Friday, April 26, 2024

Lam Phương – Một vì sao đã tắt

LTS: Bài vở và hình ảnh liên quan đến Trang Tưởng Nhớ, xin gửi về phan.tuyen@ngươi-viet.com

***

Nhạc sĩ Lam Phương và Guitarist Phương Thảo. (Hình: Phương Thảo)

 

Phương Tho – Trường Chinh

Năm 2020 có lẽ là một năm để lại nhiều mất mát nhất cho những người Việt Nam chúng ta, trong mọi lãnh vực nghệ thuật. Riêng trong âm nhạc, những cây đại thụ đã lần lượt giã từ chúng ta ra đi, trong không khí buồn của mùa đại dịch. Danh ca Thái Thanh, danh ca Mai Hương, nhạc sĩ Chí Tài… và hôm qua, một trong số ít những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc Việt Nam trong mảng ca khúc: nhạc sĩ Lam Phương, vừa qua đời. Một vì sao trên bầu trời âm nhạc Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã tắt, vào lúc 6:07 tối ngày 22 Tháng Mười Hai, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California.

Viết về Lam Phương có lẽ là điều quá khó trong giờ phút này, trước gia tài âm nhạc đồ sộ mà ông để lại. Lam Phương, người nhạc sĩ đa tài, đa tình, đa đoan. Ông để lại quá nhiều ca khúc tuyệt hay qua nhiều thể loại, nhiều cung bậc, nhiều giai điệu tình tự dân tộc, trữ tình, những hạnh ca lẫn bi ca, vui buồn lẫn lộn như cuộc đời này đã trao ông. Và ông đã trao lại cho người nghe như rút ra tất cả từ chính con người ông, trái tim ông, với tất cả sự mẫn cảm và phức cảm của một trái tim dường như quá sức với những gì một con người phải trải qua. Cuộc đời ông có lẽ cũng nhiều cung bậc như âm nhạc ông vậy. Điều đó cũng là một điều tất yếu thôi, khi người nghệ sĩ sống trọn vẹn với đời.

Với hàng trăm ca khúc, từ những ca khúc viết về dân tộc, cách mạng, đến những bài hát tuyền về tình yêu đôi lứa, Lam Phương để lại cho người nghe tâm cảm, những lời thầm thì của chính ông bằng âm điệu dễ ăn sâu và ca từ không quá phức tạp, đi thẳng vào trái tim người thưởng thức. Một thứ âm nhạc có tất cả các cung bậc của cảm xúc, vui buồn hạnh phúc hoan ca bi ai sầu thảm… Ông có “Tình đẹp như mơ”, “Như giấc chiêm bao”, … thì cũng có những “Thu Sầu”, “Thành Phố Buồn”, “Mưa Lệ”, v.v… Đủ đầy hạnh phúc và bất hạnh. Có “thiên đường” và cũng có “địa ngục”. Có lẽ ông muốn đưa nhạc mình đến đại chúng càng rộng càng tốt, đến mọi tầng lớp, mọi ngõ ngách của đô thị của thôn quê, của mọi miền đất nước bên này bờ vĩ tuyến. Có người cho rằng nhạc Lam Phương “sến”, nhưng họ cũng phải biết ghi nhận sự nhạy bén và đa dạng của âm nhạc Lam Phương khi ông sáng tác những bài “sang”. Nói cho cùng, đó cũng chỉ sự gán ghép của con người lên giá trị nghệ thuật. Âm nhạc của Lam Phương là nghệ thuật cảm tính, của trái tim. Từ trái tim đưa đến trái tim. Có phải chăng, đó nên là điểm đến của tất cả loại hình nghệ thuật? Lam Phương đã chạm đến hàng triệu, hàng vạn trái tim Việt Nam qua thời gian.

Và như thế, ông đã làm giàu có âm nhạc Việt Nam, làm giàu có tâm hồn người Việt Nam. Không có người Việt nào không thuộc nhạc Lam Phương. Âm nhạc Lam Phương đã nuôi nấng biết bao thế hệ, đã cưu mang biết bao tâm tình, đã trôi theo vận nước, thân phận người, thân phận tình… của riêng ông, của chúng ta. Của cả những người của thế hệ mai đây. Vì âm nhạc Lam Phương là thứ âm nhạc luôn sống dậy, rơi im sâu vào tâm hồn người nghe, khi chạm đúng một thời khắc nào đó của cuộc đời này. Trong âm nhạc, ông đã sống chìm đắm trong hạnh phúc, đam mê, “yêu ngập hồn tôi”, để rồi cuối cùng luôn nhận lấy nỗi buồn, giữ lại riêng cho mình…

hnh phúc đó dung nhan ca người
xin tr
cho đi
riêng đ
n đau này
dành l
i cho tôi…”

Với ông, phải chăng cuộc đời và tình yêu mãi mãi chỉ là “một bài thơ yêu không đoạn kết…?”

Cuộc đời càng ngày như càng khép lại, càng cảm thấy ngắn ngủi. Như một người bạn nhạc sĩ, ở cùng thành phố Fountain Valley với Lam Phương, đã có lời hứa đến thăm và đàn ông nghe, từ hôm qua mới nhận ra rằng, đã lỡ dịp tao ngộ cùng ông, trong những ngày buồn của mùa đại dịch COVID-19. Đời sống rồi cứ cuốn chúng ta đi qua, đi qua, đôi khi cuốn luôn cả những hẹn hò. Vậy thì chúng ta hãy sống dành cho nhau những điều đẹp đẽ khi có thể, khi còn nói chuyện, thăm hỏi được nhau. Lam Phương rất hiền, chưa bao giờ phê bình bất cứ ai trong nghề, đó là điều rất quan trọng vì chứng tỏ một nhân cách lớn! không phải ai cũng có được đức tính này. Cách gì thì Lam Phương cũng đã giã từ chúng ta, dẫu không thật sự bất ngờ nhưng chắc chắn là làm nhói nhiều trái tim yêu mến ông. Nhiều lắm. Lúc này, có lẽ khắp nơi trên thế giới đang khóc Lam Phương, những bản nhạc cũ của ông đang được nghe, một lần nữa, gầy nhóm trong ngày, trong đêm. ấm áp. Đôi khi chỉ nghe ra như một lời van xin “lạy trời con được bình yên”, trong những ngày mà tiếng chuông Giáng Sinh sắp vang lên khắp nơi, nơi nhà thờ đó, con dốc đó, từ “Thành Phố Buồn” đó. Ông sẽ về…

Tạm biệt Lam Phương, tạm biệt trái tim đa đoan, cám ơn những gì ông đã để lại cho cuộc đời này. Cuộc tình của Lam Phương với âm nhạc và với cuộc đời này là một. Âm nhạc Lam Phương là chứng nhân cho nhiều cuộc tình, nhiều mảnh đời, nhiều thân phận. Nhạc ông sẽ luôn là những lạch sông khe suối thấm vào tâm hồn người ở lại, mãi về sau. (Phương Tho – Trường Chinh)

[disqus_shortcode_codeable]