Tuesday, April 23, 2024

Thổ huyết


Bác Sĩ Đặng Trần Hào


Thổ huyết là chỉ máu từ bao tử, thực đạo qua miệng mà mửa ra. Thổ huyết do chứng tâm phiền, làm việc bị bức xúc, dễ giận, đau tức hai bên giang sườn, no hay đói đều làm đau bao tử kéo dài vài năm, vào khoảng 4 giờ sáng làm đau và xót dạ dày, không ngủ được, phải dậy ăn uống chút đỉnh và uống thuốc tây chỉ bớt đau tạm thời.


Do tì khí suy và gan khí uất kết, nghịch khí


Thỉnh thoảng bị đi cầu ra đen như bùn, hôi tanh mùi máu. Nếu không chữa trị kịp thời kéo dài lâu ngày có thể bị thổ huyết, phải vào bệnh viên để cho thuốc cầm máu và đôi khi phải vô máu,một vài ngày mới về. Người mệt mỏi, chán nản, hay đau đầu phần trước trán. Ăn chua vào là đau và khó chịu. Mặt xanh, ăn được nhưng khi ăn vào lại khó chịu. Đi soi bao tử, nhưng bác sĩ nói chưa cần phải mổ cắt một phần bao tử.


Để tranh bị đi bị lại nhiều lần có thể dùng bài thuốc sau:


Biện chứng Đông Y: Hỏa kết, khí uất và khí không thông.


Phương pháp trị: Thanh nhiệt, lý khí, dưỡng huyết, tản khí, kiện tì.


Bình vị gia giảm


1- Thương truật: 9 grs
2- Hậu phát: 9 grs
3- Trần bì: 9 grs
4- Cam thảo: 6 grs
5- Ngũ linh chi: 9 grs
6- Bổ hoàng(sao đen): 9 grs
7- Qui vĩ: 12 grs
8- Đan sâm: 12 grs
9- Hoài sơn: 12 grs
10- Ý dĩ nhân: 12 grs
11- Mộc hương: 9 grs
12- Hải phiêu tiêu: 12 grs
13- Chỉ xác: 9 grs
14- Hương phụ: 9 grs
15- A giao: 9 grs
16- Địa du (sao đen): 9 grs


– Thương truật, hậu phát, trần bì, cam thảo: Bổ tì khí, kiện toàn tiêu hóa.


– Bồ hoàng, qui vĩ, a giao, địa du: Hàn gắn những chỗ loét và bổ máu.


– Hương phụ, chỉ xác, mộc hương: Tản khí trung tiêu.


– Hải hiêu tiêu: Chống a-xít trong dạ dày.


– Ý dĩ nhân, hoài sơn: Bổ thận và tì khí.


– Đan sâm: An tâm, giảm căng thẳng tinh thần.


Do viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng


Ăn uống bị đầy trướng, tức giang sườn, đói nhưng ăn vào là thấy trướng không ăn được nữa, hay lợm giọng, buồn mửa nhưng không mửa, nhức một bên đầu và trước trán, ợ hơi thấy khỏe, bị nặng có thể ợ liên tục. Để lâu khi ăn nhiều thức ăn chua, hay thịt, rượu quá chén có thể gây ra thổ huyết.


Cần phải đi bệnh viên cấp cứu, để tránh bị đi bị lại nhiều lần, có thể uống thang thuốc sau:


Phương pháp trị: Xơ gan, lý khí, bổ tì, tiêu thực, cầm huyết.


Bài thuốc
1- Hương phụ: 15 grs
2- Mộc hương: 15 grs
3- Hoắc hương: 15 grs
4- Trần bì: 9 grs
5- Phật thủ: 12 grs
6- Lai phục tử: 15 grs
7- Đại phúc bì: 12 grs
8- Cam thảo: 9 grs
9- Chỉ xác: 9 grs
10- Sài hồ: 9 grs
11- Đảng sâm: 3 grs
12- Thảo đậu khấu: 6 grs
13- Bạch truật: 9 grs
14- Bạc hà: 3 grs (sao đen)
15- Địa du: 3 grs (sao đen)
16- Hòe hoa: 3 grs (sao đen)


– Sài hồ, chỉ xác, hương phụ, mộc hương: Xơ gan, tản khí.


– Hoắc hương: Hóa thấp.


– Đảng sâm, thảo đậu khấu, bạch truật, cam thảo: Bổ tì khí.


– Trần bì: Kiện toàn tiêu hóa.


– Phật thủ, lai phục tử: Lý khí, cầm máu.


– Bạc hà, địa du, hòe hoa: Cầm máu, hàn gắn những chỗ lở loét.


– Đại phúc bì: Giáng khí.


Do huyết ứ


Bụng trên đau cố định, đau như dùi đâm, đau xuyên lên ngực, đau thốc sau lưng, ấn tay vào càng đau nhiều, đi cầu ra phân đen, có khi nôn ra máu.


Biện chứng Đông Y: Khí trệ, huyết ứ.


Pháp trị liệu: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, hòa vị.


Bài thuốc
1- Đương qui: 12 grs
2- Bạch thược: 12 grs
3- Xích thược: 9 grs
4- Ngũ linh chi: 9 grs
5- Mẫu đơn bì: 9 grs
6- Diên hổ sách: 9 grs
7- Hương phụ: 12 grs
8- Xuyên luyện tử: 6 grs
9- Tam thất bột: 12 grs (hòa nước thuốc uống)
10- A giao: 12 grs


– Đương quy, bạch thược, xích thược: Hoạt huyết, bổ huyết.


– Ngũ linh chi, a giao, xuyên luyện tử: Cầm huyết.


– Hương phụ: Lý khí, tản khí.


– Mẫu đơn bì: Giảm đau.


– Tam thất bột, diên hổ sách: Hành ứ, cầm máu.


Đông y xếp chứng này vào “ế ách.” Ế ách là nghẹn, nuốt không trôi.


Chứng ế ách của Đông Y chính là chứng “co thắt cơ hoành” của y khoa hiện đại. Chứng này liên quan tới đàm thấp. Khi đàm thấp ngăn trở thì sinh ra khí trệ, huyết ứ không thông, dương kết ở trên, âm đọng ở dưới, làm cho miệng dạ dày mất tính đàn hồi, nhẹ thì co hẹp, nặng thì tụ lại thành khối.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT