Saturday, May 18, 2024

Coi chừng ‘Máu Thắm Ðồng Nọc Nạn’ tập 2

Bùi Chí Vinh


 (Suy nghĩ về chuyện kỳ nhân khẩn hoang Ðoàn Văn Vươn đất Tiên Lãng, Hải Phòng, bảo vệ đất của mình bằng bạo lực)









Ông Ðoàn Văn Vươn trước cơ ngơi do ông và gia đình khai thác. (Hình: nuvuongcongly.net)


Hồi nhỏ coi tuồng cải lương “Máu Thắm Ðồng Nọc Nạn”


Cường hào kết hợp thực dân khủng bố dân lành


Con giun bị xéo mãi cũng oằn, sao chịu được?


Chết là cùng, cùng bẻ nạng chống trời xanh


 


Trời xanh không có mắt giữa cõi U Minh


Ác bá càng lúc càng giàu lên, người nghèo càng ngày càng ốm đói


Chúng giành giật của dân từ thuế đất đến thuế thân


Ðốt lúa, bắn người hỏi ai chịu nổi?


 


Che Guevara nói: “Cách mạng tượng hình trong nghèo đói”


Ðồng Nọc Nạn không biết ông Tây Che Guevara là ai, nhưng biết lũ bạo tàn


Biết máu đào luôn quý hơn nước lã


Biết nước đầy ly thì tràn, biết thương xót đất khai hoang


 


Ngày xưa coi tuồng cải lương khi tuổi mới 15


Nước mắt đầm đìa tôi đi làm cách mạng


Máu tôi chan hòa cùng với máu nông dân


Cùng nổi dậy bắt mặt trời tỏa sáng


 


Ngày hôm nay không ai chiếu lại “Máu Thắm Ðồng Nọc Nạn”


Nhưng tuồng cải lương thuở đó cứ chập chờn


Cứ chập chờn những người nghèo vùng Tiên Lãng


Khai phá đầm hoang đổi máu lấy miếng cơm


 


Khai phá đầm hoang Hải Phòng đổi cả cái chết của đứa con


Ðể có được bữa ăn xanh và sạch


Chẳng cần tước phong danh hiệu “kỳ nhân”


Ðoàn Văn Vươn biết thế nào là lá lành đùm lá rách


 


Ðất đai là sở hữu của toàn dân chứ không độc quyền vài quan chức


Không thuộc sắc lệnh vua ban, khi cao hứng thu hồi


Ðất đai không dành cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng trục lợi


Mỗi tấc đất tấc vàng đều tóe máu, đẫm mồ hôi


 


Dồn ép người nghèo đến đường cùng, hậu quả tất sinh sôi


Cái ác đồng lõa với đồng tiền vô cảm


Bạo lực làm sao che nổi luật trời


Coi chừng xảy ra những tập tiếp theo của vở “Máu Thắm Ðồng Nọc Nạn.”


 

Viet Nam seafood exports to hit $6.5 billion this year

           Viet Nam’s seafood exports are expected to increase by 6.5 percent to $6.5 billion this year as the country pushes to become one of the world’s biggest seafood exporters, an industry group said. 


            The country exported $6.1 billion worth of seafood products last year, up 21 percent from 2010, the Thoi Bao Kinh Te Viet Nam reported, citing the Viet Nam Association of Seafood Exporters and Processors (VASEP).


            According to VASEP, both shrimp and tra fish exports hit a record last year, with the former reaching $2.4 billion. The group has set an export target of $2.5 billion for shrimp and between $1.8 billion and $2 billion for tra fish in 2012.


           Viet Nam aims to raise its seafood exports to $10 billion in 2020, making the country one of the four largest seafood exporters in the world, Thoi Bao Kinh Te Viet Nam said. – From wire reports

Châu Long (Kỳ 45)

LGT: Lưu Bình-Dương Lễ là một truyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam, đã được dựng thành những vở chèo, tuồng, và kể lại qua 788 câu thơ lục bát. Nhà văn Mai Khanh đã tiểu thuyết hóa thành truyện Châu Long, mà Người Việt hân hạnh giới thiệu cùng quý vị độc giả trên trang báo và mạng Người Việt Online.


 


Kỳ 45


 


Hai vợ chồng cụ Lưu vì nghèo túng, già yếu, mà không có tin gì về Lưu Bình. Thành ra đem bán mảnh đất, căn nhà còn lại để theo người lên ở trong dinh của quan sở tại Dương Lễ.


Lễ cho dọn dẹp một căn nhà ấm cúng. Cho người hầu hạ ông bà, cho an dưỡng tuổi già. Ngày ngày Lễ sớm thăm, tối hỏi, săn sóc cha mẹ của bạn như người con trai vậy. Lễ hứa với hai cụ là thế nào cũng phải tìm ra Lưu Bình.


Nhờ có lòng thương yêu của hai cụ Lưu, nhắc lại những chuyện trong làng ngày xưa. Anh cũng được vơi mối sầu thầm kín tận đáy lòng anh.


Không bao giờ Lễ hé môi ra nói chuyện là anh đã hứa hôn cùng Châu Long.


Có khi cụ Lưu hỏi tại sao anh chưa thành gia thất? Thì anh chỉ trả lời là anh còn trẻ. Và bận việc quan. Khi nào anh gặp được người phải đôi vừa lứa sẽ tính sau.


Có kẻ lại đồn rằng Lễ là ái nam, ái nữ!


Anh phó mặc vận mệnh, tương lai cho ông Tơ, bà Nguyệt, anh nhất định là hai người này đã cho anh xe dây, kết chỉ với Châu Long, bây giờ anh bắt đền… anh ăn vạ…


Chẳng lấy ai nữa!!


Mặt trời đã lên cao. Hành lý đã được mang cả xuống hai chiếc thuyền lớn. Gia đình quan Ngự Sử sắp sửa tiến kinh.


Hành trang của hai mẹ con Vân Lan các thị nữ đã dọn xuống một chiếc thuyền riêng. Bà Chu Mạnh Tử đi một vòng khắp cả trong nhà xem còn quên cái gì không?


Quan Ngự Sử làm xong hết công việc, sáng nay, ngài còn bận lắm, giao việc cho các ông phụ tá.


Mạnh Ðức đã quần áo chỉnh tề từ sáng sớm, cậu cứ loay hoay bên cạnh mẹ hỏi: Bao giờ thì mình đi mẹ nhỉ?


Lần đầu tiên cậu được đi thuyền… ngủ ở trong khoang thuyền, cậu thích quá, nhẩy nhót, nói huyên thuyên.


Vân Lan ngồi bên lan can cửa sổ đợi giờ khởi hành, nàng vơ vẩn nghĩ: Gia đình mình tiến kinh, để làm lễ thành hôn của mình với Hoàng Thế Phiệt. Mình sẽ ở lại kinh thành, làm thế nào để giúp Châu Long gặp được Dương Lễ đây?


Nghe như đường thủy từ đây đến kinh thành cũng mất gần một tháng. Thuyền đi chậm thật! Trong một tháng trời, ta không được cùng Châu Long trao đổi một lời… Nàng phải đi trên thuyền để trông nom Mạnh Ðức và hầu hạ cha ta, chung đụng với một bọn nam nhi.


Ừ… giá cha ta biết nàng là phận gái… mà cho nàng hầu hạ ta có phải hay không?


Nhưng thôi, ta không muốn làm trái ý nàng.


Châu Long bận rộn ríu rít, nào sắm sửa hành lý của nàng, nào sách vở, bút nghiên, quần áo, đồ chơi của Mạnh Ðức.


Nàng chắc chắn chỉ hơn một tháng nữa… có lẽ trời cao sẽ cho nàng tìm thấy Dương Lễ…


Trong tim nàng vui mừng vô hạn.


Tối hôm nay, nàng lại phải ngủ trong khoang thuyền cùng với Quan Ngự Sử và Mạnh Ðức, lại phải coi chừng…


Ban ngày bận quần áo nam nhi… xong đêm đêm nàng muốn để cho thân hình thoải mái… tự do… nàng vẫn quấn chặt ngực… cho không ai trông thấy nàng là một thiếu nữ đang thì…


May mà quần áo thư đồng của nhà quan Ngự Sử được rộng rãi, mà cũng có lúc thật là khó chịu!


Trong một tháng trên thuyền… ngày đêm phải thu mình trong những bộ y phục nam nhi! Khá phiền đó, xong một tháng cũng chẳng bao lâu, thôi đến đâu hay đó!


Ngày tháng trôi… thời gian qua, thấm thoát thuyền vừa cập bến…


Hết cả mọi người đổ bộ xuống thuyền. Kẻ khuân đồ, người xách hành lý. Gia đình Quan Ngự Sử trèo lên một cái xe hai con ngựa to lớn kéo, Châu Long phải đi sau với bọn người làm, may có mấy người lính lệ, thấy anh thư đồng sức yếu, cho nàng ngồi trên xe chở đồ đạc về nhà.


Nàng trông phong cảnh kinh thành thật là đẹp. Những hàng cây xanh cổ thụ trồng ở vệ đường, đường rộng rãi, xe ngựa xôn xao tấp nập, con sông Hương, dòng nước bạc sóng lăn tăn, trông xa cũng không thấy bờ bên kia, đâu có nhỏ như con sông Cầu của làng Kim dôi, hay con sông Thương của tỉnh Bắc Giang!


Nàng còn đang mải nhìn phố phường… nhà cửa đồ sộ, thì xe đi đến cửa dinh Chu Mạnh Tử. Tuy không được rộng rãi như nhà ở Bắc Giang, xong nghiêm cấm hơn nhiều. Nàng vẫn được ở cùng Mạnh Ðức, và ngày ngày vẫn trông thấy Vân Lan, mà không bao giờ nàng dám nói chuyện, chỉ trả lời khi Vân Lan hỏi câu gì mà thôi. Ðêm khuya cũng không dám vào trộm phòng tiểu thư như xưa nữa.


Vị hôn phu của Vân Lan cũng là con nhà dòng dõi… ăn nói đàng hoàng. Lễ phép, Châu Long được hầu bàn khi quan Ngự Sử và Hoàng Thế Phiệt dự tiệc trong nhà.


Nàng gặp Vân Lan trong vườn hoa, nàng nhổ cỏ, vun gốc cây… nhặt cành khô, lá rụng, Vân Lan hái hoa tươi để cúng Phật, khi vắng vẻ, hai nàng lại trò chuyện như khi ở Bắc Giang… Châu Long đem chuyện mà Hoàng Thế Phiệt và quan Ngự Sử, uống rượu ngâm thơ, kể lại cho Vân Lan nghe, nàng khen các cử chỉ, và lời nói văn hoa của Thế Phiệt, Vân Lan vui xong mặt đỏ bừng…


Tuy là gần một tháng nữa… Vân Lan sẽ kết hôn cùng Thế Phiệt, xong nàng chưa hề trông thấy mặt vị hôn phu thế nào?


Nay được Châu Long tả hình dáng… của anh chàng nàng cũng yên tâm.


Khi công việc xếp dọn nhà cửa đã tạm êm ấm, Chu Mạnh Tử cho gọi Châu Long lên thư phòng, lần đầu tiên ông chỉ cái phương kỷ đối diện, ông nói:


– Con ngồi xuống đây, nói chuyện với thầy.


Châu Long không dám ngồi… chỉ đứng chắp tay như mọi ngày, ông quan dịu giọng:


– Thầy đã bảo con ngồi… con phải ngồi xuống nghe!


– Dạ, nàng cúi mặt.


– Châu Lương con! Từ khi thầy gặp con nơi cửa phật, bạn của thầy… Trần Thiếu Tâm, đã nói chuyện nhiều về con, về đức hạnh của con, về chí khí nam nhi của con, thầy vẫn để ý… thấy con ngoan ngoãn, chăm chỉ, thông minh. Thầy không muốn con làm thư đồng nữa… mà thầy muốn nhận con làm dưỡng tử! Cho con đi học… đi thi… một mai tên chiếm bảng vàng, thầy cũng được hãnh diện thơm lây.


Rồi thầy cho phép con về vinh quy bái tổ… và kết hôn cùng người thiếu nữ, mà cha mẹ con đã chọn và hứa cho con từ ngày xưa! Cho vẹn hai chữ hiếu tình, thỏa chí nam nhi, con nghĩ sao?


Châu Long sợ toát mồ hôi, nàng đâu có thể ngờ được là Chu Mạnh Tử đã định tâm như vậy? Biết từ chối làm sao đây!!!


Vả lại nếu Vân Lan đi lấy chồng. Nàng sẽ chỉ có một mình, biết nhờ ai mà tìm Dương Lễ… hay là nhận lời quan trên… nàng sẽ được đi học, ra ngoài, dò la tiện hơn.


Xong nàng lại phải lừa thầy… dối bạn một lần nữa!

District to host parenting seminar

Parents: want to know the types of drugs commonly abused by
teenagers?

 

The Garden Grove Unified School District is hosting a parenting
seminar on Jan. 26 on the latest trends in teen substance abuse and the effect
of drugs on the adolescent brain. The free workshop takes place at 6 p.m. in
the gymnasium at Santiago High School, 12342 Trask Ave., Garden Grove.

 

The program features informative presentations by a drug and
alcohol-abuse expert, a clinical psychologist, and a detective sergeant from
the Garden Grove Police Dept. They will provide insights on substance abuse and
how it impacts judgment, problem-solving, and emotions. There will be an
opportunity for parents to view samples of drug paraphernalia on display and
learn strategies in communicating with their teen about drugs.

 

All presentations are in English with interpretation in Vietnamese,
Spanish and Korean. The community and all adult family members are invited.

 

Information and resources will be available from representatives
of partner community agencies including the Boys & Girls Clubs of Garden
Grove, Community Service Programs, Stanton Family Resource Center, Magnolia
Park Family Resource Center and treatment/rehabilitation agencies.

 

Free childcare is being provided for children ages 2 to 12.

 

Call the district Parent and Community Outreach office at (714)
663-6084 for additional information.

 

Xuân về trong cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ

Mỗi nơi mỗi sắc góp mừng Tết đến


 


Ngọc Lan/Người Việt


WESTMINSTER (NV)Hôm nay đã là 25 Tháng Chạp, Tết này không có 30, nên chỉ còn bốn ngày nữa là năm Nhâm Thìn sẽ bắt đầu. Dù muốn dù không, dù chuẩn bị hay không chuẩn bị, không khí Tết cổ truyền tự bao đời vẫn làm xôn xao lòng người.









Gói bánh chưng tại nhà thờ La Vang ở Orange County. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Phóng viên Người Việt làm một vòng quanh Little Saigon, nơi tập trung đông đảo người Việt tại Hoa Kỳ, và đi xa hơn nữa, thử tìm hiểu xem người Việt sống tại các tiểu bang khác, đang chuẩn bị đón Tết ra sao.


Các tiểu bang xa: Vào chợ Việt Nam mới thấy Tết


Vừa nghe nhật báo Người Việt hỏi, “Chuẩn bị Tết ra sao rồi?” thì câu trả lời gần như lập tức của chị Thuhuyen Ðinh ở New Jersey, chị Hằng Nguyễn ở Ohio, và chị Khanh Nguyễn ở North Carolina, đều là, “Không có Tết gì hết!” hay “Tết nhứt gì ở đây!”









Các em thiếu nhi ở Raleigh, North Carolina, tập mùa chuẩn bị trình diễn trong Hội Chợ Tết. (Hình: Khanh Nguyễn cung cấp)


Nói là vậy, nhưng kèm theo câu trả lời đó là tiếng cười tươi của những người phụ nữ dù sống bao năm ở Mỹ, vẫn nhớ phong tục tổ tiên, để “cho mấy đứa nhỏ biết Tết”.


Bằng giọng Hà Nội ngọt ngào, chị Thuhuyen, đang làm nail tại tiểu bang New Jersey, cho biết, “Không giống như bên Cali, khi bước ra đường là đã có thể thấy Tết, ở đây phải vào chợ Việt Nam, nhìn thấy người ta bày bán bánh mứt, dưa hấu, mới thấy không khí Tết chút xíu.”


Theo chị Thuhuyen, thành phố South New Jersey, nơi chị ở, “cũng đông người Việt, nhưng không đến nỗi là đi đâu cũng thấy có người Việt”. Do đó, nếu muốn thật sự thấy không khí Tết Nguyên Ðán ra sao thì phải chịu khó lái xe sang tiểu bang Philadelphia, nơi có rất đông người Hoa và người Việt gốc Hoa sinh sống. “Ở đó họ tổ chức tưng bừng hơn,” chị Thuhuyen nói.









Một gian hàng Tết trong chợ Việt Nam ở Ohio. (Hình: Hằng Nguyễn cung cấp)


Chị Hằng Nguyễn, làm nghề y tá, đang sống tại tiểu bang Ohio, cũng có nhận xét gần giống chị Thuhuyen. “Ở đây không có không khí Tết cộng đồng, vì người Việt tại đây không có ‘tụm’ lại như ở California.” Theo chị Hằng, muốn tìm không khí Tết nơi công cộng “thì cũng chỉ có vào chợ Việt Nam mà thôi”.


“Tết năm nay sao thấy ai cũng xìu xìu sao á!” Chị Khanh Nguyễn, một kỹ sư tin học ở tiểu bang North Carolina, nhận xét.


Theo chị, “có lẽ do thời gian Tết đến cận với những ngày lễ lạt của Mỹ vừa qua nên thấy mọi thứ có vẻ gấp gáp, lu bu quá trời!”


Tuy nhiên, nơi chị Khanh ở, thành phố Raleigh, North Carolina, một hội chợ Tết sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 22 Tháng Giêng, tức 29 Tháng Chạp. “Hội chợ Tết có một ngày thôi, nhưng hình như người Việt Nam nào ở đây cũng tới nên cảm giác nhộn nhịp, vui lắm, đông đến không chen chân nổi luôn.” Chị Khanh nói một cách hào hứng.









Gói bánh chưng Tết tại một gia đình ở New Jersey. (Hình: Thuhuyen Dinh cung cấp)




Nhà nào muốn Tết thì tạo Tết 


Mười năm ở New Jersey, chị Thuhuyen cảm nhận, “năm nào cũng vậy, chưa thấy Tết nào hơn Tết nào, chỉ có ngày mùng Một thì các cộng đoàn người Việt tại đây tổ chức gặp gỡ, chúc Tết đầu năm vậy thôi”.


Tuy việc trang hoàng nhà cửa đón Tết của chị Thuhuyen “năm có năm không, năm nào mai đào rẻ thì mới mua về chưng, còn không thì thôi,” nhưng chuyện “gói bánh chưng trong nhà vừa để ăn vừa để biếu” thì năm nào gia đình chị cũng làm.


“Năm nay mùng Một Tết rơi vào Thứ Hai, ai cũng đi làm, nên gia đình sẽ họp mặt nhau vào buổi tối để chúc Tết, lì xì. Riêng tôi thì sẽ đóng cửa tiệm sớm ngày hôm đó để về lo Tết trong nhà.” Chị Thuhuyen cho hay.









Chợ hoa Phước Lộc Thọ tại Little Saigon. (Hình: Nick Ut)


Chị Hằng Nguyễn dù “than” rằng những ngày cận Tết “phải đi làm muốn chết” nhưng “vì nhà mình có con nên cũng cố gắng bày ra cái này cái kia cho chúng biết về Tết của tổ tiên”.


Trước Tết hai tuần, chị Hằng mua dừa khô về làm mứt, cũng như bắt đầu chưng mai giả trong nhà. Những ngày gần Tết, chị làm thêm món “bánh thuẫn,” đặc sản ngoài quê chị. “Ngày xưa bánh này là loại bánh ‘luxury’ ngoài quê mình, vì tốn trứng, đường và bột nhiều hơn các loại bánh khác, mà quê nghèo thì ngày Tết cũng khó mà tìm mua cho đủ các thứ nguyên liệu ấy.” Không có khuôn làm bánh thuẫn, chị dùng khuôn “cup cake” thay vào, “Kệ, ở Mỹ cái gì cũng lớn.” Tiếng cười người phụ nữ miền Trung nghe giòn như nắng cháy.


Mặc dù cứ luôn miệng nói, “Năm nay lu bu quá! Sát Tết mà chưa làm được gì hết!” nhưng thực ra chị Khanh Nguyễn cũng đã làm xong mứt gừng dẻo, làm thịt ngâm nước mắm, làm dưa món ăn bánh chưng, và không thiếu hũ củ kiệu nhâm nhi ngày Tết.









Ông Lê Bột, 74 tuổi, người “tổng chỉ huy” gói hơn 4,000 bánh chưng cho nhà thờ La Vang vào dịp Xuân Nhâm Thìn. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


“Chờ đến 28, 29 Tết, tôi sẽ đi mua trái cây chưng bàn thờ. Vẫn giữ tục lệ ông bà là chưng thơm, quýt, dưa hấu, xoài trên đĩa trái cây. Ở đây không có mai Việt Nam đành mua mai Mỹ về chưng thế.” Chị Khanh cho biết.


Thêm vào đó, do có hội chợ Tết mỗi năm một lần, nên chị Khanh cùng bạn bè họp lại tập cho các con cháu mình một vài bài múa để “múa trong hội chợ” nữa.


Chị Khanh tâm sự, “Ở đây ra đường thì không cảm thấy được gì đâu. Chỉ có nhà nào muốn Tết thì tạo Tết, còn không thì thôi. Lúc còn độc thân, mình cũng chả quan tâm đến Tết, nhưng giờ có con, nên mới chú ý tổ chức cho đàng hoàng để các con hiểu được phong tục Việt Nam.” 


Tết ở Little Saigon 


Ai sống ở Little Saigon cũng đều nhận thấy rằng không khí Tết nơi này luôn tưng bừng rộn rã không kém gì những ngày còn ở quê nhà, dù quy mô chợ có nhỏ hơn, người có ít hơn “Sài Gòn lớn” ở quê nhà.


Ngay từ tối Thứ Sáu, 13 Tháng Chạp, chợ hoa Phước Lộc Thọ đã khai trương, thu hút không những khách địa phương mà cả khách phương xa nô nức kéo về. Ðại lộ Bolsa từ ngày đó trở nên đông đúc, nhộn nhịp và càng “chật chội” hơn.









Bánh chưng đắt hàng tại nhà thờ La Vang. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Những hàng bánh mứt nổi tiếng xưa nay như Ðông Hưng Viên, Van’s Bakery, Mỹ Hiệp,… những tiệm giò chả lâu đời như Ðức Hương, Hòa Bình, Tân Hoàng Hương,… những tiệm hoa, trái cây dọc theo chợ ABC, dọc theo đại lộ Bolsa, người nối người, vừa thong thả nhìn ngắm, vừa hối hả lựa chọn, mua sắm Tết. Mặt người chen màu hoa tạo nên một hình ảnh rất riêng cho người Việt Nam trong những ngày cuối năm cuống quýt này.


Các chợ Việt Nam quanh vùng Little Saigon không thiếu thứ gì cho những gia đình Việt Nam muốn theo đủ lễ nghi, phong tục ông bà. Nếu cần, người ta cũng dễ dàng tìm mua được những “hàng mã hiện đại nhất” để đốt cho ông bà trong những kỳ cúng kiếng. 


Hội Tết Sinh Viên “Xuân An Bình” 


Hội Tết Sinh Viên 2012 mang tên “Xuân An Bình “ do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California tổ chức diễn ra từ ngày Thứ Sáu, 27 đến ngày 29 Tháng Giêng, tại công viên Garden Grove (cạnh trường trung học Bolsa Grande).


Phát huy thế mạnh của mình, năm nay, Hội Tết Sinh Viên tiếp tục có các chương trình như thi đánh cờ tướng, thi “Bé Ðẹp,” thi sáng tác thơ, thi Hoa Khôi Liên Trường, thi chụp ảnh. Bên cạnh đó là Làng Việt Nam, với nhiều hình ảnh của nông thôn, làng quê, những gian hàng trò chơi, ăn uống, và sự góp mặt của các cơ sở thương mại trong vùng cũng góp phần làm nên thành công cho Hội Tết Sinh Viên từ bao năm qua. 


Diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa 


Diễn hành Tết Nhâm Thìn do thành phố Westminster tổ chức sẽ diễn ra vào sáng Thứ Bảy, 28 Tháng Giêng, tức Mùng 6 Tết, bắt đầu từ lúc 9 giờ 30 sáng, trên đại lộ Bolsa, từ đường Magnolia đến đường Bushard.


Năm nào diễn hành Tết cũng lôi cuốn sự tham dự của hàng ngàn người đến xem, đứng đầy hai bên đường. 


Chương trình tại các chùa, nhà thờ 


Tại chùa Ðiều Ngự, Westminster, chương trình Cung Chúc Tân Xuân đang được chuẩn bị khá chu đáo.


Vào ngày Chủ Nhật, 29 Tết, từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng Mùng Một, có chương trình văn nghệ Ðón Giao Thừa mừng năm mới do Trung Tâm Asia thực hiện. Lúc 11 giờ 30 tối có lễ đón Giao Thừa, Vía Bồ Tát Di Lặc, phát lộc đầu năm.


Từ Mùng Một đến Mùng Ba, lúc 11 giờ sáng có cúng Ngọ Phật và tiến cúng chư hương linh, ông bà tổ tiên, 7 giờ tối có tụng kinh cầu an đầu năm và thuyết pháp.


Tại Trung Tâm Công Giáo, Santa Ana, Thánh Lễ Minh Niên được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng Mùng Một Tết với đầy đủ các nghi thức cổ truyền Việt Nam.


Chương trình mừng Xuân Nhâm Thìn tại chùa Huệ Quang cũng không kém phần sống động bên cạnh không khí trang nghiêm nơi cửa Phật.


Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, viện chủ chùa, cho biết bắt đầu từ 7 giờ tối Chủ Nhật, chương trình văn nghệ đặc biệt mừng Xuân Nhâm Thìn do đài Little Saigon TV tổ chức sẽ được thu hình và phát sóng trực tiếp. Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng Mùng Một những con đường quanh khu vực chùa Huệ Quang sẽ được đóng, để Phật tử và đồng hương có thể đến viếng chùa, đón Giao Thừa, xem múa lân, nghe đốt pháo, cũng như xin xăm, phát lộc lì xì.


Ngày Mùng Một, từ 6 giờ sáng, có chương trình lễ rước Phật Di Lặc, cầu nguyện, xin lộc đầu năm. Từ 10 giờ đến 4 giờ chiều, chùa Huệ Quang khoản đãi cơm chay, bún bì chả giò chay cho Phật tử và đồng hương viếng chùa. 


Hội Xuân giáo xứ La Vang 


Năm nay, lần đầu tiên nhà thờ La Vang, Santa Ana, tổ chức Hội Xuân cũng như tổ chức gói bánh chưng bán cho giáo dân và đồng hương trong suốt hơn 10 ngày.


Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt, Linh Mục Vũ Ngọc Long, đại diện nhà thờ, cho biết, “Ðây là năm đầu tiên nhà thờ tổ chức Hội Xuân La Vang kéo dài ba ngày, từ chiều Thứ Sáu đến tối Chủ Nhật tuần này. Sẽ có các loại trò chơi cho trẻ con, thi thiếu nhi mặc quốc phục Việt Nam, có chương trình văn nghệ do các ca sĩ chuyên nghiệp biểu diễn. Ngoài ra còn có các gian hàng ẩm thực với đầy đủ thức ăn ba miền Bắc Trung Nam do các mẹ trong giáo xứ tự tay nấu.”


Về ý nghĩa của việc tổ chức gói bánh chưng năm nay, linh mục nói, “Do ở nhà thờ La Vang có đến ba sắc dân đến dự lễ, là Việt Nam, Mỹ và người Spanish. Cho nên việc tổ chức gói bánh trước hết là để mọi người cùng làm việc với nhau, người Mễ, người Mỹ ngồi lau lá cho những người Việt Nam gói bánh. Thứ hai là để giới thiệu về phong tục của người Việt Nam cho người các sắc dân khác biết, cũng như để các em nhỏ được sinh ra tại đây hiểu thêm về dân tộc. Cuối cùng là gói bánh nhằm gây quỹ giúp giáo xứ có thêm kinh phí đào tạo cho giới trẻ.”


Trong khuôn viên nhà thờ La Vang, xe chở các thiết bị, dụng cụ chuẩn bị dựng các gian hàng cho hội chợ đậu đầy trên sân.


Bên trong nhà thờ, không khí gói bánh chưng nhộn nhịp, rất là vui. “Hơn 3,000 bánh đã được gói và bán không kịp cho đồng hương,” ông Lê Bột, người “tổng chỉ huy” chương trình gói bánh chưng của nhà thờ La Vang cho biết. “Ðến hết Thứ Sáu này, có lẽ phải gói xong hơn 4,000 bánh.” Ông nói thêm.


Học nghề gói bánh chưng từ cha mẹ, ông Lê Bột, năm nay đã 74 tuổi, sang Mỹ từ năm 1993, liên tục làm người phụ giúp gói bánh chưng cho các nhà thờ mỗi dịp Xuân về.


“Có năm bác ấy giúp cho Trung Tâm Công Giáo gói gần 7,000 bánh chưng,” anh Khiết, một giáo dân phụ trông coi lò nấu bánh, tiết lộ thêm.


Ông Bột là người chịu trách nhiệm tính toán lượng nếp, đậu, nhân cho việc gói bánh. Ông cũng là người nêm nếm gia vị cho đậu, thịt làm nhân, trước khi đưa ra cho mọi người gói.


Người gói đông đúc, người đến mua cũng tấp nập.


Một chị dẫn con đến mua bánh chưng cho biết, “Bánh tại đây ngon lắm! Mua rồi, ăn rồi, giờ đến mua thêm.”


Ðiều người mua thích thêm khi đến nhà thờ La Vang là được tận mắt chứng kiến mọi người đang say sưa gói bánh, được dẫn vào xem nồi nấu bánh chưng “khổng lồ” có thể nấu đến 500 bánh một lần cho những bánh có trọng lượng 4 pound, và hơn hết, bánh ngon và “vừa mới ra lò.”


Ðến nhà thờ La Vang, nhìn các cô chú lớn tuổi, bỏ thời gian đến cùng nhau lau lá, ngâm nếp, làm nhân, gói bánh, nấu bánh, ép bánh, lại lau lá cho khô trước khi cột và bọc bằng bao nylon, ai phụ được việc gì thì làm việc đó, mới thấy hết được sự ấm áp của ngày Xuân trong những ngày giá lạnh nơi đây.


––-


Liên lạc tác giả: [email protected]

Khánh Trường, ‘đáo bỉ ngạn,’ hay, một trường hợp rũ sạch, thăng hoa kỳ diệu qua mầu sắc?

 


Hồ Huấn Cao


Giới yêu chuộng hội họa nói riêng, văn học, nghệ thuật nói chung, mấy ngày vừa qua, đã nhận được một tin vui. Tin họa sĩ Khánh Trường sẽ có một cuộc triển lãm cá nhân, theo lời mời của các ni sư ở Thiền Viện Sùng Nghiêm.


Ðây là cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của Khánh Trường, sau nhiều năm (và nhiều lần) những tưởng ông không thể thoát khỏi tay thần chết vì, những trận tai biến mạch máu não, liên tiếp.










Tác phẩm sơn dầu “Hành trình giác ngộ” của họa sĩ Khánh Trường. (Hình: sangtao.org)


Với chủ đề “Ðáo Bỉ Ngạn,” tự thân thuật ngữ này, đã hiển lộ một xác định lớn, rất lớn về sự chuyển hóa thân/tâm của họa sĩ. Ðó là:


-Sự vượt qua, đến được bờ kia của trí tuệ. Thăng hoa.


Trong một phát biểu ngắn về 30 tác phẩm làm thành cuộc triển lãm “Ðáo Bỉ Ngạn” tại Thiền Viện Sùng Nghiêm tác giả của những bức tranh chan chứa thiền vị này, tiết lộ:


“Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, thiền chỉ giản dị thế thôi.”


“Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.”


“Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật Giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”


“Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình…” cụm từ phản ảnh tính an nhiên, tự tại, hay sự đã tới được bờ bên kia của Khánh Trường, chúng ta đọc/nghe chỉ trong một chớp mắt…


Nhưng để sống/vẽ/viết được “chỉ trong một chớp mắt” ấy, thực tế, người họa sĩ tài hoa này, đã trải qua nhiều lần lột da. Nhiều lần tưa máu. Nhiều lần chết đi sống lại.


“Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình…” là cách nói của họa sĩ, một con người theo tôi, đặc biệt, hiếm hoi, đã đạt tới một định lực tương hòa giữa thân và tâm, trong thực giới bất toàn của thân thể. Tôi muốn nói tới sự giới hạn mọi hoạt động của Khánh Trường trong chiếc xe lăn.


Tôi muốn nhấn mạnh tới cái tâm thái, cái tuệ-lực trong thân tứ đại của Khánh Trường xương thịt, khi ông không thể đứng lên, vẽ những bức tranh lớn.


Hơn một bằng hữu từng kể với tôi rằng, ngồi trong xe lăn, tác giả của 30 bức tranh, làm thành phòng tranh “Ðáo Bỉ Ngạn” đã vẽ bằng cách nhìn phóng chiếu sự vật theo chiều nghịch đảo.


Nói cách khác, dễ hiểu hơn thì, chúng ta sẽ không thể có phòng tranh “Ðáo Bỉ Ngạn” sẽ được khai mạc vào Chủ Nhật, 22 Tháng Giêng tới đây, nếu Khánh Trường không thể vượt, thoát khỏi giới hạn ba chiều không gian: Trên/dưới, trái/phải, xa/gần.


Mặt khác, vẫn trong cảm nhận của riêng tôi, từ sự vượt, thoát kể trên, Khánh Trường cũng đã xóa bỏ được cái nhìn của những cập đối đãi nhị nguyên, như: Ðúng/sai, được/mất, hợp/tan, thành/bại… Vốn là thuộc tính căn để của mỗi chúng ta, giữa thế gian này. Trong đó, hệ trọng nhất là cái tâm phân biệt hình/tướng. Ông trở về nhất nguyên. Trở về cái Một.


Khi đem được tâm trở về nhất nguyên, trở về cái Một, cũng đồng nghĩa với sự kiện Hiền giả/Saga, kẻ thức ngộ đã vượt qua biển đối đãi, để tới được bờ kia.


Với tôi, Khánh Trường, qua hội họa của mình, chính là kẻ thức ngộ ấy.


Bởi thế, qua một phát biểu khác, khi phải giới thiệu bức tranh “Bát Nhã Tâm Kinh” (Oil on canvas 45“x 65”) của mình, Khánh Trường viết:


“Ngoài cây Bồ đề, Vô ưu cũng là loại cây rất được tôn quí trong Phật giáo. Cây Vô ưu nở hoa quanh năm, đặt biệt từ Tháng Hai đến Tháng Năm, cũng là mùa Phật đản, màu hoa rất rực rỡ. Hoa Vô ưu màu cam đỏ, hương thơm dịu, nở thành từng chùm. Theo kinh điển, Hoàng Hậu Mahamaya khi mang thai, năm 564 TCN, đã rời hoàng cung về quê sinh nở như tập tục của quê hương bà thời bấy giờ. Trong lúc ghé vườn Lâm Tỳ Ni bà đã hạ sinh Thái Tử Tất Ðạt Ða, tay vịn cành Vô ưu. Khi trưởng thành, nhìn thấy con người mãi trầm luân trong vòng sinh lão bệnh tử, ngài muốn tìm đường giải thoát cho tất cả, nên quyết định lìa xa vợ con, cung vàng điện ngọc, ra đi tầm chân lý. Trải qua bảy năm với nhiều biến cố, có khi rất nghiệt ngã, cuối cùng ngài chứng ngộ, dưới cội Bồ đề.”


“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, thường gọi tắt Bát Nhã tâm kinh là kinh ngắn nhất, gồm 260 chữ, của Phật giáo Ðại thừa và Thiền tông được hầu hết Phật tử các quốc gia như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật… đọc, tụng hàng ngày. Kinh này ra đời khoảng 100 năm TCN. Bản phổ biến nhất tại VN là của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) dịch ra tiếng Trung Hoa từ Phạn ngữ sau khi đi thỉnh kinh về vào năm 649. Tuy ngắn nhưng Bát nhã Tâm kinh lại rất thâm diệu, uyên áo, thâu tóm toàn bộ triết luận Phật giáo. Người ta thường ví bài kinh này như con thuyền – thuyền Bát nhã – đưa người vượt biển khổ đến bờ Giác ngộ.”


“Bát nhã tâm kinh hiển thị qua ngôn ngữ màu sắc bằng tư duy hội họa.”


Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ của bài kinh để người xem có thể hiểu khái quát nội dung:


“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh


“Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.


“Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.


“Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới, cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.


“Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa tam miệu tam bồ đề.


“Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật không dối.


“Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.


(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, hoàn toàn vượt qua, tuệ giác thành tựu).” (Khánh Trường).


“…Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia…”


Hay “rũ sạch, rũ sạch, rũ sạch (để) thăng hoa…” như Khánh Trường, một trường hợp cực kỳ hãn hữu trong thời loạn kiếp, mạt tâm này!?!


 





Triển lãm tranh họa sĩ Khánh Trường

Chủ đề: “Ðáo Bỉ Ngạn”
Thời gian: 10 AM-6 PM, từ Chủ Nhật, 22 Tháng Giêng đến Thứ Hai, 6 Tháng Hai
Ðịa điểm: Thiền Viện Sùng Nghiêm, 11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841.





 

Anh trai Kim Jong-un nói Bắc Hàn sẽ ‘sụp đổ’

 


BÌNH NHƯỠNG, Bắc Hàn (AFP)Người con trai lớn nhất của cố lãnh tụ Bắc Hàn vừa qua đời cuối năm ngoái nói rằng nếu không cải tổ, chế độ Bắc Hàn sẽ bị “sụp đổ” chấm dứt chế độ độc tài chuyên chế, theo một cuốn sách xuất bản tuần này.








Người đàn ông được cho là Kim Jong-nam, con trai lớn nhất của Kim Jong-il, tại phi trường Narita, Nhật, năm 2001, sau khi bị phát giác dùng giấy thông hành giả để vào Nhật. (Hình: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images)


Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un, người vừa lên thay thế Kim Jong-il, nói quân đội quá mạnh, sẽ nhảy vào và kiểm soát Bắc Hàn.


Phát biểu này được đề cập trong cuốn sách của tác giả Yoji Gomi, một nhà báo Nhật, nói rằng có một quan hệ mật thiết với Kim Jong-nam khi hai người gặp nhau ở Bắc Kinh năm 2004.


Cuốn sách “Cha tôi Kim Jong-il và tôi” sẽ được nhà xuất bản Bungeishunju của Nhật tung ra thị trường Thứ Sáu này.


“Bắc Hàn không ổn định một tí nào,” Kim Jong-nam nói với nhà báo Nhật trong cuộc phỏng vấn dài tại Macau hồi năm ngoái.


“Cha tôi cai trị đất nước với sự ủng hộ của quân đội, nhưng họ quá mạnh,” Kim Jong-nam nói. “Nếu sự chuyển giao quyền hành thất bại, quân đội sẽ chắc chắn nắm chính quyền.”


Trong cuốn sách, dựa trên email qua lại và phỏng vấn, Kim Jong-nam nói tình hình kinh tế khó khăn của Bắc Hàn cho thấy chế độ này trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.


“Rõ ràng nền kinh tế sẽ sụp đổ nếu không có cải cách, nhưng cải cánh lại dẫn đến khủng hoảng làm sụp chế độ,” Kim Jong-nam nói trong cuộc phỏng vấn trước khi cha ông qua đời hôm 17 Tháng Mười Hai, 2011.


Kim Jong-nam cũng nói người em trai, Kim Jong-un, thiếu kinh nghiệm chắc chắn chỉ là bình phong của nhóm người chóp bu thực sự nắm quyền.


“Bất cứ ai có suy nghĩ bình thường đều thấy rất khó chấp nhận một chế độ được ba thế hệ cai trị,” Kim Jong-nam nói trong một email mà nhà báo Yoji Gomi nói nhận được hôm 3 Tháng Giêng.


“Tôi thắc mắc làm thế nào một người kế thừa trẻ, mới được chuẩn bị có hai năm, lại có thể nắm được toàn bộ quyền lực,” Kim Jong-nam nói. “Chắc chắn, để tiếp tục giữ vững quyền lực, nhóm chóp bu sẽ để một người thừa kế trẻ đóng vai trò tượng trưng.”


Kim Jong-nam từng sống ở Trung Quốc trong nhiều năm và không được người cha tin tưởng trao quyền hành.


Cách đây hai năm, khi sức khỏe bắt đầu kém, Kim Jong-il chọn Kim Jong-un, lúc đó khoảng hơn 20 tuổi, làm người kế vị mình, bằng các thăng cấp đại tướng và cho thêm quyền lực.


Kim Jong-nam không trả lời thẳng vào câu hỏi có đi dự đám tang người cha hay không, nhưng truyền thông Nhật nói ông có viếng thăm Bình Nhưỡng sau khi hay tin Kim Jong-il qua đời.


Nhà báo Yoji Gomi nói Kim Jong-nam vẫn có thể thâu tóm quyền lực nếu được Bắc Kinh hậu thuẫn, vì Trung Quốc luôn lo ngại tình trạng bất ổn sẽ đẩy hàng triệu người Bắc Hàn chạy qua biên giới và kho vũ khí nguyên tử bị nguy hiểm.


“Ông ta được Trung Quốc bảo vệ bấy lâu nay,” nhà báo Yoji Gomi, một phóng viên kỳ cựu của báo Shimbun ở Tokyo, nói. Nhà báo này từng làm việc tại Bắc Kinh và Seoul (Nam Hàn) trong nhiều năm.


“Nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ, Trung Quốc có lẽ sẽ đưa Kim Jong-nam về Bình Nhưỡng để thay thế,” nhà báo này nói.


Yoji Gomi nói ông quyết định xuất bản cuốn sách mặc dù Kim Jong-nam yêu cầu hoãn lại. (Ð.D.)

Tai nạn tàu du lịch Ý: thuyền trưởng từ chối trở lại tàu

ROME (Reuters)Lực lượng Tuần Duyên Ý, với một thái độ giận dữ, yêu cầu thuyền trưởng chiếc tàu du lịch bị lật ngoài khơi Tuscany hôm Thứ Sáu tuần trước điều hành việc cấp cứu hành khách. Tuy nhiên, vị chỉ huy con tàu Costa Concordia không trở lại, theo băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa thuyền trưởng Francesco Schettino và cơ quan công lực Ý, được truyền hình quốc gia Ý phát lại.








Tàu du lịch Costa Concordia bị lật ngoài khơi Tuscany, Ý, sau khi đụng phải đá ngầm. (Hình: Laura Lezza/Getty Images)


Băng ghi âm mô tả cảnh tượng hỗn loạn và bối rối ngay thời điểm chiếc tàu du lịch bị lật, sau khi đụng phải đá ngầm, trong lúc có hơn 4,200 người, gồm hành khách và thủy thủ đoàn, trên tàu.


Thuyền trưởng Francesco Schettino, lúc đó đã nhảy lên một chiếc thuyền cấp cứu, qua đoạn băng ghi âm, nói chuyện với ông Gregorio De Falco, một giới chức Tuần Duyên Ý đóng tại cảng Livorno ở phía Tây nước Ý.


Tổng cộng có 11 người được xác nhận thiệt mạng và 23 người vẫn còn mất tích.


Ông Gregorio De Falco sau đó trả lời phỏng vấn một tờ báo địa phương tại Livorno kể lại rằng, qua giọng nói của vị thuyền trưởng, ông biết có điều gì đó không đúng xảy ra.


Luật sư của vị thuyền trưởng cho biết ông không bình luận gì.


Băng ghi âm cho thấy có tiếng ồn, tiếng người nói ồn ào và hoảng loạn.


Trong băng ghi âm mà hãng thông tấn Reuters dịch lại có đoạn đại diện Tuần Duyên Ý ra lệnh cho thuyền trưởng Francesco Schettino quay lại tàu, sau khi chỉ cho ông cầu thang ở mũi tàu để leo lên.


Ông Gregorio De Falco cũng nói thuyền trưởng phải báo cho ông biết có bao nhiêu hành khách còn trên tàu, và cho biết cuộc nói chuyện giữa hai người được ghi âm.


Thuyền trưởng nói lại, nhưng giọng quá nhỏ. Ông Gregorio De Falco yêu cầu thuyền trưởng nói lớn hơn và nhắc lại vị chỉ huy tàu phải trở lại, xem có bao nhiêu trẻ em, phụ nữ, xem có ai cần gì hay không, rồi báo cáo lại cho ông.


Với một giọng giận dữ, ông Gregorio De Falco nói: “Nghe đây, thuyền trưởng Schettino, có lẽ ông đã thoát được rồi, nhưng tôi sẽ làm ông mất mặt. Ông phải trả giá cho chuyện này (bỏ tàu). Mẹ kiếp, trở lại tàu mau lên!”


Thuyền trưởng nài nỉ: “Làm ơn…”


Ðại diện Tuần Duyên nói: “Không có làm ơn gì cả. Trở lại tàu ngay.”


“Tôi đang ở trên thuyền cấp cứu, ở ngay dưới đây. Tôi không đi đâu cả. Tôi ở đây,” thuyền trưởng Francesco Schettino đáp.


Ông Gregorio De Falco hỏi: “Thuyền trưởng, anh đang làm gì vậy?”


“Tôi đang ở đây phối hợp việc cấp cứu,” thuyền trưởng đáp.


“Phối hợp cái gì ở đó? Trở lại tàu ngay! Phối họp cấp cứu ngay trên tàu! Anh từ chối trở lại tàu phải không?” ông Gregorio De Falco hỏi.


Hai người nói qua nói lại nhiều lần. Ông Gregorio De Falco nhất quyết bắt thuyền trưởng trở lại tàu, trong khi ông Francesco Schettino viện dẫn hết lý do này đến lý do khác. (Ð.D.)

Dịch vụ cho thuê cây kiểng vào mùa hốt bạc

 


SÀI GÒN (NV) Giá thuê cây mai kiểng loại lớn rẻ hơn mua cây đến 1/3, lại không phải lo chăm sóc do vậy nhiều người ở Sài Gòn thích thuê cây kiểng hơn là mua.








Thời điểm phù hợp để đi chọn thuê mai kiểng là từ 25 Tháng Mười Hai trở đi, khi đó dễ nhận diện về bông, nụ… (Hình: SGTT)


Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, những ngày giáp Tết, tại các nhà vườn ở Sài Gòn số lượng các doanh nghiệp và gia đình đặt thuê cây cảnh đang gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, các dịch vụ cho thuê cây kiểng đều đồng loạt tăng giá từ 15-20% so với năm ngoái.


Báo này dẫn lời ông Nguyễn Toại Nguyện, quản lý vườn mai Ðông Nhật, huyện Hóc Môn đang có 3,000 gốc mai vàng kiểng để bán và cho thuê với giá thuê từ 4-15 triệu đồng/cây, cho biết, với những cây mai kiểng đẹp, nhiều người thuê, thường căn cứ vào các tiêu chuẩn như dáng cây, cánh mai phải nhiều trên năm cánh, tán lá rộng, gốc phải to, bộ rễ nổi lên và nụ vừa đủ để bung nở vào dịp Tết.


Còn ông Tư Hòa, chủ vựa Tư Hòa (quận Bình Thạnh) thì năm nay ông đã chuẩn bị khoảng 150 gốc cây mai cổ thụ cao trên 2m để dành cho khách thuê, giá từ 8-35 triệu đồng/cây. Thời điểm phù hợp để thuê là ngày 25 Tháng Mười Hai trở đi, khi đó các nụ hoa nhiều hay ít, nở bung hay không sẽ nhận biết được, nếu chọn cây thuê sớm quá, không biết cách chăm sóc thì khó có thể cho nụ hoa nở bung vào ngày mùng 1 Tết.


Ông Hòa thừa nhận, dịch vụ thuê mai kiểng chỉ phù hợp với những dòng mai bonsai lớn, mai cổ thụ bởi giá trị cao, trưng bày đẹp mắt “còn những loại mai thường năm cánh giá rẻ thì nên mua sẽ phù hợp hơn”.

Biến cố Ðoàn Văn Vươn

Ngô Nhân Dụng


Phải gọi đó là một biến cố. Biến cố này đánh dấu một khúc quanh. Chúng ta chưa thể tiên đoán cuối cùng sẽ ra sao, nhưng sẽ còn biến chuyển, và có thể đưa tới các biến cố khác. Tên anh Ðoàn Văn Vươn sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, như tên anh Mohamed Bouazizi trong lịch sử nước Tunisie. Trong bài báo cuối tuần qua, Lê Phan đã nhìn thấy những điểm tương đồng trong hoàn cảnh hai người. Họ đều là những người dân bình thường cố gắng vươn lên trong xã hội.


Họ đều dùng sức lao động của mình, làm việc cực nhọc và có sáng kiến. Hẳn không ai muốn “sinh sự,” không ai muốn chống đối chế độ, vì họ không mong gì hơn là lo cho gia đình. Bouazizi, một sinh viên tốt nghiệp, sống ở thành phố thì xoay sở bằng nghề bán trái cây dạo. Ðoàn Văn Vươn là nông dân, người nông dân Việt Nam tiêu biểu, đổ mồ hôi trên đất bùn phèn mặn để biến thành ruộng, vườn, ao cá. Cả hai người cùng bị chế độ độc tài tham nhũng ở xứ họ đẩy tới “bước đường cùng.” Quả là bước đường cùng, không tìm đâu ra lối thoát. Anh Bouazizi, 26 tuổi, đã tự thiêu. Cái chết của anh khiến giới thanh niên phẫn nộ nổi lên lật đổ chế độ; châm ngòi cho Mùa Xuân Á Rập năm 2011.


Anh Ðoàn Văn Vươn may mắn còn sống sót. Với tuổi 49, anh đủ đức tin và can đảm để không tự hủy mình; anh đủ kiên nhẫn để đi khiếu nại hết bàn giấy này tới bàn giấy khác xin người ta đừng cướp công lao khó nhọc của gia đình mình. Nhưng anh và gia đình anh cũng bị đẩy tới “bước đường cùng” không khác gì Bouazizi; và họ đã phản kháng bằng chất nổ. Vụ Ðoàn Văn Vươn có thể châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam hay không? Dù chưa ai nghĩ sẽ có một cuộc nổi dậy, nhưng biến cố mà anh gây ra cho thấy lịch sử Việt Nam có thể bước vào một ngả rẽ. Lâu nay, những vụ nông dân biểu tình đòi đất, xô xát với đám khuyển mã của chế độ cướp đất, đều là những hành động tập thể. Nhiều người cùng kêu oan, tiếng kêu la lớn hơn. Ði trong đám đông, người nọ dựa người kia, nếu có xô xát thì trách nhiệm cũng được san sẻ cho nhiều người.


Ðoàn Văn Vươn là một biến cố đặc biệt. Vì đây là lần đầu tiên một nông dân thấp cổ bé miệng, một thân một mình, đứng dậy khiếu oan; khi kêu oan mãi không được thì quyết tâm kháng cự lúc quân cướp kéo tới chiếm đất chiếm nhà mình. Kế hoạch cướp đất của huyện Tiên Lãng chỉ nhắm vào sản nghiệp của một gia đình Ðoàn Văn Vươn chứ không liên quan đến người khác. Ðoàn Văn Vươn không thể cầu cứu hàng xóm láng giềng, cũng không thể nào nhờ những phương tiện của giới truyền thông hay các đại biểu của cái Quốc Hội bù nhìn giúp. Anh hoàn toàn “đơn thương độc mã” như Triệu Tử Long đứng trước mặt trận quân Tào! Quân Tào đây là cả một đảng Cộng Sản với hai đại biểu là Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm. Hai anh em ruột làm chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Quang Vinh, đã bầy mưu lập kế, quyết tâm cướp cho bằng được mảnh đất mà anh Vươn khai phá, từ năm sáu năm nay. Họ đã bài binh bố trận, sử dụng hàng trăm công an, lôi theo cả bộ đội và lính biên phòng, một lực lượng vũ trang hùng hậu của chế độ độc tài đảng trị, kéo nhau đi cướp đất của một nông dân. Trong thế cô đơn như thế, gia đình anh phải dùng bạo lực đối phó lại guồng máy bạo lực. Ðúng là con giun bị xéo mãi phải quằn lên.


Ðoàn Văn Vươn là một biến cố, vì nó đã gây chấn động tới những lãnh tụ to đầu nhất của đảng cầm quyền. Có hai tay “cố vấn tối cao” vẫn còn ngồi phía sau sân khấu điều khiển đám lãnh tụ đương quyền, là Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh. Bình thường các ông già đang chuẩn bị ngày tang lễ này không bao giờ bàn đến công việc trị dân của đám đàn em. Nhưng tuần này một người đã phá lệ; chứng tỏ tầm quan trọng của biến cố Ðoàn Văn Vươn. Lê Ðức Anh, từng đóng vai chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, đã phải mượn bài phỏng vấn của một tờ báo đảng để “chạy tội.”


Tại sao nói là Lê Ðức Anh muốn chạy tội? Thứ nhất, muốn gỡ tội cho cả đảng Cộng Sản; Lê Ðức Anh nói, “Có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện!” Nói vậy tức là trút hết trách nhiệm lên cấp dưới, các chính quyền huyện và xã, và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi nhỏ đó mà thôi.


Nhưng sự thật đâu là nguyên ủy gây ra vụ cướp đất dã man này? Nếu không có cái chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam thì làm sao sinh ra hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm bao che nhau, đưa nhau lên làm chủ tịch, trên dưới một bè? Nếu hai anh em này sống trong một chế độ khác, có nền tư pháp độc lập, có đảng chính trị đối lập trong Quốc Hội, có báo chí tự do, thì làm sao họ dám bầy mưu lập kế suốt năm năm để cướp đất đai do công khai phá mấy chục năm trời của gia đình Ðoàn Văn Vươn? Ông Lê Ðức Anh phê bình các cấp thừa hành đã “để sự việc kéo dài quá nhiều năm.” Ông Vươn đã khiếu oan, kêu cứu bao năm trời nhưng phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Họ đã có kế hoạch làm sân bay quốc tế mới trong vùng huyện Tiên Lãng. Khu đất bùn mà anh Ðoàn Văn Vươn biến thành đất thịt sẽ có giá ngàn vàng. Cán bộ nắm quyền cho đất hay lấy lại đất, họ còn sợ ai nữa? Cả chế độ là một guồng máy đồng lõa với nhau trong kế hoạch ăn cướp, miếng ngon như vậy bỏ sao được?


Nếu không có đảng Cộng Sản Việt Nam thì ai ngăn cấm đoán quyền sở hữu đất đai, ai giành độc quyền làm chủ ruộng đất cho guồng máy nhà nước; bắt người nông dân chỉ được hưởng quyền sử dụng trong 20 năm, rồi nhà nước có thể đòi lại! Nhà nước là đứa nào khi đưa ra những quyết định cho phép sử dụng hoặc đòi lại quyền sử dụng? Người dân nhìn lên chỉ thấy các quan chức cán bộ cộng sản toàn quyền quyết định. Không có báo chí tự do, không có hội đoàn, không đảng phái độc lập, người dân không có một cửa ngõ nào để lên tiếng phản đối những bất công áp bức. Một chế độ như vậy chắc chắn khuyến khích cán bộ lộng quyền làm bậy. Phải nói, một chế độ như thế đã tạo cơ hội mời gọi các cán bộ làm bậy; không ai có thể cưỡng mà không tham nhũng.


Như thế mà ông Lê Ðức Anh lại muốn đổ hết tội lỗi lên đầu cá nhân các cán bộ cấp huyện và xã. Ðúng là ông chỉ muốn gỡ tội cho đảng Cộng Sản. Nói rõ hơn: Gỡ tội những kẻ điều khiển đảng; những kẻ đã lập ra đảng Cộng Sản; những kẻ đã dùng đảng Cộng Sản cướp chính quyền; những kẻ từ năm 1945 có dã tâm chiếm độc quyền chính trị nên tàn sát bao nhiêu người yêu nước không cùng chính kiến; những kẻ lợi dụng lòng yêu nước của dân Việt Nam để củng cố độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế cho một nhóm người. Bài phỏng vấn Lê Ðức Anh là một chỉ thị cho Ban Tuyên Huấn, đưa xuống cho các báo các đài thi hành: Ðược phép tha hồ phê bình hai anh em nhà Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm; nhưng giới hạn tới đó thôi. Tuyệt đối không đụng tới cấp cao hơn! Ðó cũng trở thành chỉ thị cho Nguyễn Tấn Dũng, phải mở cuộc điều tra, kết tội hai anh em nhà đó, nhưng không đi xa hơn một bước! Tất cả đồng lòng chối bỏ tội lỗi của đảng!


Nhưng, trong thực tế ông Lê Ðức Anh còn muốn gỡ tội cho chính ông ta nữa. Các lãnh tụ cộng sản về hưu thường chỉ lên tiếng nói khi muốn chạy tội. Còn khi đang cầm quyền thì họ chỉ ngậm miệng mà ăn thôi! Nếu đảng Cộng Sản sụp đổ thì ai chịu trách nhiệm? Sau biến cố Ðoàn Văn Vươn mọi người đã nhìn thấy cơn phẫn nộ bùng lên khắp nước. Hỏi nhau: Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai biết trước được. Mùa Xuân Á Rập đã tỏa hương sang tới bên Miến Ðiện. Cảnh tượng Miến Ðiện dân chủ hóa có thể thúc đẩy những nhà trí thức và thanh niên Việt Nam muốn nhìn xa hơn, và can đảm hơn. Ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra? Ông Lê Ðức Anh chắc phải được công an báo cáo tình hình nghiêm trọng như thế nào, cho nên ông mới phải xuất hiện công khai một lần nữa. Nhân khi đổ tội cho cấp xã, cấp huyện, ông nói thêm, “Nếu thành phố Hải Phòng và trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại.” Nói như vậy là để báo động cả guồng máy đảng trước nguy cơ sụp đổ. Nhưng cũng cốt ý nói rằng nếu chế độ sụp đổ vì một biến cố này thì “Tôi đã bảo mà! Tôi không có trách nhiệm nữa nhé!”


Việc xuất hiện của Lê Ðức Anh để báo đảng phỏng vấn cho thấy họ đang run thật. Biến cố Ðoàn Văn Vươn nếu chưa gây ra một cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam như cảnh tượng bên Tunisie sau vụ anh Mohamed Bouazizi tự sát; thì cũng đánh dấu một khúc quanh. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang run sợ. Vì run sợ, ít nhất họ sẽ lo tìm hiểu, học tập kế thoát thân tập thể của bọn quân phiệt Miến Ðiện; thay vì chỉ lo một mình ôm tiền chạy, hoặc từng anh lo riêng “hạ cánh an toàn.” Nếu vậy thì biến cố Ðoàn Văn Vươn cũng vẫn là một khúc quanh quan trọng.

Nghi can giết 4 người vô gia cư có thể bị tử hình

 


SANTA ANA (NV)Biện Lý Cuộc Orange County hôm Thứ Ba chính thức tố cáo nghi can giết 4 người vô gia cư tại Orange County thời gian qua.


Tại cuộc họp báo ở Santa Ana, qua băng video gởi cho giới truyền thông, Chánh Biện Lý Tony Rackauckas nói nghi can Itzcoatl Ocampo, 23 tuổi, cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, bị tố cáo tội giết nhiều người trong hoàn cảnh đặc biệt và âm mưu giết người, loại tội trạng có thể bị án tử hình.










Chánh Biện Lý Orange County, ông Tony Rackaukas, đưa hình con dao dài 7 inch mà nghi can dùng đâm chết những người vô gia cư. (Hình: AP Photo/Nick Ut)


Nghi can bị bắt tối Thứ Sáu tuần trước sau khi đâm chết một người đàn ông vô gia cư ở Yorba Linda.


Theo ông Rackauckas, ba nạn nhân đầu tiên có thể bị nghi can đâm cùng một con dao dài 7 inch. Chính con dao dài này đâm thấu tới xương của từng nạn nhân.


Tuy nhiên, vị chánh biện lý không cho biết có phải nạn nhân thứ tư bị đâm với cùng con dao này hay không.


Tại cuộc họp báo, hình của bốn nạn nhân và nơi họ bị sát hại được phóng lớn và trưng bày cho mọi người thấy.


Nghi can Itzcoatl Ocampo là con trai một luật sư gốc Mexico sang Hoa Kỳ hồi thập niên 1980. Anh gia nhập quân đội Mỹ năm 2006 sau khi tốt nghiệp trung học. Anh được giải ngũ năm 2010, trở về thấy gia đình bị mất nhà, cha mất việc, và người cha cũng bị sống vô gia cư.


Chánh Biện Lý Tony Rackauckas nói nếu không bị kết án tử hình, nghi can sẽ bị kêu án chung thân và không được xét thả sớm.


Cuộc họp báo còn có sự tham dự của cảnh sát trưởng các thành phố có người vô gia cư bị giết trong một tháng qua. (Ð.D.)

Cướp xong lấy tiền, trả lại xe gắn máy

 


BÌNH PHƯỚC (NV)Một vụ cướp lạ lùng vừa xảy ra tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, mà theo báo Người Lao Ðộng thì “sau khi dùng dao khống chế, đánh nạn nhân rồi cướp chiếc xe máy, 2 tên cướp gọi điện báo cho chồng nạn nhân đến một vườn điều để lấy lại chiếc xe bị cướp.”










Xe gắn máy với nhiều người ở Việt Nam là một tài sản lớn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Tin cho hay, ngày 17 tháng 1, công an huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết đang điều tra và truy tìm hung thủ vụ cướp xe máy xảy ra vào lúc 20 giờ ngày 15 tháng 1.


“Trước đó, chị Lê Thị Hường (sinh năm 1983, ngụ xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập) chạy xe máy hiệu Yamaha Taurus từ tiểu khu 40 ở thôn Ðắk Á về trung tâm thôn. Khi chị Hường về gần thôn Ðăk Á, bất ngờ xuất hiện 2 tên chạy xe máy, dùng dao khống chế và lấy chân đạp chị ngã khỏi xe. Sau đó, hai tên này cướp xe của nạn nhân, chạy về hướng UBND xã Bù Gia Mập.”


Báo Người Lao Ðộng trích trình báo của nạn nhân cho hay, khi bị cướp, trong cốp xe có 30 triệu đồng và 2 điện thoại di động. Ðến khoảng 21 giờ ngày 15 tháng 1, chồng chị Hường là anh Phạm Minh Ðộ bất ngờ nhận được điện thoại báo chiếc xe chúng vừa cướp đang để tại khu vực sân bay Bù Gia Mập thuộc thôn Ðăk Côn, xã Bù Gia Mập.


Sau đó, gia đình anh Ðộ đến khu vực sân bay, phát hiện chiếc xe đang dựng trong một vườn điều gần đường vành đai sân bay Bù Gia Mập. Sau khi mở cốp xe kiểm tra, số tiền 30 triệu đồng để bên trong đã không còn. (KN)

Xe vận tải đụng xe buýt, 32 người bị thương

 


TEMPLE, Texas (AP)Một xe vận tải đụng một xe buýt chở học sinh làm chiếc xe buýt bị lật và làm 32 người bị thương, trong đó có 29 học sinh.


Tất cả 32 người được đưa vào bệnh viện. Cảnh sát nói, khi xảy ra tai nạn, một học sinh 9 tuổi bị văng ra khỏi nóc xe buýt và tài xế bị bất tỉnh.










Học sinh bước lên xe buýt đến trường. Một tai nạn xe buýt xảy ra tại Temple, Texas,
làm 32 người, trong đó có 29 học sinh, bị thương.
(Hình minh họa: Stan Honda/AFP/Getty Images)


Tai nạn xảy ra vào lúc 7 giờ 30 sáng trên đường 93 ở phía Ðông Nam khu ngoại ô Temple, cách thủ phủ Austin khoảng 60 dặm về phía Ðông Bắc.


Cảnh sát viên Harpin Myers nói chiếc xe vận tải có thể đã vượt bảng “stop,” đụng vào chiếc xe buýt của trường học. Lúc đó có nhiều sương mù, nhưng không rõ đây có phải là nguyên do gây tai nạn hay không, ông Myers nói.


Ba trong số 29 học sinh được để lại bệnh viện, trong đó có một em bị thương nặng. Còn 26 em khác sau đó được cho về nhà, bà Katherine Voss, một phát ngôn viên của bệnh viện Scott & White Memorial ở Temple, nói.


Hiệu trưởng Kevin Sprinkles nói cả ba học sinh còn trong bệnh viện sẽ bình phục, mặc dù phải mất một thời gian lâu hơn.


Tài xế xe buýt cũng bị thương nặng, nhưng hai người lớn khác, bao gồm người lái chiếc xe vận tải, được chữa trị và cho về nhà, bà Voss nói.


Ông Sprinkles nói xe buýt chở tổng cộng 38 học sinh các lớp, đang trên đường đưa các em đến trường, thì bị tai nạn. (Ð.D.)

Thủ tướng Việt Nam lên tiếng về vụ cưỡng chế ở Hải Phòng

 


Tài sản của gia đình ông Vươn tiếp tục bị cướp đoạt 


VIỆT NAM (NV)Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa chính thức yêu cầu chính quyền thành phố Hải Phòng giải trình về vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, vốn gây rúng động dư luận tại Việt Nam thời gian qua.









Vợ con của ông Ðoàn Văn Vươn đang sống trong cảnh bơ vơ. (Hình: Báo Tiền Phong)


Lên tiếng trên trang web của chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ tịch thành phố Hải Phòng phải “kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn”.


Ông Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam hiện thời lên tiếng về vụ này và yêu cầu chủ tịch thành phố Hải Phòng phải báo cáo trực tiếp cho ông.


Trước ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhân vật có uy tín trong đảng Cộng Sản Việt Nam như cựu chủ tịch nước Lê Ðức Anh, trung tướng cựu tư lệnh quân khu bốn Nguyễn Quốc Thước và một số quan chức cũng lên tiếng về vụ này.


Ông Lê Ðức Anh nói rằng, trong vụ cưỡng chế, chính quyền đã sai từ xã đến huyện và dồn dân vào chân tường khiến họ chống lại. Còn ông Nguyễn Quốc Thước cho đây là “sai lầm” và hậu quả của hành động này sẽ “tác động đến tình hình chung của toàn đất nước”.








Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Ðỗ Trung Thoại chối bỏ việc đã giật sập nhà anh Ðoàn Văn Vươn. (Hình: VNN)


Vụ cưỡng chế đất đai xảy ra hôm 5 tháng 1 vừa qua khi hàng trăm công an và bộ đội được trang bị vũ khí tấn công vào khu đất của đại gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã bị những người trong gia đình ông Vươn chống trả bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải khiến 4 công an và hai bộ đội bị thương.


Bảy người trong gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã bị bắt trong vụ nổ súng này.


Vụ cưỡng chế do nhà cầm quyền huyện tiên Lãng tổ chức nhằm mục đích tước đoạt gần 50 ha đất mà gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã khẩn hoang trong hơn 20 năm mà không đền bù, đồng thời căn nhà của ông Ðoàn Văn Vươn vốn không nằm trong khu đất cưỡng chế cũng bị giật sập. 


Nhà cầm quyền chối tội 


Tin tức mới nhất cho hay, các lãnh đạo thành phố Hải Phòng vừa mở cuộc họp báo hôm 17 tháng 1 tại Hà Nội, qua đó chối bỏ việc giật sập căn nhà ông Ðoàn Văn Vươn là do chính quyền ra lệnh.


Báo VietNamNet tường thuật cuộc họp báo cho hay, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Ðỗ Trung Thoại chối rằng, “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”.










Ðầm tôm hoang vắng tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng. (Hình: Báo VNExpress)


Vẫn theo VietNamNet, “Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 1, nhiều phóng viên của nhiều cơ quan báo chí đã đưa ra câu hỏi về sự việc ngôi nhà hai tầng của Vươn-Quý bị lực lượng cưỡng chế san phẳng trong ngày 5 tháng 1: ‘Lực lượng chức năng của huyện Tiên Lãng đã cưỡng chế nhầm nhà hay đó là hành vi phá hủy tài sản công dân có tổ chức?’, Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã khẳng định rằng, việc lực lượng chức năng phá nhà ông Ðoàn Văn Vươn (ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) là do các đối tượng cố thủ trong đó.”


“Khi đó, ông Lê Văn Hiền đã thừa nhận có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Ông Hiền còn lý giải thêm: Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của huyện Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà.”


Báo này kết luận, ‘Thông tin của chủ tịch huyện Tiên Lãng hoàn toàn ngược với thông tin của phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Ðỗ Trung Thoại trong cuộc họp báo’. 


Tài sản tiếp tục bị cướp đoạt 


Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 16 tháng 1, tức 11 ngày sau xảy ra cuộc xung đột, vợ của ông Ðoàn Văn Vươn là bà Nguyễn Thị Thương đã gửi đơn đến nhiều nơi để tố cáo đoàn cưỡng chế “hủy hoại tài sản của công dân”.


Bà Thương cùng một người con dâu khác của gia đình là Phạm Thị Hiền cùng bị truy tố trong vụ chống lệnh cưỡng chế nhưng được tại ngoại đã tố cáo công an và bộ đội huyện Tiên Lãng đập phá căn nhà hai tầng của họ, phá nát nhiều tài sản khác trong nhà mặc dù không nằm trên phần đất bị cưỡng chế.


Hai bà còn cho biết, trong khi người nhà của ông Vươn không được bước vào nền đất cũ của mình thì những người lạ mặt được thong dong đánh bắt tôm cá nuôi trong đầm và gom bắt luôn gà vịt trong chuồng.


Trong khi đó theo VNExpress, ông Ðoàn Văn Vươn hiện là chủ tịch Liên Chi Hội Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Lợ huyện Tiên Lãng đã dẫn đầu “phong trào làm kinh tế làm thay đổi diện mạo vùng quê nghèo”.


VNExpress cũng cho biết, không chỉ 50 ha đầm nuôi tôm và đất trồng cây của gia đình ông Vươn mà hàng trăm ha đất nuôi thủy sản của khoảng 20 chủ đầm khác cũng “nằm trong diện bị thu hồi”. Mặc dù vụ nổ súng gây đổ máu ngày 5 tháng 1 đã làm dừng hoạt động cưỡng chế thu hồi đất nhưng hàng chục gia đình đang thấp thỏm lo âu, không biết chừng nào “đến lượt mình”.


Còn theo báo Tiền Phong, ông Vươn xuất thân từ một gia đình nghèo khó có 7 người con gồm 5 trai và 2 gái sống hiền lành, chăm chỉ, chưa từng phạm pháp. Hiện nay, ông còn một mẹ già trên 80 tuổi và một em gái 39 tuổi đang bệnh tâm thần.


Hiện nay, sau khi bị phá sạch nhà cửa, đầm ruộng, vợ con của ông Vươn đang tá túc tại nhà của một cư dân ở xã Tiên Hưng. 


Ðòi thay đổi luật đất đai 


Không chỉ gây phẫn nộ dư luận, vụ cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng đã làm bùng nổ dư luận đòi thay đổi luật Ðất Ðai, xác lập quyền tư hữu đất đai của tư nhân tại Việt Nam.


Một trong những ý kiến mới nhất đòi phải sửa đổi luật đất đai để ngăn chận việc lãnh đạo một số địa phương “tìm cách diễn giải và lạm dụng để vụ lợi mà nay không còn là hiện tượng cá biệt”.


Giáo Sư Võ Tòng Xuân, cựu viện trưởng Viện Ðại Học Cần Thơ trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ mới đây cũng cho rằng hoạt động nông nghiệp nhiều rủi ro, chậm thu hồi vốn nên người dân chỉ dốc sức sản xuất trên mảnh đất thuộc sở hữu của mình. Ông cho rằng việc giao hạn điền 20 năm khiến cho việc khai thác đất đai không hữu hiệu.


Cựu chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị thì khẳng định rằng khu tứ giác Long Xuyên sẽ là vùng nóng bỏng vì hàng loạt đất đai sắp hết hạn khai thác, người dân sẽ “trở thành nạn nhân của chính sách thu hồi đất của chính quyền”. Ông Nhị cảnh cáo rằng sẽ có “vô số vụ như anh Vươn” xảy ra tại khu tứ giác Long Xuyên trong thời gian tới.


Lần đầu tiên, có thể nói là quá trễ tràng, ông cựu chủ tịch tỉnh An Giang cho rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một khái niệm quá mơ hồ, vì không có chủ thể nào được gọi là toàn dân cả và chỉ vô tình tạo ra sự lạm dụng quỹ đất chứ không phục vụ lợi ích của người dân”.


Còn theo dư luận, Việt Nam đã bắt đầu bộc lộ sự mâu thuẫn ngàn đời giữa giới thống trị và nông dân.


Trước đây chính quyền cộng sản gọi nông dân là giai cấp lãnh đạo, tiền phong trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nay trong cuộc xung đột này, nông dân huyện Tiên Lãng đã trở thành nạn nhân của những kẻ thống trị – cường hào mới. (P.L.)

Phụ nữ sinh con trên xe lửa New Jersey

 


TRENTON, New Jersey (ABC) Một phụ nữ hạ sinh con trai trong lúc ngồi trên xe lửa New Jersey PATH sáng Thứ Ba.


Ðứa bé ra đời lúc 9 giờ 49 sáng lúc xe lửa đang chạy đoạn từ trạm Journal Square, New Jersey, và trạm đường số 33 ở Manhattan, New York, theo đài truyền hình địa phương WABC-TV ở New York, một chi nhánh của đài truyền hình ABC.










Cặp vợ chồng với đứa con mới chào đời trên xe lửa. (Hình: AP Photo/ Louis Lanzano)


Một hành khách, là bác sĩ thực tập tại bệnh viên St. Luke’s-Roosevelt ở Manhattan, giúp phụ nữ hạ sinh đứa con ngay trên xe lửa, một phát ngôn viên bệnh viện nói.


Khi nhân viên đoàn xe lửa biết bà Rabita Sarker, 31 tuổi, cư dân Harrison, New Jersey, chuyển dạ, họ cho xe lửa tăng tốc đến New York, nơi nhân viên cấp cứu và cảnh sát New York chuẩn bị sẵn sàng để đưa sản phụ vào bệnh viện.


Tuy nhiên, khi xe lửa tới nơi, bà Sarker đã sinh con và đứa bé được người chồng ôm vào lòng.


Cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, bệnh viện cho biết.


Bác Sĩ Jacques Moritz của bệnh viện St. Luke’s-Roosevelt nói trường hợp sinh khẩn cấp như vậy không phải là hiếm. Một trong những bệnh nhân của ông vừa sinh con trên xe điện khi chui qua đường hầm Lincoln Tunnel dưới lòng sông Hudson cách đây vài tuần, ông nói.


“Nếu thấy một phụ nữ sắp sinh như vậy, đừng nên hoảng loạn,” bác sĩ này nói. “Nếu điều này xảy ra, nó có nghĩa là đứa bé sẽ ra đời nhanh chóng và khá dễ dàng. Ðối với người thường muốn giúp đỡ, không nên kéo đứa bé ra, bởi vì cơ thể phụ nữ sẽ tự động giúp đứa bé ra đời.” (Ð.D.)

Quân nổi dậy Syria kêu gọi thế giới trợ giúp

 


BEIRUT (Reuters) Một tư lệnh lực lượng võ trang nổi dậy ở Syria hôm Thứ Ba lên tiếng kêu gọi thế giới hãy giúp bảo vệ dân chúng quốc gia này vì các quan sát viên do Liên Ðoàn Ả Rập gửi tới đã thất bại trong việc ngăn chặn các hành vi bạo lực của chế độ Bashar al-Assad nhắm vào người biểu tình.








Thành viên Quân Ðội Syria Tự Do (FSA) tại làng Ain al-Baida, tỉnh Idlib, Syria. Chỉ huy lực lượng này kêu gọi thế giới trợ giúp bảo vệ dân chúng Syria. (Hình: Sezayi Erken/AFP/Getty Images)


Các cường quốc thế giới cũng không ngăn được tình trạng đổ máu ở Syria, nơi các giới chức Liên Hiệp Quốc nói rằng hơn 5,000 người đã bị giết và chế độ Damascus cho hay có khoảng 2,000 nhân viên an ninh và binh sĩ bị giết.


Riad al-Assad, chỉ huy lực lượng võ trang nổi dậy mang tên Quân Ðội Syria Tự Do (FSA), đặt bộ chỉ huy ở Thổ Nhĩ Kỳ, kêu gọi có sự can thiệp quốc tế nhằm thay thế các quan sát viên Ả Rập.


“Liên Ðoàn Ả Rập và các quan sát viên của họ đã thất bại trong nhiệm vụ và dù rằng chúng tôi tôn trọng và cám ơn các anh em Ả Rập trong nỗ lực này, chúng tôi nghĩ rằng họ không có khả năng cải thiện tình hình ở Syria hay chống lại chế độ,” ông nói với báo chí.


“Vì lý do đó, chúng tôi kêu gọi họ đưa vấn đề này sang Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp vì họ có khả năng hơn trong việc bảo vệ người dân Syria trong lúc này hơn các anh em Ả Rập chúng tôi.”


Iran lên án điều họ gọi là sự can dự của ngoại quốc vào nội tình quốc gia Ả Rập đồng minh thân cận nhất của họ, đồng thời ca ngợi những cải cách mà Tổng Thống Assad đã hứa hẹn.


“Chúng tôi, trên căn bản, chống lại sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. Chúng tôi không nghĩ điều này sẽ giải quyết các vấn đề hiện nay mà chỉ làm tình hình phức tạp hơn,” theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Iran, Ramin Mehmanparast, cho báo chí hay. (V.Giang)

Bắt quả tang thư ký tòa nhận 18 triệu để ‘chạy án’

 


ÐỒNG NAI (NV)Vòi tiền “chạy án,” một thư ký tòa án thành phố Biên Hòa bị đưa vào tròng. Bị bắt gọn với đầy đủ tang vật, ông thư ký Từ Ngọc Cương bác tố cáo đòi và nhận hối lộ, cho rằng mình đã bị “gài bẫy”.










Ông Cương bị bắt quả tang khi vừa nhận tiền hội lộ để “chạy án”. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)


Theo báo Tuổi Trẻ, sự việc diễn ra vào chiều ngày 16 Tháng Giêng và tấn tuồng nhận hối lộ của ông Cương gồm hai lần cách nhau chừng mấy tiếng đồng hồ.


Nạn nhân là bà Phạm Thị Dịu 25 tuổi, cư dân phường Long Bình, thành phố Biên Hòa cho biết đã đến tòa thành phố Biên Hòa làm việc vì vụ án có liên quan đến em của bà tên Phạm Văn Duy. Ông Duy bị bắt và chuẩn bị hầu tòa vì đã gây thương tích cho ông Trần Hữu Thảo.


Báo Tuổi Trẻ cho biết, ngày 11 Tháng Giêng vừa qua, bà Dịu đến tòa Biên Hòa đóng tiền bồi thường cho ông Thảo để hoàn tất thủ tục hòa giải vụ án.


Theo lời bà Dịu, ông Cương kêu bà lại để gợi ý nên chi tiền lo cho thẩm phán xử án, giúp bị can Phạm Văn Duy được “hưởng tình tiết giảm nhẹ”. Bà Dịu liên lạc với ông Cương bằng điện thoại liền sau đó thì được ông này yêu cầu “muốn lo thì phải chung tiền trước khi tòa xử vào ngày 17 Tháng Giêng” tức trước đó một ngày.


Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trưa 16 Tháng Giêng, bà Dịu cầm 3 triệu đồng đến nộp cho ông Cương tại phòng làm việc. Tại đây, ông Cương đòi bà Dịu phải chung thêm tiền để lo cho Duy được hưởng mức án dưới 6 năm tù giam và hứa hẹn “nếu không làm đúng lời thì sẽ trả tiền lại”.


Chiều ngày nói trên, ông Cương đến gặp bà Dịu tại một quán cà phê giữa thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa nhận tiền thì bị bắt quả tang.


Trong khi đó theo báo Pháp Luật Sài Gòn, bà Dịu đã được ông Cương bảo ở lại sau khi làm thủ tục đóng tiền bồi thường cho phía nạn nhân để nói rằng phần quyết định trong vụ án này thuộc về thẩm phán xét xử. Ông Cương nhắc bà Dịu rằng “muốn cho em trai được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại phiên tòa sắp tới thì nên gửi phong bì cho thẩm phán chánh án”.


Vào trưa ngày 16 Tháng Giêng, ông Cương chê ít khi cầm số tiền 3 triệu đồng của bà Dịu. Ông cũng kể công đã đóng vai trò hòa giải quan trọng trong vụ này và cho rằng nếu bà Dịu không lo tiền thì em trai của bà có thể lãnh mức án từ 8 đến 12 năm tù giam.


Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau khi “đút túi” 3 triệu đồng tương đương 150 đôla ông Cương gặp lại bà Dịu ở một quán cà phê để nhận thêm “phong bì” thứ hai đựng 15 triệu đồng, tương đương 750 đôla. Tuy nhiên, ông Cương vừa nhét phong bì vào túi quần thì bị công an phường ập đến bắt quả tang.


Trong hai cú điện thoại mà bà Dịu còn giữ được cho thấy dù lời lẽ của ông Cương rất thận trọng và dè dặt cũng không giấu được nội dung thương lượng đòi tiền hối lộ. (P.L.)

Cơn ‘sốt’ tiền lì xì Tết: Ðổi 120 đô la để lấy tờ 2 đô la


 


HÀ NỘI (NV)Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Ðán tại Việt Nam lại lên cơn sốt săn lùng tờ giấy bạc mệnh giá 2 đô la Mỹ để lì xì.


Tin của báo VNExpress cho hay, có người đã phải bỏ ra gần 120 đô la Mỹ để chỉ đổi lấy một tờ giấy bạc 2 đô la có số đẹp để ‘mừng tuổi’ người thân vào đầu năm mới.









Tờ giấy bạc hai đô la Mỹ. (Hình: Internet)


Bà Hằng Nguyễn, cư dân thành phố Hà Nội được báo VNExpress dẫn lời cho biết, tờ giấy bạc 2 đô la Mỹ trị giá tương đương 43,000 đồng Việt Nam hiện nay, đã được mua với giá 2 triệu 500 ngàn đồng, tương đương khoảng 120 đô la.


Với bà Hằng và nhiều người khác, tờ giấy bạc 2 đô la này rất quý giá vì được phát hành cách nay 50 năm vì có số sê ri cuối cùng là 4444.


Tin cho hay, các tờ giấy bạc loại 2 đô la khác có số sê ri mà các số cuối cùng là 777 hoặc ba 666 chỉ có giá khoảng 500,000 đồng Việt Nam, tương đương với 25 đô la mà thôi.


VNExpress dẫn lời của ông Tùng Nguyễn ở Hà Nội nói rằng Tết năm nào cũng rộ lên dịch vụ mua tờ giấy bạc hai đô la Mỹ để “lì xì” cho mọi người lấy hên nhân đầu năm mới. Chính vì vậy mà Việt Nam thường lên cơn “sốt” dẫn đến việc tăng vọt giá trị tờ giấy hai đô la.


Còn theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, dân trung lưu ở Sài Gòn cũng đua nhau đổi tiền lẻ Việt Nam mới mệnh giá 10,000 đồng và 20,000 đồng, tương đương 1 đô để lì xì. Nhưng không phải ai cũng đổi được tiền mới tại các ngân hàng.


Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, vì nóng lòng muốn đổi tiền mới, một số khách hàng của chi nhánh Techcombank ở Hà Nội đã chấp nhận trả huê hồng cho nhân viên ngân hàng 33%, tức cứ ba đồng thì ngân hàng “ăn” 1.


Riêng loại mệnh giá 200 đồng Việt Nam, tỉ lệ huê hồng đổi tiền mới lên tới 45%. (P.L.)

Trẻ em dùng vũ khí hạ sát hai người

 


WASHINGTON (AP) Hai thiếu niên Mỹ, 15 tuổi và 10 tuổi, một dùng súng, một dùng dao, làm chết hai thiếu niên, một ở Ozark, Arkansas, và một ở El Cajon, California.








Tấm bảng với hàng chữ “No media please” (không tiếp báo chí) treo trước căn nhà mobile home, nơi thiếu niên 12 tuổi bị đâm chết. (Hình: AP Photo/Gregory Bull)


Nhân viên công lực ở Arkansas đang điều tra cái chết của một cô gái 16 tuổi sau khi em trai 15 tuổi của nạn nhân khai dùng súng bắn chết chị mình, cảnh sát địa phương cho biết hôm Thứ Hai.


Trong khi đó, tại El Cajon, California, một bé trai 10 tuổi bị tình nghi cầm dao đâm vào ngực một người bạn 12 tuổi làm em này chết, nhân viên công lực cho biết.


Trong vụ án tại Arkansas, hung thủ 15 tuổi khóc và tỏ ra hối hận khi tự đến nộp mình cho cảnh sát hôm Chủ Nhật, ông Anthony Boen, sheriff của Franklin County, nói. Tuy nhiên, ông không tin cái chết của nạn nhân xảy ra một cách vô tình.


“Nghi can nói chỉ bắn chết người chị,” ông Boen nói. “Nhưng nghi can lại không cho biết nguyên do.”


Cảnh sát thấy xác cô gái trong phòng ngủ của căn nhà gần Ozark, cách thủ phủ Little Rock khoảng 120 dặm về phía Tây Bắc. Không có ai ở trong nhà.


Cô gái chết khoảng 8 giờ sáng, khi cha mẹ đi chợ ở Fort Smith, cách nhà khoảng 40 dặm, ông Boen nói. Nghi can nộp mình với cảnh sát khoảng một giờ rưỡi sau đó.


Ông Boen nói rằng cảnh sát không nhận được bất cứ cú điện thoại nào cũng như chưa bao giờ có báo cáo về bất cứ vấn đề gì với trẻ em trong căn nhà.


Tên nghi can không được tiết lộ vì là thiếu niên. Nghi can hiện đang bị giam tại nhà tù của Sebastian County bởi vì Franklin County không có trại giam cho thiếu niên, ông Boen nói. Ông không cho biết liệu nghi can bị truy tố như thiếu niên hoặc như người lớn.


Cảnh sát cũng tịch thu được một số súng trong nhà và trong xe, và đang điều tra xem khẩu súng nào được dùng bắn nạn nhân.


“Cả người cha và con trai đều là người mê săn bắn,” ông Boen nói.


Xác của người chị đang được giảo nghiệm để biết chính xác cô bị chết như thế nào.


Tại El Cajon, một thiếu niên 12 tuổi qua đời tại bệnh viện sau khi bị người bạn 10 tuổi đâm chết. Người mẹ của nghi can có mặt tại nhà trong lúc án mạng xảy ra.


Cảnh sát đã bắt thiếu niên 10 tuổi, và cho biết “trường hợp này còn tùy tư pháp đối với thiếu niên” tại California.


Hiện chưa biết nghi can 10 tuổi có bị giam hay không, trong khi cảnh sát quận hạt không trả lời phỏng vấn của AP. Tuy nhiên, trong một thông báo đưa ra hôm Thứ Ba, cảnh sát cho biết danh tánh của cả nghi can lẫn nạn nhân sẽ không được đưa ra vì cả hai đều là thiếu niên.


Hàng xóm nói rằng thiếu niên 12 tuổi sống gần khu nhà mobile home, nhưng cả hai học khác trường.


Một hàng xóm của thiếu niên 10 tuổi, tên Derek Gorton, 18 tuổi, nói thiếu niên này có vấn đề về tâm lý và có thể phản ứng mạnh bạo cho dù đối với một chuyện nhỏ. (Ð.D.)

Tin mới cập nhật