Việt Nam

Sẽ điều tra vụ ‘ruột Trung Quốc, vỏ Việt Nam’

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Việt Nam vừa tuyên bố sẽ điều tra nghi vấn mà truyền thông quốc tế nêu ra cách nay sáu tháng về việc Trung Quốc biến Việt Nam thành điểm chuyển hóa nguồn gốc nhôm để hưởng ưu đãi.

Cuối năm ngoái, nhật báo The Wall Street Journal (WSJ) công bố loạt phóng sự điều tra, cáo buộc China Zhongwang Holdings một công ty nhôm của Trung Quốc đã chuyển 500,000 tấn nhôm từ Mexico sang Việt Nam.

Bởi vì khi xuất cảng sang Hoa Kỳ, nhôm sản xuất tại Trung Quốc phải nộp thuế chống phá giá tới 374%, China Zhongwang Holdings đã thành lập một số công ty ở Mexico (Aluminicaste Fundición de México), Việt Nam (Global Vietnam Aluminum – Công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam) nhằm tẩy rửa xuất xứ từ Trung Quốc, nhờ vậy, khi đưa vào Hoa Kỳ, nhôm của China Zhongwang Holdings chỉ phải trả thuế nhập cảng là 5%.

Trong các cuộc trò chuyện với WSJ, một số tổ chức chuyên theo dõi hoạt động thương mại quốc tế phỏng đoán, vì được ưu đãi về thuế nhập cảng khi xuất cảng nhôm sang Hoa Kỳ, Việt Nam trở thành kho chứa nhôm Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Khoảng 2.2 triệu tấn nhôm đang được cất trữ tại Việt Nam tương đương 14% tổng lượng nhôm trên toàn cầu. Nếu số nhôm này được tung vào các thị trường khác, nó sẽ gây biến động lớn về giá nhôm trên thị trường toàn cầu.

Sau loạt bài điều tra của WSJ, cũng vào cuối năm ngoái, tờ Tuổi Trẻ đã thực hiện một loạt bài điều tra khác, cho biết, từ Tháng Tám, 2011, đến Tháng Tư, 2016, công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam đã xin điều chỉnh giấy phép đầu tư chín lần.

Dự án đầu tư trị giá 5,000 tỷ đồng này được thực hiện tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân B1-Conac (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và theo dự trù, “nhà máy sản xuất nhôm” của công ty sẽ “xuất cảng 100% nhôm” chứ không tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam.

Tuy “nhà máy sản xuất nhôm” chưa hoàn tất nhưng năm ngoái, công ty đã tổ chức tiếp nhận một lượng nhôm mà tờ Tuổi Trẻ mô tả là “cực lớn” để làm “nguyên liệu.” Công ty đã thuê hệ thống kho ở Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1 (cũng thuộc huyện Tân Thành), để cất trữ “vài ngàn container” được cho là nguyên liệu này. Hải quan Việt Nam cho biết, bởi vì “vài ngàn container” đó thuộc dạng trữ trước, xin nhận sau thành ra họ chưa thể kiểm tra xem chúng có phải là “nguyên liệu” hay không.

Cũng cần lưu ý rằng, sau loạt bài điều tra của WSJ, nhiều doanh nhân và chuyên gia kinh tế Việt Nam tiếp tục lập lại cảnh báo về chuyện Việt Nam bị biến thành “bình phong” cho hàng hóa của Trung Quốc và cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam lãnh đủ.

Theo một số chuyên gia kinh tế, khả năng công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam thực hiện một vài thao tác đơn giản trên lô “nguyên liệu” đang cất trữ nhằm nhận “Chứng chỉ sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam” (CO), vừa tránh được thuế chống phá giá, vừa hưởng các ưu đãi về thuế nhập cảng khi xuất cảng sang Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác là rất lớn.

Trong một cuộc trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ hồi năm ngoái, ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), nhấn mạnh phải “hết sức cảnh giác” với “kho nhôm” của công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam.

Ông nhắc lại chuyện Cơ Quan Chống Gian Lận Thương Mại của Ủy Ban Âu Châu (OLAF), từng đến Việt Nam làm việc với VSA về nguồn gốc mặt hàng tôn mạ. Do tôn mạ của Trung Quốc bị cộng đồng Liên Âu buộc nộp thuế chống phá giá, OLAF nghi ngại doanh nghiệp Trung Quốc dùng Việt Nam làm bình phong để tẩy rửa nguồn gốc sản phẩm.

Ông nói thêm, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng đang xem xét có chuẩn y đề nghị chống lẩn tránh thuế đối với thép cuộn cán nguội và tôn mạ xuất cảng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ hay không. Ông nhấn mạnh, nếu không kiểm soát chặt, doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị vạ lây.

Trong thực tế, ba năm vừa qua, có rất nhiều sản phẩm của Việt Nam bị nhiều quốc gia buộc nộp thuế chống phá giá. Rất nhiều sản phẩm loại này dù có nguồn gốc sản xuất từ Việt Nam nhưng Việt Nam chưa hề sản xuất (máy ép đùn, máy phun nhựa).

Diễn biến mới nhất liên quan tới scandal Trung Quốc dùng Việt Nam làm bình phong để tẩy rửa nguồn gốc nhôm là ba bộ: Công Thương, Tài Chính, Kế Hoạch-Đầu Tư sẽ thanh tra chuyện công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam đưa “nguyên liệu” vào Việt Nam.

Cuộc thanh tra dự trù sẽ bắt đầu vào giữa tháng này. Chưa rõ lúc nào thì giới hữu trách tại Việt Nam sẽ xác định, “nguyên liệu” cũng như công nghệ của “nhà máy sản xuất nhôm” thuộc công ty này có đạt đủ hàm lượng để có thể công nhận sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam hay không. (G.Đ)

Mời độc giả xem điểm tin buổi sáng ngày 5 tháng 5 năm 2017

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Little Saigon

Tháng Tư – và một cuộc giải phóng khác

Một ngày nọ đi làm về, khi vừa bước vào nhà, tôi đã phát hiện…

56 mins ago
  • Việt Nam

Bắt giữ nghi can điều hành trang ‘clip sex’ có 1.1 triệu thành viên

11 đồng phạm của nghi can Vinh sống tại nhiều tỉnh, thành khác, cũng bị…

1 hour ago
  • Việt Nam

Giới chức Sở Nông Nghiệp Sài Gòn nhận hơn $500,000 từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu giám đốc Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học, Sở Nông Nghiệp ở Sài Gòn,…

1 hour ago
  • Việt Nam

Cao tốc phải đóng nửa ngày để Phạm Minh Chính đến khai trương

Sau hai ngày thông xe, tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo phải tạm đóng để…

2 hours ago
  • Việt Nam

Thi thể chết khô tại Vinhomes ở Hà Nội là cô gái đến từ Đồng Nai

Tin đồn cho rằng chủ căn chung cư tên là Đỗ Phan Duy Khuê, 29…

2 hours ago
  • Little Saigon

Tưởng niệm 30 Tháng Tư gợi nỗi đau khó xóa nhòa

Những cư dân đến tham dự buổi tưởng niệm 3- Tháng Tư cùng tỏ lòng…

2 hours ago

This website uses cookies.