháng 1, 2012

Những cuộc nổi dậy Ả Rập đã lật đổ hoặc làm suy yếu một số lãnh tụ đồng minh của Mỹ. Các cuộc bầu cử ở Tunisia và Ai Cập đã cho thấy sức mạnh của các đảng Hồi Giáo. Và sau một cuộc chiến lâu dài và khó khăn ở Iraq, dường như Hoa Kỳ không còn bụng dạ nào để khởi sự một cuộc mạo hiểm phức tạp trong vùng. Trong đoạn cuối cùng của loạt bài sáu phần của chúng tôi về những biến động thay đổi Trung Ðông, cô Deborah Amos của Chương trình Phát thanh Toàn quốc (NPR/National Public Radio) hướng về tương lai xem điều này có ý nghĩa gì cho nước Mỹ.

Mùa Xuân Ả Rập đã bị đặt sai tên ngay từ đầu. Nó giống như một trận động đất chính trị hơn một mùa khởi nghĩa và mặt đất vẫn còn rung chuyển. Trong số 22 quốc gia Ả Rập, chỉ có ba nhà độc tài bị lật đổ hoàn toàn, và các cuộc nổi dậy vẫn chưa đến thời kỳ kết cuộc của chúng.

Khi hỏi những thay đổi đang diễn ra có triển vọng tốt hay xấu đối với Mỹ, thì bạn thường nhận được một câu hỏi khác ngược lại.

“À, tôi nghĩ cũng giống như khi mình nói “Thiên tai tốt hay xấu cho nước Mỹ?” Chuyện tai ương tự nhiên xảy ra. Ý tôi muốn nói, nhiều chuyện… ta chẳng làm gì hơn được,” ông Greg Gause, một chuyên gia chính trị Trung Ðông tại Ðại Học Vermont phát biểu. “Và vì vậy câu hỏi không phải là chuyện đó tốt hoặc không tốt cho chúng ta, câu hỏi là ‘Chúng ta phản ứng thế nào với nó?’”

Phản ứng ban đầu là lạc quan. Tổng Thống Obama nói rằng cuộc nổi dậy trên Quảng Trường Tahrir ở Cairo đã cho ta một cơ hội lịch sử. Tuy nhiên, những ngày đen tối sau đó ở Ai Cập, Libya và Syria đã tôi luyện phản ứng của Mỹ.

Một cuộc thăm dò trong Tháng Mười Một cho thấy hầu hết các cử tri Mỹ không nhìn thấy những thay đổi chính trị ở các nước như Ai Cập là tốt cho Mỹ. Thậm chí ít người trong họ mong đợi các nhà lãnh đạo mới sẽ trở thành đồng minh, nhất là hiện nay một số đồng minh lâu đời của Mỹ đã ra đi.

“Cuộc cách mạng, ngay từ đầu, đã khiến Mỹ không kịp chuẩn bị, và đây là cuộc cách mạng chống lại các nhà độc tài được Mỹ ủng hộ,” ông Khaled Fahmy, giám đốc Phân khoa Lịch sử tại đại học Mỹ ở Cairo nói.

Ông mô tả khoảng thời gian này như một sự thay đổi lịch sử có thể sánh với các cuộc nổi dậy của Ả Rập vào thế kỷ trước – thời điểm của Lawrence of Arabia, ông gọi như vậy. Sau đó, nó là một cuộc nổi dậy chống lại Ðế chế Ottoman. Lần này, mục tiêu là một hệ thống các liên minh phụ thuộc vào các nhà độc tài hợp tác với Mỹ. Lần này, cách mạng cũng thuộc một thế hệ trẻ muốn có một tiếng nói.

“Bây giờ, bỗng nhiên, chúng ta có một diễn viên mới,” ông nói. “Ðúng ra, cũng không phải là Hồi Giáo, mà là dân. Tôi nghĩ rằng đó là thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ… Người chơi mới trên sân mà họ đã chưa thực sự biết tới hoặc thậm chí tiên liệu trước.”

 

Hồi giáo thắng ở các thùng phiếu

Ở một số vùng tại Tunisia, lần đầu tiên có đến 90% cử tri đi bầu. Nhưng ngay cả trong các nước thế tục nghiêng về phương Tây nhất, người Hồi Giáo xuất hiện như là lực lượng chính trị có tổ chức nhất, đưa đến câu hỏi: Dân chủ đến mức nào ở Trung Ðông thì tốt cho Hoa Kỳ?

Mọi người thực sự muốn được tự do, và về lâu về dài, dân chủ và sự tự do rộng lớn hơn sẽ xảy ra ở Trung Ðông. Trong lúc này, có thể sẽ có một chuỗi ngày khó khăn.

– Thomas Henriksen, Ðại Học Stanford (California)

“Nói chung, tôi cho là tốt. Nhân dân thực sự muốn được tự do, và về lâu dài, dân chủ và một sự tự do rộng lớn hơn sẽ xảy ra ở Trung Ðông.. Và từ giờ đến đó, có thể sẽ có một số ngày khó khăn,” ông Thomas Henriksen nói, người hay viết về quyền uy của Mỹ.

Trong văn phòng của Henriksen tại Ðại Học Stanford, một bức tượng bán thân của Ronald Reagan nằm giữa những bộ sách của ông. Ðối với Henriksen, tự do là giá trị cao nhất của Mỹ, và những nhu cầu về quyền lợi của Mỹ sẽ phải thích ứng.

“Bao giờ cũng có một chút căng thẳng khi phải đối phó với nhà độc tài duy nhất,” ông nói. “Ðặt chính sách đối ngoại của mình chỉ vì một người luôn luôn là một đề xuất quá eo hẹp.”

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, các lãnh tụ độc tài đã mang lại một khu vực tương đối ổn định và dễ lường. Ưu tiên của chính sách đối ngoại Mỹ ưa chuộng một nguồn dầu chảy đáng tin cậy, một Israel tương đối an toàn, các nhóm cực đoan và những chế độ quá khích ít nhiều được kiểm soát. Chúng ta có được những gì chúng ta cần, Steven Cook phát biểu như vậy tại Hội đồng Quan hệ Ðối ngoại.

“Vâng, tất cả chúng ta có thể cảm thấy ấm êm về dân chủ trong khu vực, nhưng chúng ta cũng phải nhận thực rằng mọi chuyện sẽ không thông xuôi tốt đẹp cho chúng ta,” ông nói. “Ðối với Hoa Kỳ sẽ có những thách thức mới và khác nhau trong tương lai khi với dân chủ Trung Ðông rộng mở.”

 

Ai Cập xét lại

Thách thức lớn nhất cho đến nay vẫn là Ai Cập, nơi mà Mỹ vẫn gửi khoảng 1.3 tỷ USD viện trợ mỗi năm.

Trong các cuộc bầu cử ở nghị viện, dân Ai Cập đã đem lại một chiến thắng lớn lao cho nhóm Huynh Ðệ Hồi Giáo, một tổ chức Hồi Giáo cam kết sẽ xây dựng một nền dân chủ hiện đại. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của họ sẽ không có triển vọng thích hợp với ý của Mỹ bằng chế độ Hosni Mubarak cũ.

Trong một sự thay đổi lớn, chính quyền Obama đã mở cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên với người Hồi Giáo của Ai Cập. Ðó là một sự phản ảnh của thực tế chính trị mới trong khu vực, ông Shadi Hamid thuộc Trung Tâm Brookings tại Doha, Qatar cho biết.

 

Thời khóa biểu: Các sự kiện chính của Mùa Xuân Ả Rập

Nhìn vào sự phát triển quan trọng nhất trong thế giới Ả Rập trong năm qua.

“Tôi nghĩ rằng có một nhận thức ngày càng tăng trong thế giới Ả Rập rằng Hoa Kỳ là một quyền lực suy giảm và rằng nó không có nhiều ảnh hưởng và thế lực như trước đây,” ông nói. “Và vì lý do đó, họ không cần phải nghe Mỹ, họ có thể thách thức Mỹ.”

Ðó là bởi vì thế giới Ả Rập lại một lần nữa đang viết sử riêng của mình. Chương đầu tiên là về chính trị nội bộ, được thúc đẩy bởi một nhu cầu phổ cập của dân chúng đòi hỏi Chính phủ phải có trọng trách với dân hơn. Ý kiến công chúng sẽ được chú trọng, ông Greg Gause nói, tại một thời điểm khi tình cảm chống Mỹ cao.

“Bây giờ, nếu bạn hỏi tôi, Mùa Xuân Ả Rập tốt hay xấu cho nước Mỹ, tôi sẽ phải nói rằng trước mắt, nó không tốt cho nước Mỹ,” ông Gause nói.

Lời tư vấn của ông – và tựa đề cho bài bình luận gần đây nhất của ông về chính sách đối ngoại của Mỹ – đến từ một câu nói của Thỏ Trắng, trong cuốn Alice ở xứ sở thần tiên: “Ðừng làm gì cả; cứ đứng đó.”

“Lời khuyên của tôi là đừng phản ứng thái quá, đừng cố định hướng cho họ theo một chiều hướng nào đó,” ông nói. “Bởi vì tôi không nghĩ rằng chúng ta có đủ quyền lực, tôi không nghĩ rằng chúng ta có các đồng minh ở địa phương, và cho đến khi bụi lắng xuống, và cho đến khi họ có chính phủ ổn định rồi và sau đó sẽ tham gia vào các chính sách đối ngoại của riêng họ, có lẽ là điều tốt nhất chúng ta có thể làm là để cho điều đó xảy ra.”

Sức mạnh của công nghệ Mỹ là động lực giúp đẩy các cuộc nổi dậy – Google, Facebook và Twitter – và các giá trị Mỹ đã trở thành nhu cầu mà những người biểu tình chia sẻ. Bây giờ, câu hỏi về quyền lợi của Mỹ sẽ được xác định, một phần, bởi một Trung Ðông mới, có thể sẽ trở nên dân chủ hơn, Hồi Giáo hơn và có lẽ dễ khuấy động hơn bao giờ hết.

Lời chúc đầu năm



 


Lời chúc đầu năm


Trang Tiếng Việt Dấu Yêu kính chúc quý độc giả, phụ huynh, thầy cô và các em học sinh một năm mới – Xuân Nhâm Thìn (2012) – an lành, hạnh phúc và tràn đầy may mắn. Chúc các em được là con ngoan trong gia đình; học sinh giỏi nơi trường học và công dân tốt khi ra đời. Không ngừng trau dồi kiến thức, phát huy văn hóa Việt Nam và phụng sự xã hội.


Nguyễn Việt Linh


_____________________________


 


EM VIẾT VĂN VIỆT


Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ


Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý thầy cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý thầy cô góp tay vun trồng, khuyến khích.


Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được phụ huynh và thầy cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.


Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected] (Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).


Trân trọng cảm ơn quý vị.


Nguyễn Việt Linh




Bé Nu Nguyễn bên cây mai do mình trồng. (Hình: Cao Minh Châu/GKH)


 


Hoa Mai


Nu Nguyễn, Lớp 6 Trường Valley View, Simi Valley


 


Em thít Tết vì Tết có Hoa Mai. Ông em cho em một cây Hoa Mai, cây nhỏ xí, nhưng ông nói em ráng lo cho nó có hoa. Năm nay em không phụ ông bẻ lá mai, vì em mắt bẻ lá cho cây mai của em.


Cây mai của em có nhiều nụ lắm, nhưng chưa nổ hoa, ông nói Tết nó sẽ nổ. Không biết hoa mai của em sẽ màu gì? Ông em nói Hoa Mai màu vàn tươi đẹp nhất. Ông gọi tên em là Hoàn Mai có nghĩa là hoa mai màu vàn. Ông nói nếu cây mai của em có nhiều hoa thì em sẽ may lắm. Em hỏi sao vậy, ông nói rằng: mai là may, hoa mai là hoa đem lại sự may mấn. Nhưng em hỏi cô Châu, cô không chịu. Cô nói phải phân biệt i và y. Cái tai để nghe, cái tay để cầm đồ. hoa mai, còn may mấn. Em nói với ông thì ông nói là cô Châu rắc rối, từ lâu rồi mọi người đều nói hoa mai là may mắn, sửa i thành y cũng đâu có sao.


Em mong hoa Mai của em màu vàn. Em muốn hoa của em cũng được lên báo, nên em viết bài này.


 


________________________________


 


Loạt bài giới thiệu các trung tâm Việt ngữ


LTS: Nhằm phổ biến thông tin về các trung tâm dạy Việt ngữ trong vùng Orange County để phụ huynh có thể chọn địa điểm thuận tiện khi muốn gởi con em theo học Việt ngữ, trang Tiếng Việt Dấu Yêu sẽ lần lượt giới thiệu một số trung tâm tiêu biểu trong cộng đồng. Các trung tâm Việt ngữ có thể tham gia và tự giới thiệu về sinh hoạt tại trung tâm của mình bằng cách gởi bài và hình ảnh, qua email về địa chỉ: [email protected]


Kỳ này, chúng tôi trân trọng giới thiệu Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng và kỳ tới là Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam. Kính mời quý phụ huynh và thầy cô theo dõi và bổ túc, sửa sai nếu cần, để thông tin được cập nhật, hữu dụng và chính xác.



 Lớp mẫu giáo 2 tại TTVH Hồng Bàng chụp hình lưu niệm. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


 


Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng


 


(Tài liệu: TTVH Hồng Bàng)


 


Với niềm tự hào gần 5000 năm Văn Hiến của dân tộc Việt, nhất là gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho thế hệ con em Việt Nam trong hoàn cảnh sống xa quê hương, Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng được thành lập từ năm 1992 bởi những người tha thiết đến truyền thống của dân tộc nhằm giúp đỡ các em thiếu nhi Việt Nam hải ngoại biết đọc, biết viết và nói tiếng Việt.


Ðể các em tìm hiểu và làm quen với cội nguồn dân tộc, Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng dạy các em những nét truyền thống của tuổi thơ Việt Nam qua những sinh hoạt văn hóa, như Ðêm Văn Hóa Hồng Bàng, Lễ Hội Trung Thu hàng năm. Ngoài ra, đức dục cũng được quan tâm hàng đầu nhằm giúp các em trở thành người con ngoan trong gia đình và công dân tốt ngoài xã hội.


Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng là một tổ chức văn hóa dựa trên lập trường quốc gia dân tộc, vô vụ lợi, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính, đoàn thể và hoàn toàn độc lập.


Từ những ngày đầu gian nan, với vài thầy cô giáo và trên dưới 100 em học sinh, nay trường đã được hơn 800 em học sinh, gồm 25 lớp học từ mẫu giáo đến lớp 7, gần 80 thầy cô có khả năng sư phạm đứng lớp và điều hành. Học sinh đến với trung tâm, hầu hết trong lứa tuổi từ 5 đến 20. Bên cạnh đó, còn có một số người bản xứ đến học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, cũng như các sinh viên sau khi thành đạt, muốn trở về tìm lại tiếng Việt dấu yêu.


Tất cả các thầy cô của trường đều là những chiến sĩ văn hóa tự nguyện, không vụ lợi, không nhận thù lao, kiên trì ôm ấp văn hóa dân tộc, nắm tay học trò cùng lội ngược dòng văn hóa bản xứ, để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Việt cho thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ.


Ðặc biệt, phụ huynh học sinh là người góp phần chính trong việc trang trải mọi chi phí thuê mướn phòng ốc, học cụ của Trung Tâm. Mọi đóng góp của mạnh thường quân và phụ huynh học sinh được khấu trừ thuế cuối năm.


TTVH Hồng Bàng sinh hoạt từ 1 giờ đến 3:30 chiều mỗi Chủ Nhật tại trường Bolsa Grande High School, 9401 Westminster Blvd., Westminster, CA 92844.


Liên lạc: (714) 721-9603 hay (714) 270-4515.


 


__________________________


 


Tâm tình thầy cô


 


Tết


Cành Hồng Giải Khuyến Học-Viet Olympiad


 


Tôi cư ngụ tại một thành phố xa xôi, hẻo lánh, và cách xa Cộng Ðồng Người Việt, tuy thế không khí Tết vẫn tràn ngập trong những gia đình người Việt xa quê. Mọi người gói bánh chưng, bánh tét, làm dưa món, muối dưa hành, bó giò thủ… và tặng nhau quà Tết để nhớ cố hương.


Học sinh của tôi tặng cô giáo những món quà thật dễ thương do các em tự làm. Nhận những món quà từ các em. Ôi! Cảm động, nhớ lại ngày nào, mơi đó đã 40 năm…


Ngày xa xưa ấy, tôi cầm sự vụ lệnh về một quận xa, nghèo, nhưng chiến tranh thì nóng bỏng. Học sinh rất yêu quý và chăm sóc chu đáo thầy cô. Tết đến, tôi không về với gia đình được vì đường về thành phố đầy mìn, và ngày nào cũng phải chờ các đơn vị thuộc quân đội VNCH đến phá mô, mọi người mới có thể di chuyển. Ðêm trừ tịch, nằm nghe tiếng súng vọng về, tôi nhớ nhà da diết, nhớ cha mẹ, các em… nhớ chậu mai vàng rực rỡ, chậu quất sai trái, cành đào hồng thắm, và những cặp bánh chưng xanh ngắt… Thế là năm nay không được nhặt lá mai cùng bà nội, không được cùng đi lễ Giao Thừa với bà để cầu bình yên cho người cha ngoài tiền tuyến, cầu sức khỏe cho người mẹ vất vả ngược xuôi… tôi đã khóc và ngủ quên với giấc mộng: bỏ trường, bỏ lớp, bỏ học trò, quay về thành phố nhộn nhịp, đoàn tụ với gia đình…


Tôi choàng tỉnh với những tiếng ồn ngoài cửa phòng, cửa vừa mở, học sinh tôi ùa vào như một cơn lốc và ồn như chợ vỡ với những lời chúc Tết thân thương. Tôi lùa các em ra phòng ngoài, trang điểm sơ sài cốt che những quầng thâm trên mắt, khoác vội chiếc áo dài và ra với các em. Ôi! Phòng khách của chủ nhà biến thành một cái chợ chồm hổm: nào xoài, nào dưa hấu, nào bưởi, nào cam, quýt,… nào bánh tét, bánh ít và hoa, một chợ hoa (các em biết tôi thích hoa); hoa Huệ, hoa Tường Vi, hoa Thược Dược, hoa Râm Bụt, hoa Tầm Duộc… nghĩa là đủ các loại hoa các em hái được trong vườn hay trên đường đi… Tôi lại khóc (không biết sao tôi nhiều nước mắt đến thế)… Các em hối tôi ăn sáng, rồi còn đi chùa. Một cô bé lí lắc cho biết quê em cũng có chùa chứ không phải chỉ có thành phố của tôi mới có chùa. Thầy trò cùng ăn sáng, các em ép tôi thử bánh tét, bánh ít. Em nào cũng muốn cô thử bánh mình làm và khen bánh mình ngon. Nếu không đi chùa, chắc tôi bị bội thực.


Vừa ra khỏi chùa là đến màn tranh nhau mời cô về nhà: Nào má em nói phải mời cô, nào bà nội em muốn mời cô, nào thịt kho nước dừa em kho ngon lắm, nào cá em mới bắt, rộng đến hôm qua mới kho để cô ăn cho ngon, nào em luộc con gà do chính tay em thiến để cô ngon miệng, vân vân và vân vân, các em lôi kéo khiến vài người nhìn chúng tôi ngạc nhiên. May quá, thầy giám học đi ngang qua, thầy trợn mắt bảo các em buông tôi ra và giải quyết: Cô giáo trưa nay ăn cơm nhà thầy vì thầy mời từ trong năm. Ồ! Tí nữa tôi quên mất, tôi đã nhận lời với cô giám học: mùng một Tết đến chúc tuổi mẹ cô và dùng cơm với gia đình cô. Học trò tôi sa mặt, nhưng sợ thầy giám học, không dám nói gì. Tôi đành hứa sẽ đến nhà các em vì còn nghỉ Tết đến 5 hôm nữa. Nhưng các em than phiền là thức ăn sẽ hư hết. Biết sao bây giờ, thầy giám học mời tôi đi, và bảo các em, nếu sợ thức ăn hư thì đem đến nhà thầy để tối thầy và các thầy khác nhậu.


Và, học sinh dù ở đâu, dù thời nào cũng vậy, các em luôn luôn là những học sinh dễ thương.


Ước gì một ngày nào đó tôi được hưởng một cái Tết với tất cả học sinh đã học với tôi.


_____________________________


 


Hình ảnh sinh hoạt


 



Cô Mai An hướng dẫn các em lớp 2A2 trong lễ chào cờ đầu tháng.


 



Cô Ngọc Trúc, trung tâm phó, trao quà cho các học sinh xuất sắc trong tháng 12.



Cô Tuyết và cô Ngọc Trúc in thêm bài cho học sinh.



Thầy Mai Hiếu trực nói chuyện với các phụ huynh tình nguyện bán quán.

Châu Long (Kỳ 40)


LGT:
Lưu Bình – Dương Lễ là một truyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam, đã được dựng thành những vở chèo, tuồng, và kể lại qua 788 câu thơ lục bát. Nhà văn Mai Khanh đã tiểu thuyết hóa thành truyện Châu Long, mà Người Việt hân hạnh giới thiệu cùng quý vị độc giả trên trang báo và mạng Người Việt Online.

 

Kỳ 40

 

Bà Chu Mạnh Tử hé mở cửa phòng con gái, thấy Vân Lan còn ngồi đọc sách… Bà hỏi:

-Sao con xem sách khuya thế? Mẹ vừa nằm mơ… một cơn ác mộng, mẹ trông thấy một con rồng đen, bay từ đằng xa rồi vào trong phòng của con… mẹ sợ quá, kêu thất thanh lên, lúc ấy mẹ tỉnh dậy… cố ngủ mãi mà không ngủ được, mẹ vào đây thăm con, con có mệt không? Dạo này trông con gầy lắm!

Vân Lan sợ mẹ ngồi lại… mà nhỡ Châu Lương bị lạnh vì đứng ngoài cửa sổ. Sau bức rèm… anh ta ho thì hỏng cả!

Nàng giả vờ ngáp:

-Thưa mẹ, nếu mẹ không ngủ được, con sẽ sang phòng của mẹ ngồi với mẹ, chứ ở đây gió lùa… hơi lạnh, đêm hôm con sợ mẹ bị cảm chăng? Thân phụ con đi vắng hơn một tuần rồi mẹ nhỉ?

Bà âu yếm nhìn cô con gái yêu:

-Thôi để mẹ về phòng cho đi nằm… đêm đã khuya, con đừng ngồi đọc nữa nhé.

Nàng tiễn mẹ đến tận cửa phòng bà… rồi trở gót về.

Nàng cài then cửa kỹ càng, ra vén rèm cho Châu Lương vào phòng, Châu Long hãy còn hoảng sợ…

– Thôi, đêm đã khuya, tiểu sinh ngồi lại không tiện. Xin hẹn tiểu thư tối mai.

Vân Lan cũng buồn ngủ… vả lại nếu giữ Châu Lương ở lại thì khuya quá, ra mở cửa cho Lương về thư phòng.

Thành ra vạn sự bất thành hôm nay… Châu Long chưa có thể giãi bầy tâm sự với tiểu thư. Dịp may hiếm có, nàng thất vọng thở dài…

Ngày hôm sau Châu Long trở dậy… đầu choáng, mắt hoa, thân mình nóng như lửa đốt, miệng khô, cổ ráo, có lẽ nàng đã bị cảm mạo phong hàn… hai đêm liền, nàng không ngủ… lại đứng ngoài sương lạnh, bị lo sợ, khi bà chủ mẫu bước chân vào phòng của Vân Lan, vừa buồn phiền… không biết số phận thế nào?

Châu Long ốm nặng… ba hôm liền nằm liệt giường.

Bà Chu Mạnh Tử cho mời ông lang tới bắt mạch và cho thuốc để chữa bệnh.

Châu Long cố chối từ… mà không cưỡng được ý muốn của chủ nhân.

Ông lang này là một thầy thuốc trứ danh, chỉ có chẩn mạch… và không nhìn người ốm mà ông đã đoán ra bệnh rồi. Ông vẫn chữa bệnh cho cả gia đình quan Ngự Sử từ bao nhiêu năm nay, ông được Chu Mạnh Tử tiếp đãi như người trong gia đình, nên mời là ông đến ngay.

Châu Long vẫn nằm trong màn… cơn sốt lên nhiều nhiệt độ, mặt nàng đỏ như quả gấc, mái tóc đen xõa xuống gối, đôi môi đỏ rực, nàng vẫn sợ nếu ông lang trông thấy mặt nàng, thì ông đoán ngay là con gái!

Ông lang bắc ghế ngồi bên cạnh giường, nàng kêu lạnh quá! Kéo chăn trùm kín đầu… chỉ thò tay ra ngoài màn cho ông ta bắt mạch thôi.

Bàn tay nàng tuy làm việc nhiều trong nhà, nhưng da vẫn trắng. Ngóm tay dài búp măng, thoáng trông… ông lang hơi bối rối, ông nghĩ thầm: Bà Mạnh Tử nói là thư đồng ốm… mà sao tay lại đẹp như con gái vậy! Ông lặng lẽ chẩn mạch.

Ông bắt mạch hai ba lần… mà quái sao ông không nhầm bao giờ, lần này càng tìm thứ bệnh… ông càng đi sâu vào sự hiểu lầm.

Ông khẽ mở chăn. Sờ lên trán nàng. Ðể quan sát lòng trắng mắt. Thì Châu Long nổi một cơn ho sù sụ. Nước mắt nước mũi đầy trên mặt.

Ông thầy thuốc không muốn tỏ ra cho bà Mạnh Tử biết là ông chưa tìm ra bệnh…

Ông nói:

– Cậu này bị cảm gió, xong ông ra ngồi bên án thư viết đơn thuốc.

Ðưa cho người làm đi cắt thuốc, về sắc lên cho Châu Lương uống vài thang sẽ được bình phục như thường.

Từ mấy hôm nay Vân Lan đợi tin của Châu Lương… tối nào cũng ra ngoài hiên đợi tới đêm khuya mới vào phòng, đêm trường trằn trọc, nàng đâm ra cáu kỉnh, tụi thị tỳ cũng không biết làm sao mà tính của nàng thay đổi đột ngột như thế?

Mạnh Ðức lên chơi với chị. Ðang định nói là Châu Lương bị ốm từ mấy hôm nay.

Có lẽ vì nàng giận Châu Lương, mà ghét lây cả cậu em, nàng đuổi cậu ra chơi ở ngoài vườn. Giầu lòng tự ái… Mạnh Ðức bị chị hắt hủi, cậu bỏ ra đi, không thèm đến thăm chị nữa.

Thành ra không có ai nói cho nàng biết là Châu Long đang ốm mê man trên giường bệnh.

Phải chăng Vân Lan đã mến thương người thư sinh tài hoa lỗi lạc, cha nàng đã thương vì cảnh ngộ, mà mang về làm thư đồng cho em nàng?

Hay là nàng giận Châu Lương định trêu chọc nàng thôi… nếu như vậy, nàng có thể thú thật với cha, để người trừng trị tội ngạo mạn của Châu Lương.

Hai tâm trạng ấy làm nàng tức bực, quên cả ăn, cả ngủ, cũng đâm ra ốm nốt, mặt hoa võ vàng, mình liễu hao gầy…

Mẹ nàng không hiểu làm sao mà cô con gái yêu của bà yếu thế, chỉ mua sâm, yến tẩm bổ cho nàng.

Quan Ngự Sử hồi gia… Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ, sáng sủa hơn những ngày thường, kẻ tôi đòi tấp nập, Mạnh Ðức được cha mang về bao nhiêu là quà bánh, cậu hớn hở, nhẩy nhót như con chim…

Bà Mạnh Tử nhẹ nỗi lòng, vì có ông ở nhà, bao nhiêu nỗi bận rộn, lo phiền như trút hết gánh nặng lên vai chồng.

Vân Lan cũng gượng dậy để vui lòng cha. Bữa cơm gia đình hôm ấy thật là vui vẻ.

Chu Mạnh Tử hỏi bà về công việc nhà khi ông đi vắng có chuyện gì lạ không?

Bà vợ chưa kịp trả lời thì Mạnh Ðức đã nói như con vẽ vọt.

– Thân phụ đi vắng… con ở nhà buồn quá, chẳng ai chơi với con, Châu Lương ốm… Vân Lan ốm… Chơi với thân mẫu chán lắm!

Chu Mạnh Tử vội hỏi:

– Vân Lan ốm làm sao?

Nhìn kỹ cô con gái, thấy quả là nàng võ vàng… ông hỏi:

– Con thấy trong người thế nào? Sao bà không cho tôi biết, đã cho mời ông lang chưa? Cho con tôi uống thuốc gì?

Ông hỏi dồn dập… Vân Lan thấy cha thương mình quá, nàng hối hận đã giấu cha, làm điều ám muội, cho Châu Lương vào phòng ngủ lúc ban đêm, ôm mặt nức nở khóc.

Cả hai ông bà lo sợ vực nàng về phòng, đỡ nàng lên giường nằm, ông bà nhìn nhau, không hiểu tại sao, người con gái thùy mị của ông bà làm gì mà khóc…

Bà kể chuyện cho chồng nghe là một đêm bà mơ thấy một con rồng đen, bay vào phòng con, rồi từ hôm ấy nàng cứ hao gầy, ủ rũ… mà ông lang nói nàng không có bệnh gì cả.

Vốn mê tín, bà chắc là có ma quỷ nào đã hành con bà, bà nói với ông cho lập đàn ở giữa sân cúng thần thánh, mời thầy pháp đến làm phép trừ ma quỷ.

Thương vợ, thương con, ông bắt mấy người lính lệ lập bàn thờ ở ngoài sân làm tam sinh cúng trời đất, lập đàn chay cúng phật, mời thầy phù thủy đến làm bùa trừ tà ma.

Vân Lan nằm trên giường, thương cha mẹ, thương em bị hắt hủi, hôm nay nàng mới biết là Châu Lương bị ốm, chứ không phải là quên lời hứa, hay dám trêu chọc nàng… nàng hối hận quá.

Ðặt tên, tưởng niệm Nguyễn Ngọc Phú trên xa lộ 22


Lần đầu tiên tên người Việt và chữ ‘nhân quyền’ hiện diện trên xa lộ California


 


Ðỗ Dzũng/Người Việt


 


WESTMINSTER (NV) –Một lối ra xa lộ được đặt tên tưởng niệm sinh viên Nguyễn Ngọc Phú và tôn vinh nhân quyền, là một quan tâm lớn của người sinh viên này lúc sinh thời, được đặt trên Xa lộ 22 ngõ ra đường Beach, trong lần đầu tiên một người Việt Nam và chữ “nhân quyền” hiện diện trên một xa lộ tiểu bang California.










Tấm bảng tưởng niệm sinh viên Nguyễn Ngọc Phú trên Xa Lộ 22. Trong hình là Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (thứ hai từ trái), cha mẹ, anh rể và hai đứa cháu của người quá cố. (Hình: Văn phòng TNS Lou Correa cung cấp)


Cơ quan giao thông California (CalTrans) vừa dựng tấm bảng tưởng niệm sinh viên Nguyễn Ngọc Phú với chữ “nhân quyền” trên Xa Lộ 22 ở Westminster vào lúc 1 giờ trưa Thứ Năm, 12 Tháng Giêng.


Nếu đi trên Xa Lộ 22, từ hướng Ðông về hướng Tây, mọi người sẽ thấy tấm bảng bên tay phải, ngay khi vừa qua “exit” vào đường Beach. Tấm bảng có màu xanh lá cây, chữ trắng, với dòng chữ “Nguyen Ngoc Phu Human Rights Memorial Interchange.”


Ông Nguyễn Ngọc Lưu, thân phụ của người quá cố, cho biết ông rất vui được tham dự buổi lễ cắm bảng và cảm thấy tự hào cho cộng đồng Việt Nam cũng như con trai của ông.


“Ðây là niềm hãnh diện không chỉ cho gia đình tôi, mà cho cả Tổng Hội Sinh Viên, gia đình Phật tử chùa Huệ Quang, các bạn trẻ và tất cả người Việt Nam tị nạn trong cộng đồng chúng ta,” ông Lưu chia sẻ với nhật báo Người Việt.


“Sự kiện hôm nay cũng làm chúng tôi nhớ lại con trai, một người mà gia đình chúng tôi, một gia đình tị nạn Cộng Sản, đưa sang đây, nhưng không phải để ‘vinh thân phì gia,’ mà tiếp tục nối bước cha anh đưa ngọn Cờ Vàng tiếp tục tung bay, cũng như đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.”


“Tôi rất hãnh diện về Phú,” ông Lưu nói thêm.


Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, tác giả Nghị Quyết SCR 89 thực hiện việc đặt tên này, cho rằng anh Nguyễn Ngọc Phú là một người luôn đấu tranh cho nhân quyền nên rất xứng đáng được tưởng nhớ.


“Nguyễn Ngọc Phú là một sinh viên hoạt động rất mạnh trong cộng đồng, nhất là về nhân quyền,” Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói với nhật báo Người Việt. “’Little Phu’ là người đấu tranh để có nghị quyết công nhận Cờ Vàng đầu tiên tại Orange County cũng như tại Hoa Kỳ. Mặc dù anh qua đời ở tuổi 21, tinh thần đấu tranh cho nhân quyền của anh vẫn còn đó.”










Cha mẹ và người thân gia đình anh Nguyễn Ngọc Phú chụp hình với Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, nhân viên của ông, đại diện Tổng Hội Sinh Viên và cảnh sát California dưới tấm bảng tưởng niệm. (Hình: Văn phòng TNS Lou Correa cung cấp)


Vị dân cử này cho biết thêm: “Ðây là lần đầu tiên tên một người Việt Nam cũng như chữ ‘nhân quyền’ được đặt trên hệ thống xa lộ tiểu bang California. Ðây là thắng lợi cho cộng đồng Việt Nam.”


Ông cũng cho biết, để có tấm bảng này được cắm trên Xa Lộ 22, ông đã làm việc chặt chẽ với Tổng Hội Sinh Viên để vận động trong thời gian qua.


Nguyễn Ngọc Phú theo gia đình sang Mỹ diện HO, tốt nghiệp cử nhân sinh học tại đại học Cal State Fullerton và được nhận vào trường y khoa của Ðại Học UCLA năm 2005. Anh là phó chủ tịch ngoại vụ của Tổng Hội Sinh Viên và là trưởng ban tổ chức Hội Tết Sinh Viên 2005.


Tuy nhiên, ngày 7 Tháng Sáu, 2005, sau khi đi dự lễ vinh danh Cờ Vàng tại Hội Ðồng Giám Sát Orange County về tới nhà, anh đột ngột qua đời, theo ông Lưu cho biết.


–––


Liên lạc tác giả: [email protected]

Vụ nhà báo Hoàng Khương: 88% độc giả cho là công an trả thù

 


Hầu như tất cả độc giả Người Việt Online đều cho rằng nhà báo Hoàng Khương bị bắt là “chuyện bình thường ở xứ luật rừng: Hoàng Khương bị công an trả thù”.










Nhà báo Hoàng Khương (giữa) trong buổi lãnh giải báo chí cho loạt bài về tham nhũng, năm 2010. (Hình: Infonet.vn)


Ký giả Hoàng Khương báo Tuổi Trẻ đóng vai một người cần hối lộ để xin lấy xe sau khi xe bị tịch thu vì đua xe. Bài báo, với video quay viên sĩ quan công an bình thản đếm xấp tiền hối lộ đủ “15 chai,” tức 15 triệu, dẫn đến việc Hoàng Khương bị bắt và bị truy tố tội đưa hối lộ.


Ðây không phải là lần đầu tiên Hoàng Khương nhúng tay trực tiếp vào sự việc để lấy tài liệu viết bài. Năm 2010, Hoàng Khương đã được giải nhì giải báo chí TP. HCM với loạt bài “Trả giá chung chi” về nạn nhũng nhiễu của hải quan thành phố.


Hoàng Khương bị bắt ngày 2 tháng 1. Hôm 4 tháng 1, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do tức khắc cho ông, và cho rằng “Khương không nên bị truy tố tội đưa hối lộ vì những gì ông ta làm trong quá trình điều tra bí mật.”


Trên trang mạng Nguoi-Viet.com, trong 260 độc giả tham gia, có tới 229 tức 88% độc giả trả lời câu hỏi “Ý kiến của tôi về vụ Hoàng Khương là…” bằng chọn lựa: “Chuyện bình thường ở xứ luật rừng: Hoàng Khương bị công an trả thù.”


Chọn lựa thứ nhất, “Còn sớm quá, hãy tìm hiểu thêm, đừng vội vã kết luận” có được 19 phiếu, tương đương 7%.


Chọn lựa cho rằng nhà báo Hoàng Khương có đưa hối lộ, “Hoàng Khương rõ ràng ‘tham gia đưa hối lộ,’ bị bắt là đúng,” chỉ có 9 phiếu, tương đương 3%. Có 3 phiếu cho “Ý kiến khác,” tương đương 1%.


Ðộc giả Nghè Thanh Oai tóm lược bằng lời bình bộc trực:


“Công an CSVN là một trong hai cột trụ bảo vệ chế độ, cái kia là Quân Ðội, nó có siêu quyền lực, đụng đến nó là mó vào ‘dzế’ ngựa, nên phải bị nó bắt.”


Ðộc giả “Hoa trong tim” ví von:


“Ông Hoàng Khương, quá gan trời…. Ông hành động như một chú muỗi đực, ông chích ngay đầu ngay cổ, từ đảng xuống tới công an nổi, công an chìm. Chúng nó cứ nghi là ông đang truyền Hắc I Vê thì ba nào mà chịu cho nổi!”


Ðộc giả Trương Thúy Sơn, Santa Ana, so sánh với trường hợp thiếu tướng công an bị bắt sau vụ PMU18:


“Ðến như Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc mà còn bị đưa ra tòa cách chức và ở tù chỉ vì điều tra vụ án PMU18 thì ký giả Hoàng Khương làm sao tránh khỏi bị mất việc và vào khám khi mà bọn mafia CSVN còn nắm trong tay quyền sinh sát trên toàn cõi nước Việt Nam.”


Ðộc giả Snn đặt vấn đề với báo Tuổi Trẻ:


“Tôi phục cá nhân ký giả Hoàng Khương về hành động ‘vào hang bắt hổ’. Tuy nhiên không đồng ý với báo Tuổi Trẻ vì chính cơ quan này ra lịnh cho Hoàng Khương thực hiện việc đưa hối lộ để viết bài về ‘hối lộ’ chính xác. Mặt khác khi công an cộng sản ra lịnh bắt Hoàng Khương và yêu cầu báo Tuổi Trẻ thu hồi giấy phép hành nghề viết báo của Hoàng Khương. lập tức Tuổi Trẻ làm theo lịnh công an, đó là hành động vắt chanh bỏ vỏ của báo Tuổi Trẻ. Tạm giam ký giả Hoàng Khương để điều tra có lý phần nào, nhưng cuộc điều tra chưa kết thúc mà kết án (thu hồi) luôn cả bằng hành nghề của ký giả Hoàng Khương mà không cần lịnh của tòa án là hoàn toàn sai, không xứng đáng một xứ đã từng tự hào là ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ mà khi có vấn đề liên quan đến công bằng xã hội thì không phải loài người tí nào cả.”


Ðộc giả Nguyễn Tâm Tri, từ Ottawa, viết:


“Ông Hoàng Khương làm mất mặt nhà nước và họ bắt ông bỏ tù là một chuyện dễ hiểu, và mình có đồng ý hay không là chuyện khác. Tuy nhiên chuyện trớ trêu này nói lên hai sự thật:


1. Công an Việt Nam có tham nhũng trầm trọng.


2. Công an Việt Nam hành xử không cần luật pháp và không coi pháp luật vào đâu. Thành thử họ vừa đánh trống vừa ăn cướp. Và đây là những dấu hiệu đáng mừng cho tương lai dân tộc Việt Nam. Quả vậy, nếu công an VN giỏi, tốt, lương thiện và biết lo cho dân thật sự thì chủ nghĩa xã hội sẽ rất hùng mạnh. Những dấu hiệu xấu của CAVN cho thấy chủ nghĩa xã hội không thay đổi được con người và nước Việt đang trên đường đi vào… thùng rác. Toàn dân căm phẫn sẽ vùng lên và một cuộc cách mạng thực sự trước sau cũng sẽ xảy đến.”


Ðộc giả Bình Minh cho rằng án lệ Hoàng Khương là để cảnh cáo nhà báo nào dám phanh phui tham nhũng:


“Vụ án lệ nhà báo Hoàng Khương nhằm cảnh cáo cho những ai chống lại tham nhũng và hối lộ trong chế độ CS (chế độ tham nhũng độc tài…) là những chuyện thường nhật, không còn lạ gì nữa. Ðã biết bao người oán thấu trời xanh…”

Điều tra vụ 4 lính Mỹ tiểu tiện lên thi thể quân Taliban

 ‘Sự kiện tồi tệ không thể chấp nhận


WASHINGTON, D.C. (NV) – Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta, hôm Thứ Năm đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Hamid Karzi của Afghanistan hứa sẽ cho mở cuộc điều ra đầy đủ về vụ một đoạn băng video thu cảnh bốn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đái vào xác những chiến binh Taliban.










Hình chụp từ video trên Internet cho thấy binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đái vào xác quân Taliban. (Hình: AP Photo)


Mặt khác, Bộ Trưởng Panetta lên tiếng phàn nàn về “sự kiện tồi tệ không thể chấp nhận này” và, trong một bản thông cáo đưa ra, ông cho hành động này là “hoàn toàn không thích đáng với các thành viên lực lượng quân sự Hoa Kỳ”. Ông nhấn mạnh là những người có trách nhiệm phải bị trừng trị.


Thông tấn xã AP cho biết ít nhất hai trong số bốn quân nhân này đã được nhận diện là Thủy Quân Lục Chiến thuộc căn cứ Camp Lejeune ở North Carolina. Tướng Jim Amos, tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã yêu cầu Cơ Quan Ðiều Tra Tội Phạm Hình Sự của Hải Quân Mỹ mở cuộc điều tra khẩn cấp.


Ðoạn băng video được đưa lên Internet cho thấy các binh sĩ võ trang chiến đấu với quân phục Thủy Quân Lục Chiến đứng vòng chung quanh ba tử thi chưa thể xác định là chiến binh Taliban hay thường dân mặc dầu hàng chữ bên dưới viết là Taliban. Các giới chức quân sự nói chưa biết xuất xứ đoạn băng video này nhưng không nghi ngờ về sự xác thực.


Tổng Thống Karzai bày tỏ sự phẫn nộ, gọi hành động này là “hoàn toàn vô nhân đạo” và yêu cầu quân đội Hoa Kỳ trừng phạt những người phạm lỗi.


Trong một tin khác, một phát ngôn viên Taliban tuyên bố bộ phận chính trị của họ đã sẵn sàng thương thuyết ở Qatar, tuy nhiên, người này khẳng định rằng hòa đàm chưa có nghĩa là ngừng chiến đấu.


Một nguồn tin tình báo mật khuyến cáo rằng, giới lãnh đạo Taliban vẫn không từ bỏ mục tiêu chiếm lại Afghanistan, đồng thời áp đặt chính sách cai trị khắc nghiệt của Hồi Giáo.


Ðiều này khiến gây hoài nghi đến sự thành công của các cuộc thương thảo hòa bình mà chính phủ Obama cố dàn xếp giữa chính quyền Kabul với phiến quân Taliban, theo tin của McClatchy.


Ước Ðịnh Tình Báo Quốc Gia trình lên Tổng Thống Barack Obama tháng vừa qua cũng kết luận, mức độ an ninh đạt được, sau khi có đợt tăng 30,000 quân hồi năm ngoái, có thể không tiếp tục giữ được.


Tòa Bạch Ốc đang xem xét đường hướng để bắt đầu nói chuyện hòa đàm trong khi quân Mỹ đang rút dần, đồng thời chuyển giao trách nhiệm an ninh cho các lực lượng Afghanistan, dự trù hoàn tất vào cuối năm 2014. Việc lượng định hy vọng thực hiện xong trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của NATO ở Chicago vào Tháng Năm, theo đó liên minh sẽ duyệt đến kế hoạch chuyển giao.


Tổng Thống Obama vẫn từng lập lại cuộc chiến ở Afghanistan chỉ có thể được giải quyết bằng thương thuyết chứ không bằng võ lực. (H.C., T.P.)

TT Pakistan xuất ngoại ngay lúc đối đầu trầm trọng với quân đội


ISLAMABAD/DUBAI (Reuters) –
Tổng Thống Pakistan Asif Ali Zardari hôm Thứ Năm có chuyến đi kéo dài một ngày tại Dubai trong khi cuộc đối đầu với quân đội về một giác thư kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ để ngăn chặn nguy cơ đảo chánh tiếp tục trầm trọng hơn.










Tổng Thống Asif Ali Zardari trong tấm hình chụp tháng 7 năm ngoái. Ông Zardari bay qua Dubai ngay giữa lúc căng thẳng giữa chính quyền và quân đội lên cao. (Hình: AP Photo/Lefteris Pitarakis)


Cuộc khủng hoảng hiện nay đang tạo ra sự lo ngại về ổn định ở Pakistan, một đồng minh quan trọng nhưng nhiều rắc rối của Mỹ, và có vai trò lớn lao trong cuộc chiến chống phiến quân ở Afghanistan.


Mối quan hệ giữa chính quyền dân sự và quân đội ở Pakistan đang xuống đến mức thấp nhất kể từ khi có cuộc đảo chánh năm 1999, làm giảm đi khả năng đối đầu với các thử thách lớn lao về xã hội và kinh tế của giới lãnh đạo hiện nay.


Các giới chức quân sự Pakistan, tuy nói rằng họ muốn nhìn thấy ông Zardari rời khỏi chức vụ, cũng cho hay điều này nên xảy ra qua các quy định của hiến pháp chứ không do một cuộc đảo chánh như thường thấy trong 65 năm độc lập của Pakistan.


Quân đội đưa ra lời cảnh cáo mạnh mẽ hôm Thứ Tư, nói rằng sẽ có các “hậu quả nghiêm trọng,” sau khi Thủ Tướng Yusuf Raza Gilani cáo buộc Tham Mưu Trưởng Lục Quân và Tư Lệnh Tình Báo Pakistan là vi phạm hiến pháp.


Các nguồn tin từ Vùng Vịnh cho hay ông Zardari sang Dubai để khám bệnh nhưng một giới chức cao cấp trong đảng Nhân Dân Pakistan (PPP), đảng cầm quyền của ông Zardari, nói rằng ông dự đám cưới ở nơi này. (V.Giang)

Myanmar chấm dứt cuộc chiến 62 năm với dân thiểu số


PA-AN, Myanmar (Reuters) –
Chính quyền Myanmar hôm Thứ Năm ký một thỏa thuận ngưng bắn với thành phần nổi dậy thiểu số gốc Karen nhằm chấm dứt một trong những cuộc chiến được coi là lâu dài nhất trên thế giới.










Thành viên ủy ban hòa bình Myanmar (trái) và đại diện Liên Hiệp Quốc Gia Karen (phải) bắt tay sau khi ký hòa ước, tại Pa-an, Myanmar, hôm Thứ Năm. (Hình: AP Photo/Khin Maung Win)


Ðây cũng là một phần trong nỗ lực nhằm giải quyết tất cả các cuộc chiến đang diễn ra với các sắc dân thiểu số đòi ly khai trong nước.


Chính quyền và phái đoàn đại diện Liên Hiệp Quốc Gia Karen (KNU), gồm 19 thành viên, đã đồng ý trên nguyên tắc về 11 điểm và ký hai thỏa thuận sơ khởi nhằm chấm dứt các hành vi thù nghịch giữa quân đội Myanmar và Quân Ðội Giải Phóng Quốc Gia Karen (KNLA) đồng thời khởi sự cuộc thương thuyết tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến kéo dài đã 62 năm.


Cuộc ngưng bắn này cũng sẽ góp phần vào việc tháo gỡ các biện pháp phong tỏa của Mỹ và Âu Châu đối với Myanmar từ hai thập niên qua, vốn đòi hỏi việc có giải pháp hòa bình với thành phần nổi dậy là một điều kiện tiên quyết để duyệt xét lại sự trừng phạt.


Từ năm 1949 đến nay đã có sáu cuộc thương thuyết nhưng chưa bao giờ đạt được kết quả lâu dài.


Phó trưởng phái đoàn KNU, Saw David Htaw, cho hay bầu không khí thay đổi ở Myanmar của chính quyền có ý hướng cải cách hiện nay đã tạo điều kiện tốt đẹp cho cuộc thương thuyết. (V.Giang)

Mỹ đưa 2 hàng không mẫu hạm tới biển Ả Rập


WASHINGTON (Reuters) –
Quân Ðội Mỹ hôm Thứ Tư cho hay đã đưa một hải đội do hàng không mẫu hạm chỉ huy đến vùng biển Ả Rập và một hải đội tương tự cũng đang trên đường đến nơi này, tuy nhiên bác bỏ các bình luận cho rằng điều này liên hệ tới tình hình Iran hiện nay.










Một chiếc F/A-18F Super Hornet trên boong mẫu hạm USS John C. Stennis tại biển Ả Rập. Quân Ðội Mỹ hôm Thứ Tư cho hay đã đưa một hải đội do hàng không mẫu hạm chỉ huy đến vùng biển Ả Rập và một hải đội tương tự cũng đang trên đường đến nơi này. (Hình: AP Photo/U.S. Navy, Mass Communication Specialist 3rd Class Kenneth Abbate)


Sự điều động này của hải lực Mỹ diễn ra vào lúc có sự căng thẳng với Iran, vốn từng đe dọa sẽ đóng Eo Biển Hormuz-hải lộ quan trọng nhất thế giới cho các tàu chở dầu-nếu Mỹ và các quốc gia EU có biện pháp trừng phạt Tehran vì tiếp tục tiến hành chương trình nguyên tử.


Quân đội Mỹ nói rằng sẽ phá vỡ mọi ý định phong tỏa eo biển chiến lược này và một giới chức cao cấp Hải Quân Mỹ hôm Thứ Ba cho hay đang có các biện pháp chuẩn bị cho trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Iran.


Các giới chức quân sự Mỹ nói rằng Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson đến vùng biển Ả Rập hôm Thứ Hai để thay thế hải đội do Hàng Không Mẫu Hạm USS John C. Stennis đang rời khỏi nơi đây. Tuần qua, Iran cảnh cáo là chiếc USS John C. Stennis “không được quay trở lại nơi này”.


Chiếc Stennis dự trù sẽ trở về bến nhà ở San Diego nhưng Ngũ Giác Ðài không cho biết khi nào điều này sẽ xảy ra.


Một hải đội khác, do Hàng Không Mẫu Hạm USS Abraham Lincoln chỉ huy, vừa hoàn tất chuyến viếng thăm Thái Lan hôm Thứ Ba và nay đang trong vùng Ấn Ðộ Dương. Hải đội này cũng sẽ đến vùng biển Ả Rập, nằm trong khu vực trách nhiệm của Sở Chỉ Huy Trung Bộ Mỹ (US CENTCOM), với vùng trách nhiệm trải dài từ Trung Ðông sang tới Trung Á.


“Việc có hai hàng không mẫu hạm trong vùng của CENTCOM không phải là chuyện bất bình thường,” một giới chức cao cấp quốc phòng Mỹ cho hay.


Một giới chức khác nói rằng có ít nhất là hai hàng không mẫu hạm đã cùng hoạt động ở Vùng Vịnh hai lần trong 18 tháng qua. (V.Giang)

Truy tố đường dây làm giấy tờ giả xin bằng lái xe


KANSAS CITY (The Kansas City Star) –
Hàng ngàn di dân bất hợp pháp ở khắp nước Mỹ đã dùng giấy tờ giả mạo để xin bằng lái xe ở thành phố St. Joseph, tiểu bang Missouri, theo báo Kansas City Star.

Một đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Kansas City truy tố 14 bị cáo, kể cả sáu người trong một gia đình ở thành phố St. Joseph, là đã tham dự vào đường dây này, có thể đã giúp hơn 3,500 di dân bất hợp pháp có được bằng lái xe Missouri cùng là các giấy tờ khác ở tiểu bang này.

Công tố viện tố cáo các nghi can đã kiếm được hơn $5.2 triệu từ những người muốn có bằng lái xe cũng như các giấy tớ chứng minh của tiểu bang Missouri bằng phương cách bất hợp pháp.

Theo cáo trạng, các bị cáo này bị cho là đã dùng một tiệm cho vay tiền mua xe để làm nơi hoạt động. Khách hàng đến từ khắp nơi trên đất Mỹ, và trả từ $1,500 đến $1,600 để có giấy khai sanh và số An Sinh Xã Hội của người khác. Những giấy tờ này, theo công tố, do đồng lõa ở Texas mua lại từ những người sẵn sàng bán danh tính của chính mình.

Beth Phillips, Biện Lý Liên Bang ở khu vực Tây Missouri, nói rằng những người tham gia vào đường dây này sẽ bị trừng phạt nặng.

Giới hữu trách dự định sẽ truy lùng và trục xuất những người mua hồ sơ giả này, cũng như sẽ truy tố ra tòa tùy theo trường hợp.

Bản cáo trạng gồm 40 tội đã được công bố hôm Thứ Tư sau khi giới hữu trách bắt được 13 trong số 14 nghi can. Những người này sống ở hai thành phố St. Joseph và Carthage tại Missouri cũng như tại Chicago, Texas và North Carolina. (V.Giang)

Tết đang đến Little Saigon

 




Saigon Villas đang bị xiết, rao bán đấu giá


WESTMINSTER (NV) –
Sau một thời gian thăng trầm, xuống giá, đổi “zone,” đổi tên, biến thành khu nhà cho thuê, cuối cùng, Saigon Villas đang bị ngân hàng rao bán đấu giá vì không trả được nợ.










Mặt tiền khu nhà SaigonVillas trên đường Moran, Westminster. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)


Ngày dự trù bán đấu giá sẽ là 26 tháng 1, 2012, theo nội dung bản thông báo “Notice of Trustee’s Sale” gởi cho đại diện chủ Saigon Villas và nộp tại văn phòng Orange County Clerk-Recorder hôm 29 tháng 11, 2011.


Bản thông báo cho biết: “Quý vị không trả được tiền nợ xây cất nợ theo lời hứa ngày 14 Tháng Hai, 2006. (Saigon Villas) có thể được đem bán đấu giá, trừ khi quý vị có hành động nào để bảo vệ tài sản của quý vị.”


Thông báo “Notice of Trustee’s Sale” là giai đoạn chót trong quá trình ngân hàng xiết tài sản khi không trả được nợ.


Số tiền mà chủ Saigon Villas nợ ngân hàng là hơn $30 triệu, theo thông báo này.


Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho ông Taylor B. Grant, hiện là người quản trị tài sản (receiver), và ông Triệu Phát, đại diện chủ Saigon Villas, và để lại lời nhắn, nhưng không ai trả lời.


Ông Grant là người được tòa án chỉ định với tư cách là người thứ ba đứng ra quản trị Saigon Villas từ ngày 18 Tháng Hai, 2011, khi chủ nhân khu nhà mới này bị tước quyền quản trị. Lúc đó, ông Grant được trả $350/giờ cho công việc này.


Trong một lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt trước đây vào tháng 3, 2011, ông Triệu Phát giải thích: “Lý do chúng tôi phải có một quản trị mới là vì hai phía không thống nhất cách quản trị Saigon Villas nên phải có đệ tam nhân.”


Saigon Villas là một khu chung cư condo sang trọng, trên đường Moran, kế thương xá Phước Lộc Thọ, ngay trung tâm Little Saigon.


Ban đầu, khu nhà 144 phòng này được xây để bán cho những người tuổi từ 55 trở lên, nhưng sau đó chỉ bán được tám căn.


Tại buổi họp Hội Ðồng Thành Phố Westminster hôm 2 Tháng Mười Hai, 2010, bà Kathy Buchoz, đại diện ông Triệu Phát, xin hủy bỏ quy định tuổi để dễ bán hơn.


“Vì tình hình kinh tế khó khăn, chúng tôi không thể bán được. Vì thế, chúng tôi xin thành phố gỡ bỏ quy định tuổi tác để chúng tôi có thể bán cho tất cả mọi người,” bà Buchoz nói tại buổi họp.


Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu 5-0 chấp thuận đề nghị này.


Dù vậy, Saigon Villas cũng không hấp dẫn khách hàng. Trong khi đó, một số doanh gia trong khu vực Little Saigon có tổ chức một cuộc họp báo phản đối quyết định của thành phố.


Vào Tháng Bảy, 2011, Saigon Villas được đổi tên thành Jasmine Place và trở thành khu chung cư cho thuê cho đến nay. (Ð.D.)

Việt kiều về quê ăn Tết nên tránh gì?


Phi Khanh/Người Việt


 


Về quê ăn Tết, đó là nỗi mong chờ của nhiều người xa quê, nhất là những người sống ở nước ngoài, sau một thời gian dài bôn ba nơi đất khách.










Bến xe, ga tàu, những nơi đông người… vốn là chỗ để cho những kẻ lừa bịp, cướp giật rình rập hoạt động, đặc biệt trong mùa Tết này. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)


Ðược về nhà, thăm lại mảnh vườn xưa, thắp ông bà một nén nhang, uống với bạn bè một ly rượu, thăm hỏi nhau mấy tiếng, chúc nhau vài câu năm mới…


Ðiều đó trở thành tiếng gọi thôi thúc tâm hồn mỗi độ năm hết, Tết về. Nhưng, với những Việt kiều, về thăm quê hương, đôi khi trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi bởi gặp chuyện không may, chuyện trớ trêu, cười ra nước mắt. Có những trường hợp mà Việt kiều nên tránh trong dịp Tết để khỏi phải đau đầu vì chuyện về quê.


Thời gian gần đây, người ăn xin đểu (hoàn cảnh không khó khăn gì nhưng lại tạo ra kịch bản éo le để lay động lòng trắc ẩn người khác hoặc tạo ra đường dây ăn xin để thu lợi) xuất hiện nhiều ở các bến xe, nhất là các bến xe lớn hoặc các trạm chờ xe buýt.


Thường, trên các chuyến xe, hay xuất hiện hai mẹ con ẵm nhau, tay bình tay quai lỉnh kỉnh, lên xe chừng 10 phút thì đứa bé (chừng 3 tháng tuổi) khóc thét lên, người mẹ la lên rằng đứa bé bị bệnh nặng, cần vào bệnh viện, cần xuống xe gấp mà hết tiền, nhờ mọi người giúp đỡ…


Thường thì mọi hành khách thấy thương tình, góp tay cho tiền hai mẹ con họ. Nhưng hành khách không hề hay biết mình bị lừa, đây là chiêu lừa đảo mọc lên nhan nhản trong những ngày giáp Tết, đứa bé đó chưa chắc đã là con của người đàn bà kia, vì có cả một đường dây dịch vụ cho thuê trẻ nít để ẵm đi ăn xin.


Và hơn nữa, nếu chịu khó theo dõi, người đàn bà đó xuống xe xong, sẽ đón xe khác và ‘thao tác’ y như trên chiếc xe ban đầu để kiếm tiền, ngày mai lại chọn tuyến đường khác để làm ăn.


Ðương nhiên, làm người, thấy người khác lâm vào khốn đốn mà không giúp thì e rằng ray rứt không yên, nhưng khi giúp, chịu khó quan sát, nếu đến đoạn đường vắng, mà có hai mẹ con đòi xuống xe, đứa bé khóc thét lên (vì bị véo vào lưng) và xảy ra xin tiền thì nên cẩn thận, vì nếu người thương con thật sự, họ sẽ nhờ nhà xe đưa con họ đến bệnh viện gần nhất, không ai ẵm đứa bé bệnh nhảy xuống đường vắng làm gì, điều này bất minh, nên cẩn thận!


Trường hợp vào quán nhậu, nên cẩn thận với các cô gái trẻ lân la làm quen, ngồi uống vài ly, sau đó cùng nhậu, nói chuyện rôm rả rồi rủ đi chơi, dạo phố, tìm thắng cảnh đẹp và tìm phòng trọ qua đêm.


Phải hết sức cẩn thận với loại người này, vì đây là dạng gái mồi chài của những tú ông thứ thiệt. Nói là tú ông thứ thiệt bởi các tú ông này vốn là chồng của những cô gái này, do ham mê cờ bạc, xúi hoặc ép vợ mình đi làm chuyện bất lương, lừa người có tiền, đặc biệt mồi chài Việt kiều vào nhà trọ rồi tú ông xuất hiện, bắt quả tang, với đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn giữa tú ông và cô gái mồi chài, hù dọa và tống tiền…


Ðây là chiêu khá tinh vi, vì khi đi chơi với khách, cô gái có đầy đủ giấy tờ tùy thân, vào thuê phòng, cô gái đứng ra bảo lãnh cho khách, làm cho khách có niềm tin, chủ quan… Và đến khi sự việc xảy ra, anh chồng tú ông cũng căn cứ trên chứng minh nhân dân trên nhà trọ đối chiếu với giấy đăng ký kết hôn của anh ta mà quát tháo, hù dọa… Vố này đau tức ngực cho những ông ham vui, vì có mất hết tiền cũng không dám hé răng, nếu báo với công an thì khác nào tự tố mình vi phạm luật.


Khi đi đường, nên hết sức cẩn thận, những phụ nữ có thói quen dùng trang sức nên gói kĩ, cất vào nơi an toàn, không nên đeo trong người, vì rất có thể bị cướp giật bất kỳ giờ nào, đặc biệt có người còn bị chặt đứt cánh tay hoặc bị giật ngã xuống đường, chấn thương sọ não vì đeo tư trang.


Túi xách, an toàn nhất là không nên bỏ hộ chiếu, số tiền lớn hoặc vàng bạc trong đó. Vì đã có rất nhiều người bị cướp giật trắng tay khi bước vào Việt Nam.


Tuyệt đối không nói chuyện điện thoại di động lúc chạy xe gắn máy, nếu cần thiết phải nghe thì nên dừng xe vào lề đường để nói chuyện. Ðã nhiều người bị giật điện thoại trong lúc chạy xe gắn máy, ngã nhào và phải đi cấp cứu.


Khi đi taxi cần lưu ý, phải coi kỹ tên hãng taxi, bảng số xe trước khi bước lên xe, khi lên xe rồi, phải coi đồng hồ tính tiền nhảy như thế nào, nếu đi chừng 1 km mà thấy nó nhảy trên 15,000 đồng thì phải hỏi ngay tài xế giá thành mỗi km, trường hợp tài xế không trả lời hoặc trả lời cao quá thì nên yêu cầu dừng xe, thanh toán tiền và xuống xe ngay tức khắc, đừng để đi chừng vài km phải trả vài chục đô la và thậm chí còn bị đe dọa. Quan trọng nhất là phải coi tên của hãng taxi có ghi trên thành xe hay không và đèn chụp trên mui taxi có hay không, nếu không có hai thứ đó thì đừng lên chiếc taxi đó.


Trường hợp ông H., một người quen thân của tôi, hiện định cư tại tiểu bang California, Mỹ, năm ngoái về quê ăn Tết, nhậu quá chén với mấy người bạn già, khi rời quán nhậu, đi tìm xe ôm, gặp một thanh niên lịch sự đứng bên đường, hỏi ông có đi xe ôm không, ông lên xe. Ði một đoạn, hỏi thăm mấy câu, ông H. kể thật mình vừa đi nhậu với mấy bạn già về, anh thanh niên nhận người quen, nói là con trai ông T. – bạn của ông H., mời ông H. đi uống cà phê.


Uống xong ly cà phê, ông H. không biết gì nữa, cứ đi theo anh thanh niên này như bị bỏ bùa (theo ông H. thì rất có thể là đã bị bỏ bùa), khi về đến đầu làng, anh thanh niên bỏ ông H. xuống xe đi bộ, tỉnh lại, ông H. phát hiện ra mình mất toàn bộ số tiền gần 3,000 đô la và giấy tờ, dở khóc dở cười…


Còn rất nhiều chuyện mà Việt kiều về nước nên đề phòng để khỏi rước họa vào thân. Ðương nhiên, về quê là nhóm lại chút lửa ấm quê nhà, là chia sẻ câu chuyện tha hương với người ở lại, là gắn kết thêm chút tình đất, tình người… Nếu đề phòng quá thì e rằng sẽ khó mà sống vui, ăn Tết mất hết ý vị. Nhưng nếu không đề phòng, thì e rằng còn ốt dột gấp bội lần!

Anh trai Kim Jong-un nghi ngờ khả năng của em

 


MACAU (Fox) – Con trưởng nhà lãnh đạo độc tài Bắc Hàn vừa mới qua đời Kim Jong-il phê bình vai trò lãnh đạo biểu tượng của em trai mình do sự dàn dựng của các chóp bu ở Bình Nhưỡng, Fox News tường thuật theo tin của hãng thông tấn Nam Hàn hôm Thứ Năm.










Hình chụp lại từ video cho thấy tân lãnh tụ Bắc Hàn, Kim Jong-un đang cưỡi ngựa tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bắc Hàn. Người anh cả Kim Jong-Nam bị thất sủng xem em mình như là một nhà lãnh đạo tượng trưng, không có thực quyền. (Hình: AP/KRT via APTN)


Kim Jong Nam bị thất sủng vì mưu toan dùng giấy thông hành giả để sang Nhật đi chơi tại Disneyland vào năm 2001. Việc làm này khiến thân phụ ông chọn người em út không mấy ai biết đến, Kim Jong Un, lên kế vị ngôi chủ tịch nhà nước Bắc Hàn.


Kim Jong Nam trả lời phỏng vấn của nhật báo Nhật Tokyo Shimbun qua email gửi ngày 3 Tháng Giêng và được đăng vào hôm Thứ Năm, rằng ông “lấy làm hoài nghi về khả năng lãnh đạo của một người kế vị trẻ tuổi, chỉ mới được huấn luyện trong hai năm,” không thể nắm được quyền lực tuyệt đối trong một nước có vũ khí nguyên tử.


Trong email có đoạn viết: “Tôi hy vọng các nhân vật cầm quyền hiện tại hãy theo chân của cha tôi trong khi chỉ giữ người thừa kế trẻ tuổi này như là một nhân vật tượng trưng mà thôi.”


AFP trích thuật nguồn tin của thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA hôm 12 Tháng Giêng, cho biết thi hài của cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il sẽ được ướp và được trưng bày trong khu lăng rộng lớn tại Bình Nhưỡng.


Một bức tượng đồng khổng lồ của Kim Jong-il cũng sẽ được dựng tại một địa điểm trong thủ đô. Chính quyền Bình Nhưỡng sẽ cho đặt ở khắp nơi trên đất nước các bức tượng chân dung và đài tưởng niệm để tôn vinh vị lãnh tụ của họ.


Ðồng thời Fox News, thuật lại nguồn tin từ những người trốn thoát khỏi Bắc Hàn, rằng nhà nước ra tay trừng trị những ai không bày tỏ thương tiếc về sự ra đi của cố lãnh tụ “kính yêu” của Bắc Hàn. (T.P.)

Tìm kiếm trên mạng: Google vẫn nhất, Yahoo xuống 3


Bing lên hạng nhì


 


SILICON VALLEY, California (NV) – Microsoft vừa đạt được mục tiêu tốn kém mà bấy lâu nay họ hằng đeo đuổi, đó là công cụ tìm kiếm Bing của họ nay đứng hàng thứ nhì, chỉ sau Google trên thị trường mang lại nhiều lợi nhuận trên Internet, theo PCWorld.










(Hình minh họa: Archdekk/Người Việt)


Một công cụ tìm kiếm, tiếng Anh là “search engine,” là cách mà người ta dùng để tìm thông tin trên Internet. Trong tháng 12, có 2.75 tỉ lượt tìm kiếm ở Bing cùng các trang mạng khác của Microsoft, khiến nó lần đầu tiên vượt qua được Yahoo, theo thống kê do comScore công bố.


Lượng tìm kiếm thông tin ở Bing trong tháng 12 tương đương 16.28% lượt vào công cụ tìm kiếm trên toàn Hoa Kỳ, so với Yahoo đạt được 10.22% trong cùng thời gian, tương đương với 2.65 tỉ lượt tìm kiếm.


Google vẫn giữ hạng nhất với 12 tỉ lượt tìm kiếm thông tin trong tháng 12, tương đương cho 71.47%.


So với trên toàn thế giới, StatCounter báo cáo Bing vẫn giữ vị trí với 5.62%, cao hơn Yahoo ở 5.13%, xê xích chút đỉnh đối với Yahoo nhưng vẫn ở hạng nhì. Google vẫn chiếm lĩnh thị trường ở 87.62%. (T.P.)

Tin mới cập nhật