Lương Ngọc Anh nhận hối hộ của cảnh sát Úc



 


AUSTRAILIA (NV) – Không chỉ đứng trung gian nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ trong vụ in tiền polymer cho Việt Nam, Ðại tá tình báo CSVN Lương Ngọc Anh còn nhận hàng trăm ngàn đô la tiền hối lộ từ cảnh sát bang Vicroria của Úc trong thời gian từ 1998 đến 2002.










Lương Ngọc Anh. (Hình: trang mạng ÐCSVN)


Số tiền hối lộ này, theo hồ sơ tòa án Melbourne đang xử vụ tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, được báo The Age tiết lộ hôm 11 tháng 11, là để cảnh sát Vicroria giành được các hợp đồng bán các thiết bị an ninh cho công an Việt Nam.


Các thiết bị này bao gồm cả những máy móc phục vụ cho kỹ thuật pháp y, lấy dấu vân tay, hay cả truy tìm DNA.


Tài liệu tòa án cho thấy, cảnh sát Victoria đã đưa cho Lương Ngọc Anh ít nhất là 422,460 đô la Úc thông qua một trung gian ở cơ quan Frankston.


Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty phát triển công nghệ (CFTD) và cũng là viên chức tình báo của công an CSVN.


Hôm 11 tháng 10, cựu đại sứ Úc tại Việt Nam, ông Michael Douglas Mann, nói với tòa rằng: “Tôi tin công ty của Lương Ngọc Anh có quan hệ mật thiết với Bộ Công An Việt Nam trong những thỏa thuận mua công nghệ của cảnh sát Victoria.”


Trước đó, cũng tại tòa án này, nữ đại diện Thương mại Úc, bà Elizabeth Masamune, thú nhận là từng lên giường hai lần với Lương Ngọc Anh. Vẫn theo lời bà Elizabeth Masamune, thì bà đã nhiều lần được Lương Ngọc Anh tặng quà từ nước hoa đến máy truyền hình.


Chính phủ Úc đã từ lâu nghi ngờ Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty phát triển công nghệ (CFTD) là viên chức tình báo của công an CSVN mà vẫn dùng làm kẻ môi giới cho mối thầu in tiền.


Trong cuộc chất vấn hôm 2 tháng 10, 2012 tại phiên tòa, ông Patrick Stringer, một cựu viên chức cao cấp của Cơ Quan Xúc Tiến Thương Mại Úc (Austrade) tại Việt Nam khai những gì liên quan đến ông.


Khi được hỏi năm 2007, khi Austrade báo cáo rằng đại diện môi giới cho công ty dịch vụ in tiền Securency là Ðại Tá Lương Ngọc Anh “có thể” có những quan hệ với cơ quan tình báo của Việt Nam, ông Stringer trả lời là, “Chúng tôi đã biết. Chúng tôi tại tòa Ðại Sứ Úc (tại Hà Nội) đã nghi về vai trò của anh ta suốt nhiều năm.”


Ông Stringer đã được điều động đến làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2008, khi được hỏi nguồn gốc của những sự nghi ngờ đó là các lời đồn đãi hay là những gì đáng tin cậy hơn thì ông nói, “Các tin tức đáng tin cậy hơn.”


“Ở những nơi như Việt Nam, chứng cớ thì rất khó lấy được.” Ông nói như vậy và cho rằng nếu muốn điều tra kỹ hơn thì sẽ phản tác dụng.

Disqus Comments Loading...
Share

Recent Posts

  • Hoa Kỳ

Cha và mẹ kế tra tấn con 5 năm, giới chức Anaheim phớt lờ

Một người mẹ có con gái bị mẹ kế và cha ruột tra tấn dã…

44 mins ago
  • Hoa Kỳ

Máy bay Hawaiian Airlines phải hạ cánh khẩn cấp ở LAX

Một chiếc phi cơ của hãng hàng không Hawaiian Airlines buộc phải hạ cánh khẩn…

1 hour ago
  • Xe Hơi

Xe điện mới giá $10,000, có thật không?

Thị trường Mỹ luôn có những rào cản thương mại phi thuế quan, xe điện…

1 hour ago
  • Hoa Kỳ

Oklahoma lốc xoáy, 1 người chết, thiên tai tiếp tục ở Trung Tây Hoa Kỳ

Ít nhất một người ở Oklahoma thiệt mạng do lốc xoáy càn quét các thị…

2 hours ago
  • Thế Giới

Cử tri Ấn Độ đi bầu dưới sức nóng nung người quá 40 độ C

Cứ năm năm một lần, cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ diễn ra vào…

2 hours ago
  • Thế Giới

Trung Đông xung đột, dầu giữ giá

Hôm Thứ Ba, 7 Tháng Năm, giá dầu ổn định do thị trường hàng hóa…

2 hours ago

This website uses cookies.